Hàng nghìn tỷ USD sẽ được rút ra khỏi nền kinh tế thế giới trong năm 2022

HẠC HIÊN
09:52 16/11/2021

Thị trường tài chính đang dự đoán về cách các ngân hàng trung ương trên thế giới sẽ điều chỉnh chính sách tiền tệ như thế nào khi họ vật lộn với lạm phát.

shutterstock-1723543669-915

Ảnh: Internet.

Theo ước tính của UBS, số tiền mà các chính phủ sẽ rút ra khỏi nền kinh tế vào năm 2022 lên tới khoảng 2,5% GDP của thế giới (tương đương khoảng 2.100 tỷ USD - PV), lớn hơn gấp 5 lần so với bất cứ điều gì xảy ra trong giai đoạn chuyển sang thắt lưng buộc bụng sau cuộc khủng hoảng 2008.

Việc thắt chặt chính sách tiền tệ có thể dẫn đến tăng trưởng kinh tế chậm lại, mặc dù điều này cũng có thể giúp hạ nhiệt áp lực lạm phát đang gia tăng ở một số quốc gia. Động thái thắt chặt chính sách tiền tệ đang diễn ra với tốc độ khác nhau ở các nơi khác nhau trên thế giới vì nhiều lý do.

Tại Mỹ, các chương trình kích thích khẩn cấp đang kết thúc, nhưng chính quyền của Tổng thống Joe Biden đang thúc đẩy một kế hoạch chi tiêu dài hạn hơn. Cuộc tranh luận về thắt lưng buộc bụng của châu Âu từ thập kỷ trước đã sẵn sàng bùng phát trở lại, trong khi các nhà lãnh đạo của Anh tuyên bố nên bắt đầu cắt giảm thâm hụt ngân sách.

Trung Quốc đã thận trọng với kế hoạch ngân sách và đây cũng là một lập trường có thể thay đổi khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại. Ở một số quốc gia mới nổi như Brazil, lạm phát tăng cao đang dẫn đến cuộc tranh luận về giới hạn chi tiêu. Kế hoạch ngân sách cho năm tới chưa được hoàn thiện và các chính phủ có thể điều chỉnh nếu đại dịch vẫn tiếp diễn.

Mỹ

Mỹ hiện đã có một số chính sách để bù đắp cho việc thu hồi các chương trình kích thích do ảnh hưởng của đại dịch như trợ cấp thất nghiệp nâng cao. Chính quyền Tổng thống Biden đã mở rộng các khoản trợ cấp cho trẻ em, cung cấp khoản thanh toán hàng tháng trị giá khoảng 300 USD cho mỗi trẻ em. Đây là một chính sách tạm thời có thể được gia hạn như một phần của dự luật chi tiêu xã hội trị giá 1.750 tỷ USD trong một thập kỷ và chiếm khoảng 0,6% GDP.

Tuy nhiên, gói hỗ chi tiêu này đã bị cắt giảm khoảng một nửa, vì vậy cách thức phân bổ và tác động tài chính của gói tài chính này vẫn chưa rõ ràng.

Ngoài ra, một dự luật cơ sở hạ tầng trị giá 550 tỷ USD đã được thông qua với sự ủng hộ của lưỡng đảng và được Tổng thống Biden ký vào ngày 15/11. Tuy nhiên, chỉ một lượng nhỏ trong tổng số đó có thể sẽ được chi tiêu vào năm tới.

Khu vực đồng Euro

Các cuộc đàm phán về cách trở lại bình thường tài khóa đã làm dấy lên căng thẳng giữa phe “tài chính lành mạnh” do Đức lãnh đạo và những người lo ngại cuộc suy thoái lặp lại do thắt lưng buộc bụng của thập kỷ trước.

Vấn đề mâu thuẫn đó sẽ không được giải quyết nhanh chóng do các quy tắc về nợ và thâm hụt vốn bị đình chỉ trong đại dịch sẽ vẫn duy trì trong suốt năm 2022.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gần đây đã thúc đẩy các kế hoạch chi tiêu trong ngân sách năm 2022 để bảo vệ các hộ gia đình khỏi giá năng lượng cao hơn. Bộ trưởng Tài chính Bruno Le Maire thừa nhận thách thức của việc giảm nợ, nhưng nói rằng, có những ưu tiên cao hơn sau khủng hoảng, như giải quyết lạm phát, bất bình đẳng, cũng như đầu tư để đưa ngành công nghiệp và việc làm trở lại Pháp.

Nhật Bản

Thủ tướng mới của Nhật Bản Fumio Kishida đã sẵn sàng để công bố một gói kích thích tài khóa khác, trong đó có thể bao gồm phân phối tiền mặt và khôi phục các khoản trợ cấp cho du lịch trong nước.

Tuy nhiên, quy mô của gói kích thích vẫn chưa rõ ràng, nhưng các nhà kinh tế đã kỳ vọng gói kích thích rơi vào khoảng 30.000 tỷ yên, hơn 5% GDP của Nhật Bản.

Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc đã tương đối hạn chế trong việc triển khai sức mạnh tài khóa khi nền kinh tế đang phục hồi mạnh mẽ và với quan điểm rằng sự hỗ trợ sẽ dần được kiềm chế. Chính phủ Trung Quốc đã đặt mục tiêu thâm hụt khoảng 3,2% trong năm 2021, giảm từ hơn 3,6% vào năm 2020 và dữ liệu gần đây cho thấy mức này có thể nhỏ hơn.

Điều đó một phần do Bắc Kinh đang thúc đẩy cắt giảm chi tiêu lãng phí và giảm nợ của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, với đà tăng trưởng đang chậm lại, một số nhà kinh tế hiện đang kêu gọi chính quyền thúc đẩy tài khóa mạnh mẽ hơn. Chi tiêu trong năm nay được tập trung nhiều hơn vào các dự án “cải thiện đáng kể đời sống của người dân” như cải tạo nhà ở cũ, dịch vụ công và tăng lương hưu.

Thị trường mới nổi

Brazil là quốc gia đưa ra các gói kích thích đại dịch hào phóng nhất trong số các nền kinh tế mới nổi và đã thực hiện giảm bớt phần lớn kích thích trong năm nay. Nhưng gần đây, Tổng thống Jair Bolsonaro muốn tăng cường chuyển tiền mặt đến các hộ gia đình nghèo nhất vào năm 2022 khi ông sẽ tái tranh cử với dự báo đầy khó khăn. Việc này đòi hỏi phải thay đổi giới hạn chi tiêu kể từ năm 2016 và nó đã gây ra một cơn bão trên thị trường tài chính, làm thúc đẩy lãi suất tăng trong bối cảnh lo ngại rằng lạm phát đã có thể trở nên tồi tệ hơn.

Trong khi đó, Mexico đã thực hiện cách tiếp cận ngược lại trong đại dịch và chi tiêu chặt chẽ hơn.

Ở khu vực châu Á, các gói chi tiêu kích thích kinh tế đã được duy trì trên hầu hết các nền kinh tế mới nổi của khu vực này khi khu vực phục hồi sau làn sóng lây nhiễm nặng nề trong năm nay.

Ấn Độ đã báo hiệu rằng họ sẽ không rút lại các gói kích thích trong giai đoạn đại dịch, trong khi Thái Lan và Malaysia đã tăng mức trần nợ để đáp ứng nhiều chi tiêu hơn, trong khi Việt Nam đang xem xét một gói hỗ trợ mới lớn. Trong khi đó, Indonesia đã cắt giảm ngân sách và tăng thuế nhằm mục đích đưa thâm hụt trở lại dưới 3% GDP vào năm 2023.

(Theo Đầu tư Chứng khoán)

  • Cùng chuyên mục
Đạm Cà Mau chuẩn bị chi hơn 1.000 tỷ đồng trả cổ tức

Đạm Cà Mau chuẩn bị chi hơn 1.000 tỷ đồng trả cổ tức

Ngay sau cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2025, Đạm Cà Mau triển khai phương án chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 20% cho cổ đông, giữa tháng 7 sẽ thực hiện thanh toán.

Tài chính - 19/06/2025 15:02

Vietcap và VNDirect bị VSDC ‘tuýt còi’ vì sửa lỗi sau giao dịch nhiều lần

Vietcap và VNDirect bị VSDC ‘tuýt còi’ vì sửa lỗi sau giao dịch nhiều lần

Vietcap bị VSDC đình chỉ hoạt động lưu ký chứng khoán trong 3 ngày, VNDirect bị khiển trách do nhiều lần sửa lỗi sau giao dịch trong tháng 5.

Tài chính - 19/06/2025 14:45

Top cổ phiếu tăng/giảm mạnh nửa đầu năm

Top cổ phiếu tăng/giảm mạnh nửa đầu năm

10 mã tăng mạnh nhất sàn HoSE trong năm 2025 có sự xuất hiện của bộ đôi VIC (116,28%) và VHM (74%). Đây cũng là hai cổ phiếu ảnh hưởng tích cực nhất với VN-Index khi đóng góp lần lượt 43,9 điểm và 26,91 điểm.

Tài chính - 19/06/2025 07:39

Dự án ‘sống còn’ Aqua City của Novaland hoàn tất gỡ vướng pháp lý

Dự án ‘sống còn’ Aqua City của Novaland hoàn tất gỡ vướng pháp lý

Dự án Aqua City của Novaland vừa hoàn tất gỡ vướng pháp lý sau 3 năm. Đây là tín hiệu tích cực nối dài chuỗi gỡ khó cho các dự án của tập đoàn.

Tài chính - 18/06/2025 14:56

Đàm phán thuế quan đang đến hồi kết, nhà đầu tư nên hành động thế nào?

Đàm phán thuế quan đang đến hồi kết, nhà đầu tư nên hành động thế nào?

Kết quả đàm phán thuế quan là ẩn số, nhà đầu tư cần quản trị danh mục hợp lý, thay vì dự đoán thị trường thì nên tập trung vào chọn cổ phiếu.

Tài chính - 18/06/2025 14:01

HHS chính thức trở thành công ty mẹ Bất động sản CRV

HHS chính thức trở thành công ty mẹ Bất động sản CRV

Với việc mua vào thành công gần 50,1 triệu cổ phần HHS Capital, HHS đã nâng tỷ lệ sở hữu tại Bất động sản CRV lên 51,03% kể từ ngày 18/6/2025.

Tài chính - 18/06/2025 09:02

Gọi tên cổ phiếu bán lẻ khi giảm VAT đến hết năm 2026

Gọi tên cổ phiếu bán lẻ khi giảm VAT đến hết năm 2026

Triển vọng cổ phiếu bán lẻ đang được củng cố bởi tiêu dùng tăng khi giảm thuế VAT cùng các giải pháp khác của Chính phủ hay việc thanh lọc hàng giả, hàng nhái.

Tài chính - 18/06/2025 07:00

Doanh nghiệp chưa đại chúng nợ quá 5 lần vốn không được phát hành trái phiếu

Doanh nghiệp chưa đại chúng nợ quá 5 lần vốn không được phát hành trái phiếu

Quốc hội vừa thông qua quy định yêu cầu doanh nghiệp chưa đại chúng muốn phát hành trái phiếu riêng lẻ thì nợ phải trả không được vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu.

Tài chính - 17/06/2025 11:25

TCH lần thứ 2 gọi vốn từ cổ đông sau 10 năm niêm yết

TCH lần thứ 2 gọi vốn từ cổ đông sau 10 năm niêm yết

Mục tiêu huy động vốn của TCH là để rót vào 2 dự án lớn gồm Hoàng Huy Green River và tòa nhà chung cư H2 thuộc Hoang Huy Commerce, tổng đầu tư 6.249 tỷ.

Tài chính - 17/06/2025 09:32

Xếp hạng tín nhiệm giúp củng cố niềm tin thị trường

Xếp hạng tín nhiệm giúp củng cố niềm tin thị trường

Sự xuất hiện của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm nội địa với tiêu chuẩn toàn cầu như VIS Rating sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành xếp hạng tín nhiệm, cũng như hoàn thiện cơ sở hạ tầng thị trường tài chính.

Tài chính - 17/06/2025 07:00

Tập đoàn CRV lên kế hoạch lãi 'khủng', dự kiến lên sàn HoSE nửa cuối năm 2025

Tập đoàn CRV lên kế hoạch lãi 'khủng', dự kiến lên sàn HoSE nửa cuối năm 2025

Tập đoàn CRV lên kế hoạch lãi đậm 1.600 tỷ - 2.000 tỷ đồng cho 2025 và 2026. Doanh nghiệp kỳ vọng niêm yết trên HoSE trong quý III và IV.

Tài chính - 16/06/2025 16:24

CEO Đạm Cà Mau: Xung đột Iran và Israel sẽ khiến giá phân bón tăng

CEO Đạm Cà Mau: Xung đột Iran và Israel sẽ khiến giá phân bón tăng

CEO Đạm Cà Mau tiết lộ lượng hàng công ty chốt đơn bán đã vượt sản lượng, nửa cuối năm tiếp tục khả quan, đảm bảo hoàn thành kế hoạch năm.

Tài chính - 16/06/2025 15:39

Thêm 2 cổ phiếu chuẩn bị rời sàn HoSE

Thêm 2 cổ phiếu chuẩn bị rời sàn HoSE

Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin, cổ phiếu PSH và KPF bị HoSE đưa ra quyết định xem xét hủy niêm yết bắt buộc.

Tài chính - 15/06/2025 08:10

Phú Tài giữ mức cổ tức 25% năm thứ hai

Phú Tài giữ mức cổ tức 25% năm thứ hai

CTCP Phú Tài sẽ chi hơn 100 tỷ đồng để trả cổ tức còn lại năm 2024. Với việc đã tạm ứng 10% trước đó, tổng cổ tức doanh nghiệp chi trả đạt 25% và năm thứ hai duy trì tỷ lệ này.

Tài chính - 14/06/2025 11:52

Đầu tư thế nào trong bối cảnh chứng khoán có nhiều biến động?

Đầu tư thế nào trong bối cảnh chứng khoán có nhiều biến động?

Sau một giai đoạn phục hồi tốt từ phiên "đáy" của năm 2025 (9/4/2025), VN-Index trong giai đoạn gần đây đang rơi vào trạng thái điều chỉnh với 6/8 phiên giảm điểm tính từ phiên 4/6 đến 13/6.

Tài chính - 14/06/2025 06:45

Giá dầu tăng mạnh, cổ phiếu dầu khí ‘rực sáng’

Giá dầu tăng mạnh, cổ phiếu dầu khí ‘rực sáng’

Nhóm cổ phiếu dầu khí trở thành điểm sáng trên thị trường khi đồng loạt tăng mạnh, trong đó PLX gây chú ý khi tăng hết biên độ.

Tài chính - 13/06/2025 17:26