Hòa mình cùng huyết mạch giao thông đất nước

Ngày 21/8/2022, hầm Đèo Cả tròn 5 năm hoà mình vào huyết mạch giao thông đất nước. Đó cũng là công trình Tập đoàn Đèo Cả chính thức bước ra khỏi quy mô một doanh nghiệp cấp tỉnh giới thiệu với toàn xã hội. Không ngừng phát triển, Đèo Cả hiện là nhà đầu tư hạ tầng giao thông hàng đầu Việt Nam.
THÀNH TRUNG
06, Tháng 09, 2022 | 14:17

Ngày 21/8/2022, hầm Đèo Cả tròn 5 năm hoà mình vào huyết mạch giao thông đất nước. Đó cũng là công trình Tập đoàn Đèo Cả chính thức bước ra khỏi quy mô một doanh nghiệp cấp tỉnh giới thiệu với toàn xã hội. Không ngừng phát triển, Đèo Cả hiện là nhà đầu tư hạ tầng giao thông hàng đầu Việt Nam.

cao-toc-bac-giang-lang-so

 

Từ "vua hầm"…

Năm 2017 khi công trình hầm xuyên núi Đèo Cả đưa vào vận hành, hành trình của các tài xế trên cung đường Bắc - Nam khi đi qua Phú Yên – Khánh Hoà thuận lợi hơn, thay vì mất 45 phút vượt đèo với 99 khúc cua tay áo đi kèm với nguy cơ tai nạn giao thông rình rập, rút ngắn xuống còn 10 phút di chuyển đường hầm.

Thống kê từ Ban quản lý vận hành hầm Đèo Cả cho biết, 5 năm qua, Xí nghiệp QLVH phục vụ hơn 10,2 triệu lượt xe lưu thông qua hầm, thực hiện tổ chức cứu nạn cứu hộ cho hàng trăm phương tiện bị hư hỏng, hỗ trợ xử lý 58 vụ TNGT, 4 vụ chữa cháy. Đặc biệt, trong 5 năm, không có bất cứ vụ TNGT nghiêm trọng hoặc cháy nổ xảy ra trong hầm. Ngoài ra, xí nghiệp quản lý vận hành thường xuyên chú trọng công tác giám sát, vận hành để kịp thời cảnh báo, xử lý và hỗ trợ cho các phương tiện, cá nhân lưu thông trên tuyến với phương châm phục vụ đem lại sự tiện lợi, an toàn cao nhất cho người dân.

Từ nguồn vốn tiết giảm tại dự án hầm Đèo Cả, nhà đầu tư đã hoàn thành hầm Cù Mông dài 2,6km, thông thương 1 địa phương Phú Yên và Bình Định. Tiếp tục nhận được sự tin tưởng của Chính phủ và bộ ngành, Tập đoàn Đèo Cả được giao thực hiện hầm Hải Vân 2.

Ngày 11/1/2021, hầm Hải Vân 2 được khánh thành, chính thức khơi thông cung đường đèo hiểm trở dọc miền Trung bằng hệ thống hầm xuyên núi hiện đại.

Ông Nguyễn Thành Quang - Nguyên Bí thư tỉnh Phú Yên chia sẻ: "Cách đây 20 năm, chúng tôi xác định Phú Yên muốn phát triển thì phải kết nối vùng, kết nối được Khánh Hoà ở phía Nam, Bình Định ở phía Bắc, kết nối ở Tây Nguyên phía Tây. Khi đấy chúng tôi đã tính đến phương án thực hiện dự án theo ODA Nhật Bản, nhưng không ngờ nội lực của Việt Nam lại làm được hầm Đèo Cả. Tôi rất khâm phục, ngưỡng mộ tài huy động nguồn lực, nhân lực, vật lực, tài lực của Chủ tịch HĐQT Hồ Minh Hoàng. Hầm Đèo Cả khơi thông đã tạo diện mạo mới cho Phú Yên từ đó tạo ra sự kết nối quan trọng với vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ".

Các công trình hầm xuyên núi được thực hiện hoàn toàn bởi đội ngũ trong nước, khẳng định bản lĩnh, tí tuệ, khát vọng vươn lên của người Việt, ở lĩnh vực mới, trước đây luôn phụ thuộc vào nước ngoài.

Đại diện lãnh đạo tỉnh Phú Yên cũng cho biết, hầm Đèo Cả và hầm Cù Mông phá thế "ốc đảo" của tỉnh Phú Yên, mở ra cánh cửa thông thương, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo đà phát triển công nghiệp, du lịch khu vực duyên hải miền Trung; tăng cường liên kết vùng, kết nối Phú Yên với khu kinh tế Vân Phong và thành phố Nha Trang, các khu công nghiệp lân cận và các khu du lịch trong vùng.

Ông Hồ Đắc Thạnh - Cán bộ lão thành Cách mạng ở Phú Yên chia sẻ: "Từ khi hầm đường bộ Đèo Cả vận hành, nhất là sau khi có thêm hầm Cù Mông, Phú Yên đã bắt đầu giải toả tất cả những ách tắc từ trước giờ để phát triển kinh tế, hơn nữa thời gian đi qua hầm lại rất ngắn, nên kinh tế - xã hội Phú Yên phát triển vững chắc. Là một người dân sống ở mảnh đất này, tôi thấy kinh tế Phú Yên phát triển vượt bậc và khởi sắc, tất cả người dân Phú Yên được hưởng những lợi ích này vô cùng biết ơn Tập đoàn Đèo Cả, đã xây dựng nên công trình 'dấu ấn của thế kỷ' này".

img-bgt-2021-ham-deo-ca-1

Hầm Đèo Cả được xem là một trong những công trình quan trọng phá vỡ thế "ốc đảo" của tỉnh Phú Yên.

… đến những công trình cao tốc ở vùng đất khó

Lấy mốc đưa hầm Đèo Cả vào hoạt động, vừa tròn 5 năm. Chỉ trong thời gian đó, bằng khát vọng, bản lĩnh, trí tuệ, tư duy đột phá, sự khác biệt của Đèo Cả, chúng ta làm thêm những công trình giao thông quan trọng: Cổ Mã, Hải Vân, Bắc Giang - Lạng Sơn, Trung Lương - Mỹ Thuận, Cửa Lục 1, hầm bao biển tại Quảng Ninh. Năm nay, những người Đèo Cả sẽ hoàn thành hầm Thung Thi, sang năm hoàn thành hầm Trường Vinh và dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo. Đó đều là những công trình quan trọng thuộc đại dự án cao tốc Bắc - Nam.

Tại phía Nam, dù có nhiều tiềm năng nhưng kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn chưa thể "cất cánh" do nhiều nguyên nhân, một trong số đó là hệ thống hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, liên kết vùng hạn chế và chậm cải thiện, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển.

Tại Hội nghị thẩm định Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 diễn ra cuối năm 2021, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã đánh giá: Vùng ĐBSCL có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, trung tâm sản xuất lúa gạo, thủy hải sản và trái cây hàng đầu của cả nước, là khu vực có tầm quan trọng đặc biệt trong bảo đảm an ninh, chính trị, phát triển kinh tế của đất nước.

Hiện nay, tuyến đường huyết mạch kết nối TP.HCM với miền Tây có Quốc lộ 1A, cao tốc TP.HCM – Trung Lương và Trung Lương – Mỹ Thuận. Trong đó, cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận vừa được Tập đoàn Đèo Cả hoàn thành giai đoạn một và đưa vào vận hành từ 30/4/2022, lượng xe trung bình 18.600 lượt xe/ ngày đêm.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cũng đã chỉ đạo Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu, xử lý đề xuất của UBND TP. HCM, UBND tỉnh Tiền Giang, UBND tỉnh Long An về việc đầu tư giai đoạn 2 tuyến đường cao tốc TP. HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận theo quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.

Chúng ta nhìn thấy, tại dự án cao tốc Bắc - Nam và nhiều dự án đường cao tốc nối kết các địa phương đang phải đối diện với nhiều rào cản, khó khăn, thách thức. Đó là bão giá vật liệt, đâu đó là những vướng mắc về cơ chế chính sách, sự trì trệ của một bộ phận cơ quan nhà nước… Từ sự thành công của hầm Đèo Cả, những công trình Tập đoàn Đèo Cả đã thực hiện thành công như là một niềm tin, một công thức thành công.

Nhìn từ công trình hầm Đèo Cả, Bắc Giang - Lạng Sơn, Trung Lương - Mỹ Thuận, chúng ta rút ra bài học rằng, bất cứ khó khăn nào nếu có sự tham gia của nhà đầu tư có năng lực, sự quyết tâm của địa phương và quyết liệt của cơ quan quản lý nhà nước (ở đây là Bộ Giao thông vận tải) thì có thể hoá giải các rào cản để thực hiện thành công các dự án.

"Văn hoá và nhân lực không thể đi vay mượn"

Tập đoàn Đèo Cả tổ chức toạ đàm liên kết Phát triển nguồn nhân lực với sự tham gia của các thầy, cô giáo, sinh viên tiêu biểu đến từ 15 trường đại học, cao đẳng, nghề trên cả nước, nhằm giới thiệu các hoạt động sản xuất kinh doanh, văn hóa Đèo Cả đến các bạn sinh viên, qua đó tăng cường mối quan hệ hợp tác với các trường trong việc đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực cho hệ thống.

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả Hồ Minh Hoàng đã khẳng định quan điểm về tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với tổ chức: "Tiền có thể đi vay được, nhưng văn hoá và nhân lực là hai thứ phải tự tạo lập và xây dựng lên chứ không thể đi mượn ai được".

Lãnh đạo Ban điều hành Tập đoàn Đèo Cả đã trình bày triển vọng ngành hạ tầng giao thông và nhu cầu nhân sự của hệ thống trong thời gian tới.

Để đáp ứng được khối lượng công việc rất lớn trong thời gian tới, Tập đoàn Đèo Cả đã chuẩn bị các phương án thu hút nguồn nhân lực quy mô tương đương. Dự kiến đến năm 2025, quy mô nhân sự của Tập đoàn là hơn 10.000 lao động. Đèo Cả đã liên kết và hợp tác với các trường đại học, cao đẳng, trường nghề nhằm đáp ứng nguồn nhân lực theo các nhóm ngành. Đối với nhóm ngành kỹ thuật - công nghệ, Tập đoàn hợp tác với các trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Đại học Giao thông vận tải, Đại học Bách khoa, Đại học Công nghiệp Vinh… nhóm ngành tài chính, luật sẽ liên kết với Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Luật, Học viện Tài chính…

PGS. TS Bùi Đức Thọ - Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân cho rằng, từ những thành quả đã làm được có thể khẳng định rằng Đèo Cả, người Việt Nam cũng làm được những công trình tầm cỡ quốc tế, hiện thực hóa khát vọng người Việt. "Chúng tôi rất mong sẽ tiếp tục hợp tác với Đèo Cả trong những mục tiêu sắp tới, góp phần vào những thành công của tập đoàn và mang lại những giá trị thực phục vụ người dân, để trường là mảnh ghép hoàn thiện hệ thống trong tương lai", PGS.TS Bùi Đức Thọ chia sẻ.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ