Ít nhất 3 hãng hàng không đang 'xếp hàng' chờ bay trên bầu trời Việt

Nhàđầutư
Hiện đang có ít nhất 3 hãng hàng không chờ cấp phép hoặc xin điều chỉnh giấy phép để mở rộng quy mô hoạt động bao gồm Hãng hàng không Hải Âu liên doanh với AirAsia của Malaysia, hãng hàng không Tre Việt của FLC và Vietstar Airlines.
HỒ MAI
01, Tháng 06, 2017 | 08:16

Nhàđầutư
Hiện đang có ít nhất 3 hãng hàng không chờ cấp phép hoặc xin điều chỉnh giấy phép để mở rộng quy mô hoạt động bao gồm Hãng hàng không Hải Âu liên doanh với AirAsia của Malaysia, hãng hàng không Tre Việt của FLC và Vietstar Airlines.

Ngày 31/5, Tập đoàn FLC của ông Trịnh Văn Quyết vừa bất ngờ công bố nghị quyết về việc thành lập công ty con trong lĩnh vực hàng không. 

Cụ thể, FLC thành lập Công ty TNHH Hàng không Tre Việt (Viet Bamboo Airlines) vốn điều lệ 700 tỷ đồng. Tập đoàn FLC sẽ sở hữu 100% tại Tre Việt và giao ông Đặng Tất Thắng, Phó Tổng giám đốc FLC, làm người đại diện quản lý phần vốn góp của FLC tại Tre Việt.

trinh van quyet

Tập đoàn FLC của tỷ phú Trịnh Văn Quyết bất ngờ lấn sân sàng ngành hàng không

Số vốn điều lệ 700 tỷ đồng là mức vốn tối thiểu để khai thác 10 tàu bay nếu vận chuyển hàng không quốc tế, hoặc khai thác 30 tàu bay nếu chỉ khai thác vận chuyển hàng không nội địa.

Việc FLC lấn sân vào lĩnh vực hàng không diễn ra trong bối cảnh thị trường còn rất tiềm năng. Trên thị trường hàng không hiện nay, mới chỉ có 4 cái tên lớn gồm Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific và VASCO, trong đó sự cạnh tranh chủ yếu diễn ra giữa Vietnam Airlines và Vietjet Air.

Sự hấp dẫn của thị trường hàng không khiến nhiều "đại gia Việt" nóng lòng muốn xếp hàng chờ bay. Đầu tháng 4, Hãng tin Bloomberg đưa tin, hãng hàng không giá rẻ lớn nhất châu Á AirAsia sẽ kết hợp với Công ty TNHH Gumin và Công ty Hàng không Hải Âu và doanh nhân Trần Trọng Kiên (Chủ tịch và CEO của Tập đoàn Thiên Minh) để thành lập một liên doanh hàng không, trong đó đối tác Việt Nam góp 70% vốn điều lệ. Theo dự kiến, hãng hàng không bắt đầu hoạt động vào năm 2018.

tran trong kien

 Chủ tịch Tập đoàn Thiên Minh - Trần Trọng Kiên bắt tay với AirAsia để mở hãng hàng không ở Việt Nam

Trong khi đó, với AirAsia, AirAsia vẫn chưa từ bỏ ý định thâm nhập thị trường Việt Nam dù đã trải qua 3 thương vụ liên doanh bất thành với các đối tác lớn gồm Tập đoàn Vinashin và tham gia 2 hãng hàng không hiện hữu là Jetstar và Vietjet Air.

air

 AirAsia có động thái muốn bay trên bầu trời Việt Nam dù đã ba lần thất bại 

Ngoài ra, một hãng hàng không khác là Vietstar Airlines - liên doanh giữa Công ty TNHH MTV hàng không Vietstar, Công ty CP Chuyển phát nhanh Tín Thành và Công ty sửa chữa máy bay A41 (thuộc thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân) - cũng đang liên tục thực hiện các thủ tục để xin cấp phép bay nhưng vẫn chưa được chấp thuận. Trở ngại lớn nhất cho lần tái đề xuất này của Vietstar Airlines là sân bay Tân Sơn Nhất hiện đã quá tải.

Trước đó, Thủ tướng đã có chỉ đạo sẽ xem xét cấp phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho hãng khi sân bay Tân Sơn Nhất hoàn thành việc xây dựng thêm nhà ga hành khách và sân đỗ máy bay mới. Điều này đồng nghĩa với việc Vietstar Airlines phải chờ thêm khoảng 3 năm.

viet

  Vietstar Air vẫn muốn bay từ năm 2018 dù chưa được chấp thuận

Mặc dù vậy, Vietstar Air vẫn "tha thiết" được bay từ năm 2018 bằng cách đưa ra kế hoạch bay mới. Theo đó, hãng này sẽ giảm số lượng máy bay từ 23 chiếc đến năm 2021 xuống chỉ còn 10 chiếc, trong đó chỉ 5 chiếc đậu tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất trong giai đoạn 2017-2020.

Trong khi đó, Vietnam Airlines hiện cũng đang xây dựng đề án thành lập hãng hàng không SkyViet trên cơ sở tổ chức lại VASCO. Trước sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Vietjet Air, Vietnam Airlines những năm gần đây liên tục đánh mất thị phần bay nội địa vào tay đối thủ.

Sự xuất hiện và tăng trưởng của hãng hàng không tư nhân giá rẻ Vietjet Air được xem là minh chứng rõ ràng nhất cho tiềm năng của thị trường hàng không dân dụng Việt Nam. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào thử sức với ngành dịch vụ này cũng thành công, thậm chí phần lớn đều đã "gãy cánh".

Indochina Airlines từng "gãy cánh" vào năm 2011, khép lại giấc mơ bay của nhạc sĩ Hà Dũng. Năm 2013, "đàn sếu đầu đỏ" Air Mekong cũng tuyên bố ngừng bay với kết quả kinh doanh kém lạc quan và bị đối tác cung ứng nhiên liệu tố chuyện nợ nần. Pacific Airlines, hãng hàng không thuộc sở hữu nhà nước đầu tiên được thành lập tại Việt Nam, cũng mất tên gọi và thương hiệu vào năm 2007, trở thành Jetstar Pacific.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ