AirAsia và hành trình 'tìm lại bầu trời' Việt Nam

HỒ MAI
17:51 18/04/2017

AirAsia - từng 3 lần thất bại ở thị trường Việt - liệu có cất cánh thành công ở lần thâm nhập thứ 4 này?

Bloomberg mới đây đưa tin hãng hàng không giá rẻ lớn nhất châu Á AirAsia của tỷ phú người Malaysia Tony Fernandes đang có kế hoạch mở hãng bay tại Việt Nam thông qua hợp tác với hợp tác với Công ty TNHH Gumin, Công ty Cổ phần Hàng không Hải Âu và doanh nhân Trần Trọng Kiên.

hai au

AirAsia muốn hợp tác với Công ty Cổ phần Hàng không Hải Âu và doanh nhân Trần Trọng Kiên

Theo AirAsia, liên doanh mới này có thể cất thị trường Việt vào đầu năm 2018, trong đó Gumin nắm 70% và AirAsia nắm 30% (mức tối đa có thể). Vốn đầu tư của liên doanh này sẽ khoảng 44 triệu USD (1.000 tỷ đồng).

Trong hơn 10 năm qua, AirAsia đã 3 lần muốn thâm nhập thị trường Việt Nam nhưng đều thất bại do những quy định chặt chẽ về tỷ lệ sở hữu vốn cũng như thương hiệu của nước sở tại.

Cách đây chục năm, AirAsia đã “để mắt” tới thị trường hàng không Việt Nam. Sau Malaysia, Thái Lan và Indonesia, Việt Nam là thị trường thứ tư trong khu vực ASEAN mà hãng này muốn đẩy mạnh phát triển hàng không giá rẻ.

Cơ hội đến với hãng vào năm 2005, thời điểm Chính phủ tái cơ cấu hãng hàng không Pacific Airlines (nay là Jetstar Pacific), năm 2005. AirAsia khi ấy là một trong 3 ứng viên (cùng với tập đoàn đầu tư Temasek của Singapore và tập đoàn hàng không Qantas - Úc) tham gia góp vốn vào Pacific Airlines.

Tuy nhiên, AirAsia không thành công vì không đáp ứng được điều kiện liên doanh góp vốn. Hãng này muốn góp vốn bằng giá trị máy bay trong khi Pacific Airlines cần tiền mặt để vực dậy hoạt động kinh doanh.

Hơn nữa, Bộ Tài chính đã không chọn AirAsia vì họ trả giá thấp hơn so với Qantas với mô hình hàng không giá rẻ Jetstar.

airasia

AirAsia 3 lần muốn đầu tư lập hàng không giá rẻ tại Việt Nam đều thất bại

Sau thất bại đó, tháng 8/2007, lần thứ hai AirAsia tỏ ý đầu tư vào thị trường hàng không Việt Nam khi đạt được thỏa thuận liên doanh với Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) thành lập hãng hàng không giá rẻ Vina AirAsia. Hãng góp khoảng 30 triệu USD (khoảng 480 tỷ đồng lúc bấy giờ), tương đương 30% vốn, trong đó có 1/3 là tiền mặt.

Trách nhiệm của Vinashin trong việc thành lập liên doanh này có được sự phê chuẩn của Chính phủ, giấy phép từ cơ quan quản lý hàng không và triển khai các thủ tục cần thiết khác để thành lập một hãng hàng không mới. Còn phía AirAsia tiến hành mua tàu bay, dự kiến 9 chiếc, cũng như chuẩn bị các điều kiện khác để vận hành một hãng hàng không giá rẻ.

Song, dự án đầu tư này cũng bất thành. Văn bản xin phép của Vinashin đã bị từ chối với lý do, thời điểm đó, Chính phủ chưa có chủ trương cho thành lập hãng hàng không mới, nhất là hãng hàng không có vốn đầu tư nước ngoài.

Lần thứ ba, AirAsia quyết tâm đầu tư làm hàng không giá rẻ tại Việt Nam khi liên doanh với VietJet Air - khi hãng hàng không tư nhân đầu tiên này quyết tâm bay trở lại trước khi bị rút giấy phép vào cuối năm đó.

Tháng 2/2010, AirAsia thông báo đã mua 30% cổ phần của VietJet Air. Người chuyển nhượng cổ phần cho AirAsia là bà Nguyễn Thị Phương Thảo, cổ đông phổ thông nắm giữ 30% cổ phần của VietJet Air.

Tháng 4/2010, AirAsia tiến thêm một bước với kế hoạch thành lập liên doanh VietJet AirAsia khi ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với VietJet Air để giúp hãng hàng không tư nhân này sớm khai thác các hoạt động bay tại thị trường Việt Nam.

Dự kiến, VietJet AirAsia sẽ cất cánh vào cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8/2010, với 4 máy bay Airbus A320 trong giai đoạn đầu cho các chuyến bay nội địa và quốc tế.

Tuy nhiên, lại một lần nữa, việc đầu tư này gặp trục trặc khi điều kiện tiên quyết: VietJet Air phải được phép sử dụng thương hiệu AirAsia cho các hoạt động thương mại, đã không được cơ quan quản lý chấp thuận.

airasia2

Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa VietJet Air và AirAsia năm 2010

Sau gần 2 năm chờ đợi và đeo đuổi liên doanh với VietJet Air, AirAsia đành phải thoái vốn và từ bỏ tham vọng của mình. Có lẽ, chứng kiến Vietjet Air từ con số 0 tròn trĩnh đến nay nắm tới 41% thị phần trong nước, hẳn AirAsia sẽ vô cùng tiếc nuối.

Tiềm năng của lĩnh vực hàng không giá rẻ ở Việt Nam đã trở nên rõ ràng, cũng đồng nghĩa với việc AirAsia được dự báo sẽ gặp rất nhiều khó khăn trước 2 đối thủ mạnh là Vietjet và Jetstar do đã quá chậm chân trong việc thâm nhập thị trường Việt Nam, theo nhận định của một chuyên gia.

Có lẽ cũng nhận thức được điều này nên mức đầu tư được AirAsia công bố có vẻ như khá khiêm tốn. Theo kế hoạch, AirAsia sẽ đầu tư khoảng 44 triệu USD, sau khi liên doanh đi vào hoạt động và quyết định mức vốn điều lệ thì tập đoàn Malaysia này sẽ đóng góp khoảng 30%. Đây là một mức đầu tư khá thấp so với một hãng hàng không giá rẻ lớn nhất khu vực Đông Nam Á và được xem là một trong những hãng hàng không giá rẻ tốt nhất thế giới. Có vẻ như AirAsia muốn thăm dò thị trường nhiều hơn là quyết tâm cạnh tranh quy mô lớn ngay từ đầu.

  • Cùng chuyên mục
FDI chưa tạo giá trị gia tăng cao, chủ yếu là lắp ráp và gia công

FDI chưa tạo giá trị gia tăng cao, chủ yếu là lắp ráp và gia công

Đại biểu Quốc hội cho biết, FDI chưa tạo giá trị gia tăng cao, vẫn chủ yếu tập trung vào lĩnh vực lắp ráp, gia công. Tỷ lệ nội địa hóa trong khu vực FDI vẫn dưới 30% ở nhiều ngành công nghiệp chế biến - chế tạo và chưa có liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp trong nước.

Đầu tư - 17/06/2025 13:20

Bình Định ưu tiên gần 1.500 căn nhà ở xã hội cho cán bộ Gia Lai

Bình Định ưu tiên gần 1.500 căn nhà ở xã hội cho cán bộ Gia Lai

Bình Định ưu tiên bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ tỉnh Gia Lai mua nhà ở xã hội tại 8 dự án với quỹ nhà ở gần 1.500 căn.

Đầu tư - 17/06/2025 13:14

Vietnam Wafer muốn làm nhà máy sản xuất vật liệu thạch anh tại Quảng Trị

Vietnam Wafer muốn làm nhà máy sản xuất vật liệu thạch anh tại Quảng Trị

CTCP Vietnam Wafer vừa đề xuất với UBND tỉnh Quảng Trị đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất vật liệu thạch anh siêu tinh khiết tại khu công nghiệp Quán Ngang.

Đầu tư - 17/06/2025 06:45

Từ quốc gia nhỏ bé đến cường quốc số: Học gì từ hành trình chuyển đổi số đột phá của Estonia?

Từ quốc gia nhỏ bé đến cường quốc số: Học gì từ hành trình chuyển đổi số đột phá của Estonia?

Estonia - một quốc gia chỉ có khoảng 1,3 triệu dân, đã trở thành hình mẫu toàn cầu trong ứng dụng AI vào chuyển đổi số chính phủ, từ đó gợi mở nhiều chính sách cho Việt Nam.

Công nghệ - 17/06/2025 06:45

Thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng với quy mô 1.881ha

Thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng với quy mô 1.881ha

Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng với quy mô khoảng 1.881ha, bố trí tại 7 vị trí không liền kề.

Đầu tư - 16/06/2025 16:45

Giá nhà ở xã hội mới có thể chạm mức 30 triệu đồng/m2

Giá nhà ở xã hội mới có thể chạm mức 30 triệu đồng/m2

Hiện mức giá cao nhất đối với một dự án nhà ở xã hội mới là 25 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, ngưỡng này có thể sớm bị phá vỡ trong bối cảnh chi phí xây dựng ngày càng đắt đỏ.

Đầu tư - 16/06/2025 14:17

Liên danh VEC trúng thầu xây dựng cao tốc 56.000 tỷ thuộc dự án Vành đai 4 - vùng Thủ đô

Liên danh VEC trúng thầu xây dựng cao tốc 56.000 tỷ thuộc dự án Vành đai 4 - vùng Thủ đô

Dự án xây dựng đường cao tốc theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT, thuộc dự án đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô đã tìm được nhà đầu tư trúng thầu, đó là liên danh CITYLAND - SUNFLOWER - VEC - HORIZON. Giá đề xuất của liên danh làm đường cao tốc này khoảng 56.000 tỷ đồng.

Đầu tư - 16/06/2025 14:10

Cơ hội mua vào các cổ phiếu nền tảng cơ bản tốt

Cơ hội mua vào các cổ phiếu nền tảng cơ bản tốt

Các thống kê chỉ ra chứng khoán trong nước thường sẽ thường không chịu tác động tiêu cực trong trung và dài hạn từ các sự kiện địa chính trị. Từ đó, sự sụt giảm của chỉ số (nếu có) sẽ mở ra cơ hội mua vào cổ phiếu nền tảng tốt.

Đầu tư - 16/06/2025 11:00

TP.HCM: Giá nhà cao khiến sức mua yếu

TP.HCM: Giá nhà cao khiến sức mua yếu

Phần lớn những dự án mới ra mắt, mở bán trong thời gian gần đây tại TP.HCM đều có mức giá hơn 100 triệu đồng/m2. Trong khi, hàng tồn kho giá cao chưa tiêu thụ hết cũng khiến sức mua thực không đạt như kỳ vọng.

Đầu tư - 16/06/2025 06:45

Cầu vượt 2.000 tỷ ở Đà Nẵng xài 10 năm vẫn chưa xong quyết toán

Cầu vượt 2.000 tỷ ở Đà Nẵng xài 10 năm vẫn chưa xong quyết toán

Dự án cầu vượt nút giao Ngã ba Huế (TP. Đà Nẵng) có vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng đã đưa vào sử dụng gần 10 năm, nhưng đến nay chưa được quyết toán đầy đủ cho doanh nghiệp.

Đầu tư - 15/06/2025 17:54

Bộ Xây dựng nói gì về việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai?

Bộ Xây dựng nói gì về việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai?

Theo Bộ Xây dựng, hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận vẫn được chuyển nhượng theo quy định về kinh doanh bất động sản.

Đầu tư - 15/06/2025 13:00

Kinh tế AI dự kiến đạt mốc 130 tỷ USD vào năm 2040

Kinh tế AI dự kiến đạt mốc 130 tỷ USD vào năm 2040

Với tiềm năng mang lại quy mô kinh tế lên tới 130 tỷ USD vào năm 2040, trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra những cơ hội đầu tư hấp dẫn tại Việt Nam.

Đầu tư - 15/06/2025 13:00

Cách Aeon Mall nhanh chóng mở rộng hiện diện ở Việt Nam

Cách Aeon Mall nhanh chóng mở rộng hiện diện ở Việt Nam

Một phương pháp quen thuộc Aeon Mall dùng để phát triển các dự án trung tâm thương mại là thông qua hợp tác với doanh nghiệp nội đã có sẵn đất cho dự án thương mại.

Đầu tư - 15/06/2025 08:37

Thủ tướng mời Tập đoàn Ericsson phát triển mạng 6G, cơ sở dữ liệu cho AI tại Việt Nam

Thủ tướng mời Tập đoàn Ericsson phát triển mạng 6G, cơ sở dữ liệu cho AI tại Việt Nam

Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson mong muốn tiếp tục hợp tác để triển khai công nghệ 5G, thúc đẩy chuyển đổi số và công nghiệp 4.0

Đầu tư - 14/06/2025 12:34

Bất động sản - kênh sinh lời ưa chuộng đã chững lại

Bất động sản - kênh sinh lời ưa chuộng đã chững lại

Sau giai đoạn thanh lọc kéo dài, thị trường bất động sản Việt Nam đang chứng kiến loạt tín hiệu phục hồi. Tuy nhiên, chu kỳ tăng trưởng bền vững từng biến bất động sản trở thành kênh sinh lời ưa chuộng nay đã chững lại.

Đầu tư - 14/06/2025 11:11

Quảng Trị đề nghị giao EVN làm nhà máy nhiệt điện 55.000 tỷ

Quảng Trị đề nghị giao EVN làm nhà máy nhiệt điện 55.000 tỷ

UBND tỉnh Quảng Trị kiến nghị Bộ Công Thương đề nghị xem xét báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao EVN triển khai dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trị theo trường hợp dự án, công trình điện lực khẩn cấp.

Đầu tư - 14/06/2025 06:45