Hòa Phát 'lấn sân' thị trường sản xuất vỏ container

Nhàđầutư
Hòa Phát dự kiến nhà máy sản xuất container sẽ cho ra sản phẩm đầu tiên vào quý 2/2022 với công suất 500.000 TEU/năm (TEU là đơn vị đo tương đương một container loại 20 feet).
PHƯƠNG LINH
26, Tháng 02, 2021 | 14:53

Nhàđầutư
Hòa Phát dự kiến nhà máy sản xuất container sẽ cho ra sản phẩm đầu tiên vào quý 2/2022 với công suất 500.000 TEU/năm (TEU là đơn vị đo tương đương một container loại 20 feet).

Tập đoàn Hòa Phát mới đây đã tăng tin tuyển dụng nhân sự cho dự án sản xuất vỏ container. Cụ thể, Hòa Phát cần tuyển 4 vị trí là kỹ sư cơ khí, hàn; kỹ sư điện, điện điều khiển; kỹ sư hóa; và kỹ thuật viên sơn. Mỗi vị trí cần tuyển 10 người. Địa điểm làm việc ở Hải Phòng hoặc Bà Rịa - Vũng Tàu.

Đây đều là hai địa phương giáp biển và có nhiều cảng lớn như Lạch Huyện, Tân Cảng Hải Phòng,  Nam Hải Đình Vũ, Đình Vũ, Bà Rịa Vũng Tàu, Cái Mép, …

thep

Hòa Phát đang tuyển dụng nhân sự cho dự án sản xuất vỏ container. Ảnh: HPG

Ứng viên cần tốt nghiệp đại học các chuyên ngành cơ khí chế tạo, thi công kết cấu, hàn và công nghệ kim loại, sơn, kỹ thuật điện, kỹ thuật hóa học,… Ưu tiên người có kinh nghiệm làm việc tại các cơ sở sản xuất, sửa chữa container.

Việc sản xuất container sẽ giúp Hòa Phát tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC), qua đó cải thiện biên lợi nhuận của công ty. Dự kiến mỗi năm, nhà máy container của Hòa Phát sẽ sử dụng khoảng 1 triệu tấn HRC.

Trong tháng 1 vừa qua, Hòa Phát cho ra lò 189.000 tấn HRC, tiêu thụ trên 252.000 tấn (do tồn kho từ các tháng trước cũng được mang ra bán), còn tồn kho cuối tháng 1 là gần 47.000 tấn. Cả năm 2021, Hòa Phát dự kiến sản xuất 2,7 triệu tấn HRC, cao gấp 4 lần năm ngoái.

Hòa Phát dự kiến nhà máy sản xuất container sẽ cho ra sản phẩm đầu tiên vào quý 2/2022 với công suất 500.000 TEU/năm (TEU là đơn vị đo tương đương một container loại 20 feet).

Ngành logistics toàn cầu đang vật lộn với tình trạng thiếu vỏ container. Do COVID-19, việc giải phóng, quay vòng container rỗng bị đình trệ, trong khi nhu cầu xuất hàng đi châu Âu, Mỹ tăng đột biến khiến container bị khan hiếm trầm trọng.

Ở Việt Nam, các doanh nghiệp logistics, các hãng tàu, các nhà xuất khẩu cũng khốn đốn về tình trạng này do Trung Quốc chi phối thị trường vỏ contaner rỗng (từ khâu sản xuất đến sử dụng). Giá thuê container đã tăng liên tục, từ vài lần đến hàng chục lần nhưng vẫn luôn trong tình trạng "cung không đủ cầu". 

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết từ tháng 12/2020 đến tháng 1/2021, giá cước tàu đi EU cảng chính tăng 145%, từ 2.850 lên 7.000 USD/container, một số hãng còn tăng 275%, từ 2.800 lên 10.550 USD/container.

Đến nay, Việt Nam vẫn chưa có doanh nghiệp sản xuất vỏ container rỗng đúng nghĩa để cung ứng ra thị trường cho các nơi có nhu cầu, trừ một số doanh nghiệp nhỏ, chủ yếu cải tạo, sửa chữa container. Thậm chí, số lượng vỏ container rỗng ở Việt Nam là bao nhiêu, các container vô chủ nằm ở các cảng là bao nhiêu, đã mấy tháng nay, chưa có cơ quan quản lý nào hoàn tất số liệu đánh giá.

Chủ sở hữu container chủ yếu là các hãng tàu lớn trên thế giới như Maersk, MSC, COSCO, CMA CGM, Hapag-Lloyd, ONE, Evergreen. Ngoài ra, các công ty cho thuê container. Các công ty này chỉ sở hữu container, cho các hãng tàu và doanh nghiệp có nhu cầu thuê lại.

Sự độc chiếm và chi phối của các hãng tàu lớn, các nhà sản xuất và cho thuê contaner quốc tế lớn, trong đó chủ yếu từ Trung Quốc làm thị trường vỏ container khá bất định khi nhu cầu biến động. Giá bán một container hiện nay khoảng 4.000-5.000 USD.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25030.00 25048.00 25348.00
EUR 26214.00 26319.00 27471.00
GBP 30655.00 30840.00 31767.00
HKD 3156.00 3169.00 3269.00
CHF 27071.00 27180.00 27992.00
JPY 159.45 160.09 167.24
AUD 15862.00 15926.00 16400.00
SGD 18109.00 18182.00 18699.00
THB 667.00 670.00 696.00
CAD 17920.00 17992.00 18500.00
NZD   14570.00 15049.00
KRW   17.26 18.81
DKK   3520.00 3646.00
SEK   2265.00 2349.00
NOK   2255.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ