Hà Nội chốt điều chỉnh vốn cho đường sắt đô thị Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo lên 35.679 tỷ đồng

Nhàđầutư
Đường sắt đô thị Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo có tổng mức đầu tư điều chỉnh lên 35.679 tỷ đồng tăng 16.124 tỷ đồng so với ban đầu, bằng tiền vốn ODA.
QUANG DÂN
04, Tháng 12, 2019 | 17:05

Nhàđầutư
Đường sắt đô thị Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo có tổng mức đầu tư điều chỉnh lên 35.679 tỷ đồng tăng 16.124 tỷ đồng so với ban đầu, bằng tiền vốn ODA.

Hôm nay, 4/12, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Nghị quyết cập nhật, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016-2020 cấp TP, đưa dự án đường sắt đô thị Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo vào danh mục dự án đầu tư từ vốn vay của chính quyền địa phương (sử dụng từ nguồn vay ODA và vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài).

c9-1574848533-8917-1574848783

Phối cảnh nhà ga ngầm C9 - Hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: MRB

Dự án xây dựng tuyến ĐSĐT số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo là công trình có tính chất quan trọng trong mạng lưới ĐSĐT của Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quy hoạch GTVT Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, góp phần kết nối các khu vực đô thị, giảm UTGT trên địa bàn. Dự án đã được HĐND TP đưa vào danh mục công trình trọng điểm của TP giai đoạn 2016 - 2020.

Hiện dự án đang trong quá trình thực hiện các thủ tục để phê duyệt điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi. Theo đó, tổng mức đầu tư của dự án dự kiến điều chỉnh là 35.679 tỷ đồng, làm tăng mức vốn mà Hà Nội phải vay lại của Chính phủ cũng như tăng phần vốn đối ứng mà ngân sách thành phố phải đảm bảo.

Trước đó, ngày 19/11, UBND TP Hà Nội đã có tờ trình về nội dung nêu trên. Trong tờ trình gửi Hội đồng nhân dân, UBND TP nói dự án được thực hiện chủ yếu từ năm 2021-2025, trong đó, vốn ODA tương đương 30.572 tỷ đồng (chiếm 85,6%), vốn đối ứng ngân sách thành phố là 5.107 tỷ đồng. 

UBND TP Hà Nội cũng nói thêm, dư nợ hiện nay của Hà Nội là 10.692 tỷ đồng và dự kiến 2020 là 11.737 tỷ đồng. 

Giai đoạn 2021-2025, Hà Nội tiếp tục giải ngân các dự án đang triển khai có phần vốn ODA với tổng giá trị dự kiến là 38.077 tỷ đồng. Nếu tính phần vốn ODA tăng thêm của dự án này là 14.087 tỷ đồng, mức vay nợ của Hà Nội vào năm 2021 dự kiến là 66.207 tỷ đồng - vẫn nhỏ hơn hạn mức thành phố có thể huy động tối đa, theo tờ trình của Hà Nội. 

Việc sử dụng ODA và vay ưu đãi để đầu tư, theo TP Hà Nội, là phù hợp do nguồn vốn này có thời gian ân hạn 10 năm, thời gian hoàn trả 30 năm, lãi suất vốn vay thấp hơn (0,1-0,2% mỗi năm) so với huy động từ trái phiếu (khoảng 7-10%). 

Về phương án trả nợ, UBND TP. Hà Nội tính toán, giai đoạn 2021-2015, số nợ phải trả là 0 đồng do vẫn trong thời gian ân hạn. Các nguồn vay và trả nợ gốc trong giai đoạn 2021-2025 và các giai đoạn tiếp theo sẽ được cân đối để đảm bảo dự án không làm tổng dư nợ vay của thành phố vượt quá 70% số thu ngân sách địa phương.

"Các phương án vay vốn và trả nợ sẽ được tính toán cụ thể trong giai đoạn tiếp theo sau khi dự án được phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư và các hiệp định vay vốn được ký chính thức", tờ trình của UBND TP. Hà Nội nêu. 

Riêng về nguồn vốn đối ứng 5.109 tỷ đồng, cơ quan này cũng cho biết ngân sách thành phố đảm bảo bố trí được.

Được biết, đây là dự án được phê duyệt từ năm 2008, dự kiến hoàn thành năm 2015 với tổng vốn đầu tư đề xuất ban đầu là 19.555 tỷ đồng. Tuy nhiên, gần đây, UBND TP báo cáo Thủ tướng xin phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư lên 35.679 tỷ đồng, tăng 16.123 tỷ đồng (82%) so với ban đầu, đồng thời kéo dài thời hạn hoàn thành đến năm 2027. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ