Hà Tĩnh sẽ xây dựng trung tâm Logistics mang tầm quốc tế tại cảng Vũng Áng

Nhàđầutư
Để hiểu sâu về tầm chiến lược trong công cuộc hội nhập, phát triển kinh tế thu hút đầu tư tại cảng nước sâu Vũng Áng, Nhadautu.vn có cuộc trao đổi với ông Dương Tất Thắng - Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh xung quanh vấn đề này.
ANH BÌNH - NGUYỄN PHƯỢNG
01, Tháng 11, 2018 | 10:17

Nhàđầutư
Để hiểu sâu về tầm chiến lược trong công cuộc hội nhập, phát triển kinh tế thu hút đầu tư tại cảng nước sâu Vũng Áng, Nhadautu.vn có cuộc trao đổi với ông Dương Tất Thắng - Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh xung quanh vấn đề này.

Xin ông cho biết thế mạnh của cảng biển nước sâu Vũng Áng?

Cảng nước sâu Vũng Áng nằm trên hành lang của các tuyến hàng hải quốc tế, là cửa ngõ ra biển của các nước Lào và Thái Lan thông qua QL12A. Cảng Vũng Áng đã được Thủ tướng Chính phủ quy hoạch trong phát triển cảng biển là một trong ba đầu mối giao thương biển quốc tế của Việt Nam.

45011635_270232043628866_1854339034692714496_n

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tại cảng Vũng Áng

Vũng Áng là cảng có điều kiện tự nhiên lý tưởng bởi địa chất không bồi lắng, kín gió, ít sóng, cự li từ đất liền ra đến địa phận neo đậu tàu quốc tế (đường cơ sở) bằng 0,8 hải lý (tương đương 1,4 km) rất thuận tiện cho việc neo đậu, bốc xếp, vận tải đường biển. Đó là một trong những lợi thế mà rất ít cảng biển ở Việt Nam có được.

Hệ thống giao thông thuận lợi, nằm giữa 02 sân bay quốc gia, cách sân bay Vinh 100Km; cách sân bay Đồng Hới 60km; Các tuyến giao thông chính của quốc gia đều chạy qua, tuyến Bắc - Nam có Quốc lộ 1A, đường sắt cao tốc và đường bộ cao tốc Bắc Nam đã được quy hoạch và xây dựng; tuyến Đông - Tây và Quốc lộ 12 bắt đầu tại cảng Vũng Áng đi Cửa khẩu Chalo tỉnh Quảng Bình sang Lào và Thái Lan.

Từ những lợi thế nói trên, có thể nói cảng nước sâu Vũng Áng là động lực cho sự phát triển về kinh tế của tỉnh Hà Tĩnh, khu vực và về sự hợp tác giữa đầu tư quốc tế, cùng phát triển giữa Việt Nam với các nước Lào, Thái Lan.

Theo Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã khẳng định nhiệm vụ đột phá trong nhiệm kỳ là “xây dựng Khu kinh tế Vũng Áng sớm trở thành khu kinh tế động lực tầm cỡ quốc gia, quốc tế”. KKT Vũng Áng phát triển phải gắn với phát triển Cụm cảng quốc tế nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương.

Hiện nay, quy mô đầu tư phát triển cảng Vũng Áng như thế nào, thưa ông?

Cụm cảng Vũng Áng là khu bến tổng hợp cho tàu trọng tải 3 - 5 vạn DWT, tàu container sức chở 4.000 TEU; có bến chuyên dùng nhập than phục vụ trung tâm nhiệt điện cho tàu trọng tải 3 - 10 vạn DWT, bến tiếp nhận sản phẩm lỏng của tổng kho xăng dầu cho tàu trọng tải đến 3 vạn DWT.

106d0173718t9865l1

 

Thời gian tới, Hà Tĩnh sẽ tập trung mời gọi các dự án đầu tư xây dựng Trung tâm logistics tại Vũng Áng - Sơn Dương với tiêu chí là trung tâm logistics hạng I cấp quốc gia và quốc tế. Trong đó, trung tâm logistics tại Vũng Áng công suất khoảng 16,3 triệu tấn/năm

Ông Dương Tất Thắng - Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh

Theo quy hoạch có 15 bến, hiện nay đã đưa vào khai thác 04 bến, trong đó 2 bến thương mại, năng lực xếp dỡ hơn 03 triệu tấn/năm, 1 bến chuyên dùng sản phẩm dầu của Tổng kho xăng dầu; 1 bến chuyên dùng nhập than của Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1. Hiện nay, các nhà đầu tư tiến hành đầu tư 04 bến thương mại 3, 4, 5, 6 và chuẩn bị đầu tư 01 bến chuyên dùng của Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2.

Với độ sâu tự nhiên sẵn có, là khu vực lặng gió, ít bồi lắng thì hệ thống cầu cảng tại cảng Vũng Áng có thể tiếp nhận tàu từ 3 - 5 vạn tấn trong điều kiện tự nhiên, nếu được nạo vét có thể tiếp nhận tàu đến 7 vạn tấn.

Dự kiến đến cuối năm 2019 sẽ đầu tư hoàn thành nâng công suất khai thác tại cảng Vũng Áng lên khoảng 15 triệu tấn/năm.

Ông có thể chia sẻ về hiệu quả kinh tế từ khi khai thác cảng Vũng Áng đến nay?

Có thể khẳng định, thời gian đầu phát triển của kinh tế Hà Tĩnh, khi chưa thu hút được nhiều các nhà đầu tư trong nước và trên thế giới, Cảng Vũng Áng là yếu tố quyết định để Chính phủ quyết định thành lập KKT Vũng Áng, hình thành và phát triển như hiện nay.

Nhờ tận dụng về các lợi thế của điều kiện tự nhiên, thêm vào các chính sách ưu đãi của KKT nên trong thời gian qua, các tập đoàn trong nước, thế giới đã và đang xem KKT Vũng Áng là một điểm đến về đầu tư, các dự án đầu tư gắn với lợi thế cảng Vũng Áng, tạo thuận lợi lớn cho các nhà đầu tư.

Nhờ có hệ thống hạ tầng giao thông kết nối thuận lợi, đặc biệt là hệ thống cảng Vũng Áng trong thời gian đầu phát triển Khu kinh tế, cảng nước sâu Vũng Áng hiện nay mà đến thời điểm hiện nay, tại Khu kinh tế Vũng Áng đã thu hút được 130 dự án đầu tư, gồm 75 dự án đầu tư trong nước với tổng mức đầu tư đăng ký 50,687 nghìn tỷ đồng và 55 dự án đầu tư nước ngoài với tổng mức đầu tư đăng ký 11,844 tỷ USD.

Các nhà đầu tư đến từ các nước có nền khoa học tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, sắp tới là Mỹ, Đức... giải quyết cho 18.642 người (16.390 lao động Việt Nam; 2.252 lao động nước ngoài) có việc làm ổn định, lâu dài, thu nhập bình quân 6,8 triệu đồng/người/tháng; công tác thu ngân sách tại Khu kinh tế Vũng Áng tăng trưởng cao, chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thu ngân sách của tỉnh. Giai đoạn 2015-2018 (tính đến 06 tháng đầu năm 2018), Khu kinh tế Vũng Áng nộp ngân sách 18.787,83 tỷ đồng, chiếm 54,62% tổng nộp ngân sách của toàn tỉnh (năm 2015: 7.470,45 tỷ đồng; năm 2016: 3.214,47 tỷ đồng; năm 2017: 4.359,27 tỷ đồng và 06 tháng đầu năm 2018: 3.743,64 tỷ đồng).

Chiến lược thu hút đầu tư từ cảng Vũng Áng trong thời kỳ hội nhập?

Hiện nay, với việc triển khai thực hiện các dự án cầu cảng tại cụm cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương thì nhu cầu về các dịch vụ hậu cảng là rất cấp thiết. Thời gian tới, Hà Tĩnh sẽ tập trung mời gọi các dự án đầu tư xây dựng Trung tâm logistics tại Vũng Áng - Sơn Dương với tiêu chí là trung tâm logistics hạng I cấp quốc gia và quốc tế. Trong đó, trung tâm logistics tại Vũng Áng công suất khoảng 16,3 triệu tấn/năm. Khi trung tâm logistics tại Vũng Áng bão hòa công suất thiết kế, tiếp tục xây dựng trung tâm logistics tại Sơn Dương công suất khoảng 22,5 triệu tấn/năm.

Hà Tĩnh đang tập trung xúc tiến các dự án đầu tư hậu thép, dự án công nghệ cao từ các nước Châu Âu, các dự án có giá trị xuất khẩu cao để tận dụng lợi thế về cảng biển tại Khu kinh tế.

Tầm quan trọng của cảng nước sâu đối với khu kinh tế Vũng Áng và các nước trong khu vực thưa ông?

Chính phủ đã xác định tại Đề án "Quy hoạch phát triển các Khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020" phê duyệt tại Quyết định số 1353/QĐ-TTg ngày 23/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ Khu kinh tế Vũng Áng được xác định ưu tiên đầu tư xây dựng trong phương hướng phát triển chung của hệ thống 15 Khu kinh tế ven biển để trở thành khu kinh tế trọng điểm tại miền Trung, đồng thời là cửa mở hướng ra biển và theo hướng hợp tác phát triển hành lang kinh tế Đông - Tây.

Trong giai đoạn hiện nay, Khu kinh tế Vũng Áng là 1 trong 8 khu kinh tế trọng điểm của cả nước được Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép tập trung nguồn lực đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 tại Văn bản số 2021/TTg-KTTH ngày 09/11/2015.

Có được sự ghi nhận và đánh giá cao của Chính phủ ngoài các điều kiện như quỹ đất phong phú, giao thông đường bộ thuận tiện… thì sự đóng góp của cụm cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương mang tính then chốt, quyết định.

Đối với các nước trong khu vực, từ cảng Vũng Áng theo tuyến hàng hải quốc tế rất thuận lợi đến các nước Nam Á, Bắc Mỹ, Châu Âu và các nước khác trên thế giới; là cửa ngõ ngắn nhất thông ra các hải cảng quốc tế của khu vực Miền Trung Việt Nam, Lào và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan.

Những thuận lợi và khó khăn hiện nay tại cảng Vũng Áng là gì, thưa ông?

Được sự quan tâm, ghi nhận của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương; sự chỉ đạo của UBND tỉnh và các sở, ban ngành; sự đồng tình ủng hộ của chính quyền và nhân dân địa phương trong việc đầu tư phát triển Khu kinh tế Vũng Áng nói chung và cảng Vũng Áng nói riêng.

Hiện nay, cảng Vũng Áng đã thu hút, mời gọi được các nhà đầu tư lớn, có kinh nghiệm về lĩnh vực vận tải biển và kinh doanh, khai thác cảng biển.

Sự có mặt của những tập đoàn lớn trong nước và quốc tế, như: Tập đoàn Formosa, Tập đoàn Misubishi (Nhật Bản), Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Human City (Hàn Quốc) trong đó tận dụng lợi thế cụm cảng Vũng Áng - Sơn Dương làm mấu chốt cho việc đầu tư… đã và đang “biến” KKT Vũng Áng như “thỏi nam châm” thu hút các nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, hệ thống hạ tầng giao thông kết nối đã được đầu tư xây dựng tuy nhiên năng lực vận chuyển chưa xứng tầm với năng lực của cảng. Vì thế, tỉnh Hà Tĩnh đã quy hoạch khu Logistics và Khu kinh tế Vũng Áng là trung tâm Logistics quan trọng; cần phải có chính sách về đầu tư kết cấu hạ tầng cũng như phát triển nhân lực, cơ chế tài chính... thúc đẩy ngành Logistics phát triển nhằm kết nối phát huy tiềm năng, lợi thế về cảng nước sâu Sơn Dương - Vũng Áng kết nối với năm châu.

Hướng phát triển cảng Vũng Áng tầm nhìn đến năm 2050?

Thời gian tới, cảng Vũng Áng sẽ là khu bến tổng hợp, công-ten-nơ, có bến chuyên dùng; Xây dựng hoàn thành 11 bến tổng hợp, container tiếp nhận tàu chở hàng tổng hợp 3-5 vạn DWT, tàu chở container 4.000 TEU; 04 bến chuyên dụng nhập than cho Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1,2. Tiếp nhận tàu 3 vạn DWT đến 10 vạn DWT và 01 bến chuyên dụng cho sản phẩm xăng dầu, khí hóa lỏng.

Đảm bảo năng lực nhận tàu chở hàng tải trọng đến 50.000 DWT; năng lực thông qua dự kiến khoảng 18,5 triệu tấn/năm vào năm 2020; khoảng 29,7 triệu tấn/năm vào năm 2030.

Xin cảm ơn ông!

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ