Góp 1/4 GDP cả nước, thấy gì ở những 'gia tộc' khủng nhất Việt Nam?

HỒ MAI
15:03 27/06/2017

Theo VCCI, những doanh nghiệp thành đạt nhất trong những năm qua là những doanh nghiệp tư nhân, những doanh nghiệp gia tộc chứ không phải là doanh nghiệp nhà nước. Đánh giá chung, 100 doanh nghiệp gia đình lớn nhất Việt Nam đã đóng góp khoảng 1/4 GDP của cả nước.

Từ 'chaebol" Hàn tới 'chaebol' Việt

Hán tự của chaebol là hai chữ “tài phiệt”, được ghép từ hai bộ chữ có ý nghĩa là “giàu có” và “dòng họ”. Khái niệm này được dùng để chỉ các tập đoàn khổng lồ của Hàn Quốc, kiểm soát phần lớn bởi các thành viên của một gia tộc giàu có và quyền lực. Các chaebol Hàn Quốc thường được so sánh với mô hình keiretsu của Nhật Bản - mô hình kế tục trực tiếp của các tài phiệt Nhật (zaibatsu) thời trước năm 1945.

Sự hình thành các chaebol bắt đầu từ sau thế chiến 2. Sau khi quân Nhật rút khỏi năm 1945, một số doanh nhân Hàn Quốc được sở hữu các tài sản của một số doanh nghiệp Nhật Bản, một vài trong số này đã phát triển thành các chaebol. Các chaebol được hình thành bao gồm nhiều công ty có mối quan hệ liên kết về tài chính, chiến lược kinh doanh và sự điều phối chung trong hoạt động. Nét đặc trưng của các chaebol là toàn bộ các công ty thành viên thường do một hoặc một số ít gia đình sáng lập và nắm giữ cổ phần chi phối.

Các chaebol nổi tiếng nhất tại Hàn Quốc phải kể đến các tập đoàn lớn như Hyundai, LG, Samsung, Lotte, SK,... Các siêu tập đoàn này bao gồm hàng loạt công ty con, xuất hiện trong đủ mọi ngành nghề.

samsung

Gia đình lãnh đạo tập đoàn Samsung

Hiện cổ phiếu của các chaebol Hàn Quốc chiếm khoảng 50% trong chỉ số Kospi của Hàn Quốc. Chaebol đóng vai trò quan trọng để biến Hàn Quốc từ một nền kinh tế bé nhỏ tới nhà xuất khẩu lớn thứ 5 thế giới, tuy nhiên mối quan hệ giữa chaebol với chính phủ xứ sở kim chi cũng là vấn đề đang gây tranh cãi.

Câu chuyện về các chaebol - những tập đoàn được xem là "gia đình trị" ở Hàn Quốc - đã trở thành đề tài lớn được nhiều chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước nhắc đến trong định hướng phát triển kinh tế tư nhân tại Việt Nam. Đặc biệt trong bối cảnh nhiều tập đoàn tư nhân đang hình thành, các tỷ phú đô la và giới siêu giàu tăng nhanh chóng.

Tại Hội thảo "Chuyên nghiệp hóa doanh nghiệp gia đình” diễn ra mới đây, theo đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các doanh nghiệp gia đình chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực kinh tế tư nhân, thể hiện vai trò tiên phong trong việc đẩy mạnh sự phục hồi kinh tế sau khủng hoảng, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đóng vai trò như một hạt nhân quan trọng của nền kinh tế. Những doanh nghiệp thành đạt nhất trong những năm qua là những doanh nghiệp tư nhân, những doanh nghiệp gia đình chứ không phải là doanh nghiệp nhà nước.

Theo đánh giá chung, 100 doanh nghiệp gia đình lớn nhất Việt Nam đã đóng góp khoảng 1/4 GDP của cả nước.

Tập đoàn Phú Thái: Việt Nam gần như cần có ruột thịt trong công ty

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Phú Thái Holdings, đồng thời là chủ tịch Hội đồng Doanh nhân và Gia đình Việt Nam từng khẳng định rằng "ở Việt Nam gần như cần có ruột thịt trong công ty, chứ góp vốn ở ngoài, dù lỗ hay lãi cũng gặp trục trặc".

Cũng theo ông Đoàn, công ty gia đình còn “thống trị” trong khoảng 30-40 năm nữa. Do vậy, cần hỗ trợ của nhà nước, ngay như các tập đoàn lớn của Hàn Quốc như Samsung, Hyundai… đều có sự hậu thuẫn của chính phủ nước này.

Ở Tập đoàn Phú Thái, con cháu của ông Đoàn đều được ông định hướng cả chục năm trước để tiếp quản công ty. Thậm chí ông đích thân “lên lớp” để dạy cho các con cháu về kinh doanh, gia đình.

phu thai

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Phú Thái

Tập đoàn Phú Thái (Phú Thái Holdings) bao gồm nhiều công ty con như Phu Thai CAT (lắp ráp xe), Kowil (thời trang), GreenVet (thú y), Phú Thái Group (hàng tiêu dùng), Phú Thái H&B (sức khỏe và sắc đẹp), Phú Thái Invest (giáo dục, nhà hàng, dược phẩm). Trong đó, Tập đoàn BJC của Thái Lan đã sở hữu 64,55% cổ phần của Phú Thái Group - thành viên của Phú Thái Holdings - từ năm 2013 và thông qua đó sở hữu các công ty con của Phú Thái Group.

Hiện nay, Tập đoàn này có gần 30 đơn vị trực thuộc gồm các công ty thành viên, trung tâm phân phối và trung tâm kho vận trên toàn quốc. Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch HĐQT Phú Thái Holdings đang là cổ đông lớn nhất của Tập đoàn này tới tỷ lệ sở hữu 90%.

Đế chế mía đường Thành Thành Công

Gia đình ông Đặng Văn Thành, bà Huỳnh Bích Ngọc ghi dấu ấn trong 3 lĩnh vực gồm: ngân hàng, mía đường, bất động sản. Ông Đặng Văn Thành là người từng gây dựng nên Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) và cùng người vợ Huỳnh Bích Ngọc dựng nên đế chế Thành Thành Công (TTC).

Tuy nhiên đến năm 2012, gia đình ông Đặng Văn Thành để tuột mất quyền kiểm soát ngân hàng Sacombank vào nhóm nhà đầu tư mới đến từ Eximbank và SouthernBank.

Một thời gian im ắng trên thương trường sau khi rời Sacombank, năm 2014 ông Đặng Văn Thành quay trở lại với công việc kinh doanh với vai trò Chủ tịch Hội đồng chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công.

dang van thanh 2

Gia đình ông Đặng Văn Thành - Tập đoàn Thành Thành Công

Thành Thành Công là cái tên không mấy xa lạ trong ngành mía đường. Trước khi rút khỏi Sacombank, ông Thành là người dẫn dắt ngân hàng này phát triển trong 20 năm từ hợp tác xã tín dụng Thành Công. Trong khi đó bà Ngọc lại được ví là nữ hoàng mía đường với việc điều hành tập đoàn mía đường có tầm ảnh hưởng lớn nhất hiện này là Thành Thành Công. Thành Thành Công được ông Thành sáng lập từ 26 năm trước với xuất phát điểm là doanh nghiệp kinh doanh cồn, mật rỉ.

Hiện Thành Thành Công đã là tập hợp của hơn 20 đơn vị thành viên hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Qua các thương vụ mua bán sáp nhập, Thành Thành Công hiện nắm cổ phần lớn tại Đường Biên Hòa, đường Bourbon Tây Ninh, Đường Ninh Hòa,.. cũng như tham gia vào bất động sản, du lịch, năng lượng và đầu tư tài chính.

Một số doanh nghiệp thành viên của tập đoàn đang niêm yết, giao dịch trên sàn chứng khoán như: Sacomreal (SCR), Du lịch Thành Thành Công (VNG), Đường Biên Hòa (BHS), Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (SBT), Công ty Cổ phần Điện Gia Lai (GEG),…

Con gái Đặng Huỳnh Ức Mi của ông Thành hiện là người kế nghiệp và giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Thành Thành Công và thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh.

Gia đình ông Đỗ Minh Phú: Tập đoàn Doji, Ngân hàng Tiên phong

Gia đình ông Phú vốn là gia đình có truyền thống 3 đời kinh doanh với thế hệ đầu tiên là cụ Đỗ Thế Sử. Năm 38 tuổi khi đang làm Tổng biên tập báo Sơn Tây, cụ xin nghỉ để làm kinh doanh.

Năm 73 tuổi cụ Sử thành lập công ty TNHH Phát triển xuất nhập khẩu may mặc - GAMEXCO, tiền thân của Tập đoàn Doji. Ông Đỗ Minh Phú là người đem lại thành công lớn cho sự nghiệp kinh doanh gia đình với thương vụ đình đám là gây dựng nên công thương hiệu nổi tiếng Diana cạnh tranh với thương hiệu ngoại Kotex, sau này được bán lại cho tập đoàn Unicharm với giá từ 180-200 triệu USD.

do minh phu

Ông Đỗ Minh Phú - Chủ tịch Tập đoàn Doji

Hiện ông Phú và hai người con nắm giữ toàn bộ cổ phẩn Doji Group. Doji hiện có 7 công ty con và 6 công ty liên kết góp vốn và nằm trong top 3 ngành trang sức Việt Nam. Ông Phú còn là chủ tịch HĐQT Ngân hàng Tiên Phong (TPBank). Trong gia đình, các em ông là Đỗ Anh Tú, Đỗ Anh Tuấn, Đỗ Quốc Bình, Đỗ Xuân Mai, Đỗ Kim Dung đều tham gia vào công việc kinh doanh tại nhiều công ty khác nhau.

IPP - Đế chế hàng hiệu đình đám nhất Việt Nam

Được giới truyền thông gọi với danh xưng "Vua hàng hiệu" - ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch tập đoàn Liên Thái Bình Dương (Imex Pan Pacific - IPP) cùng gia đình hiện nắm giữ danh mục hàng chục thương hiệu thời trang hàng đầu như Burberry, Chanel, Versace, CK, Salvatore Ferragamo, phân phối rượu cao cấp Moet-Hennessy, Camus cho tới nhượng quyền thương mại Burger King, Donimo Pizza, Illy Café...

Ngoài ông Johnathan Hạnh Nguyễn, các thành viên trong gia đình ông cũng góp mặt vào công việc kinh doanh như chị em gái của ông, vợ ông là bà Lê Hồng Thủy Tiên được tạp chí Forbes bình chọn là một trong những nữ doanh nhân trẻ đáng chú ý năm 2015, 4 người con trai cũng quản lý 4 công ty và được ông Hạnh Nguyễn xem là 4 cột trụ.

johnathan

Gia đình ông Johnathan Hạnh Nguyễn

Những siêu thị tên tuổi một thời như Citimart, Maximark, Miền Đông và Bình Dân đều do gia đình ông mở và điều hành từ những năm đầu thập niên 90. Citimart và Maximark do hai chị em gái của ông là bà Nguyễn Thị Ánh Hoa và Nguyễn Ánh Hồng làm chủ. Không chỉ dừng lại ở cửa hàng miễn thuế tại sân bay, ông Hạnh Nguyễn còn phát triển mạng lưới cửa hàng miễn thuế tại cửa khẩu Tịnh Biên, Mộc Bài, Lao Bảo, Lào Cai, Dinh Bà.

Sau khi tiến vào mảng dịch vụ hàng không năm 2014, thông qua các công ty của mình, ông Johnathan Hạnh Nguyễn đã dần nâng tỷ lệ sở hữu lên 43,7% cổ phần tại SASCO, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hàng không lớn nhất nước. Tháng 4 vừa qua, "Vua hàng hiệu" đã chính thức được bầu làm Chủ tịch HĐQT công ty này.

Và còn nhiều tập đoàn, công ty gia đình khác như gốm sứ Geleximco, Minh Long, Bitas, May Hồ Gươm, Bia Đại Việt, Kinh Đô... đã trở thành những thương hiệu mạnh, phổ biến trên thị trường Việt Nam nhiều năm qua.

Tags:
Tags:
  • Cùng chuyên mục
Chưa đủ thủ tục, chung cư nghìn tỷ ở Huế đã bị rao bán trên mạng

Chưa đủ thủ tục, chung cư nghìn tỷ ở Huế đã bị rao bán trên mạng

Mặc dù chưa đủ các thủ tục để mở bán nhưng đã xuất hiện các cá nhân, tổ chức rao bán các căn hộ của chung cư Đống Đa trên mạng.

Bất động sản - 27/06/2025 11:20

 Doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam đang lo ngại nhất điều gì?

Doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam đang lo ngại nhất điều gì?

Khảo sát của AmCham cho thấy thuế quan đang là mối quan ngại hàng đầu của các doanh nghiệp Mỹ đang đầu tư tại Việt Nam khi 36% cho biết họ “vô cùng lo ngại” và 41% “tương đối lo ngại” về vấn đề này.

Đầu tư - 27/06/2025 06:45

Nút giao hơn 3.400 tỷ ở Thủ Đức đạt 70% khối lượng, sắp thông xe hầm chui

Nút giao hơn 3.400 tỷ ở Thủ Đức đạt 70% khối lượng, sắp thông xe hầm chui

Nút giao An Phú có tổng mức đầu tư hơn 3.400 tỷ đồng tại TP. Thủ Đức, TP.HCM đã đạt được 70% khối lượng, hầm chui sẽ thông xe vào cuối tháng 6 này.

Đầu tư - 26/06/2025 18:09

Capella làm dự án hạ tầng khu công nghiệp hơn 1.152 tỷ tại Quảng Trị

Capella làm dự án hạ tầng khu công nghiệp hơn 1.152 tỷ tại Quảng Trị

Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Capella Quảng Trị có tổng mức đầu tư hơn 1.152 tỷ, với diện tích 220,47 ha.

Đầu tư - 26/06/2025 15:44

Liên danh Greenity trúng thầu nhà máy đốt rác phát điện 1.500 tỷ tại Bình Định

Liên danh Greenity trúng thầu nhà máy đốt rác phát điện 1.500 tỷ tại Bình Định

Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt Long Mỹ sử dụng công nghệ đốt rác phát điện do Liên danh năng lượng Greenity Bình Định trúng thầu. Dự án được triển khai tại Bình Định, tổng vốn tối thiểu 1.500 tỷ đồng.

Đầu tư - 26/06/2025 15:15

Đà Nẵng điều chỉnh thời hạn sử dụng đất sân Chi Lăng từ 'lâu dài' về 50 năm

Đà Nẵng điều chỉnh thời hạn sử dụng đất sân Chi Lăng từ 'lâu dài' về 50 năm

Đà Nẵng sẽ thực hiện điều chỉnh thời hạn sử dụng đất về 50 năm đối với sân vận động Chi Lăng, để làm cơ sở tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất.

Đầu tư - 26/06/2025 11:34

'Lào Cai mới sẽ là cực tăng trưởng công nghiệp xanh của Việt Nam'

'Lào Cai mới sẽ là cực tăng trưởng công nghiệp xanh của Việt Nam'

Sau sáp nhập Yên Bái, tỉnh Lào Cai mới đứng trước thời cơ vàng để vươn mình trở thành trung tâm công nghiệp - logistics trọng điểm kết nối ASEAN với Trung Quốc.

Đầu tư - 26/06/2025 11:16

UOB: Doanh nghiệp Việt kỳ vọng được hỗ trợ tài chính trước biến động thuế quan

UOB: Doanh nghiệp Việt kỳ vọng được hỗ trợ tài chính trước biến động thuế quan

Khảo sát mới đây của Ngân hàng UOB cho thấy, trong ngắn hạn, cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng có sự hỗ trợ thiết thực từ Chính phủ, theo đó, có tới 73% doanh nghiệp mong muốn hỗ trợ tài chính.

Đầu tư - 26/06/2025 06:45

Du lịch golf - mảnh ghép quan trọng của du lịch Quảng Ninh

Du lịch golf - mảnh ghép quan trọng của du lịch Quảng Ninh

Thu hút hàng loạt dự án sân golf lớn, Quảng Ninh đang dần khẳng định vị thế mới trên bản đồ du lịch cao cấp bằng một mảnh ghép chiến lược là du lịch golf.

Đầu tư - 26/06/2025 06:45

Diễn biến mới tại dự án nghỉ dưỡng FLC ở Quảng Bình

Diễn biến mới tại dự án nghỉ dưỡng FLC ở Quảng Bình

UBND tỉnh Quảng Bình vừa có quyết định chuyển đổi 57ha rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án Khu biệt thự nghỉ dưỡng FLC Hải Ninh.

Đầu tư - 25/06/2025 06:45

Nhận diện chu kỳ kinh tế trong đầu tư chứng khoán

Nhận diện chu kỳ kinh tế trong đầu tư chứng khoán

Theo ông Đào Phước Toàn – Giám đốc Sản phẩm Đầu tư SSIAM, các quỹ đầu tư sẽ có những phân tích "top-down" kết hợp "bottom-up" để tìm ra những cổ phiếu có lợi thế cạnh tranh bền vững, duy trì dòng tiền, đạt tăng trưởng lợi nhuận tối thiểu ở điều kiện nền kinh tế khó khăn...

Đầu tư thông minh - 24/06/2025 14:31

InvestingPro chính thức phân phối chứng chỉ quỹ KDEF của KIM Việt Nam từ tháng 6/2025

InvestingPro chính thức phân phối chứng chỉ quỹ KDEF của KIM Việt Nam từ tháng 6/2025

Việc đưa KDEF lên nền tảng InvestingPro nằm trong chiến lược mở rộng hệ sinh thái sản phẩm quỹ mở của InvestingPro, nhằm mang đến cho nhà đầu tư thêm lựa chọn đầu tư chuyên nghiệp, minh bạch, và phù hợp với các mục tiêu tài chính dài hạn.

Đầu tư thông minh - 24/06/2025 12:05

Chuyên gia quỹ 'mách nước' tiêu chí chọn cổ phiếu 'vua'

Chuyên gia quỹ 'mách nước' tiêu chí chọn cổ phiếu 'vua'

Theo chuyên gia PHFM, điều quan trọng nhất trong việc chọn lựa đầu tư cổ phiếu ngân hàng là chất lượng tài sản. Đây là yếu tố đảm bảo chất lượng lợi nhuận và khả năng tăng trưởng bền vững của ngân hàng trong tương lai.

Đầu tư - 24/06/2025 08:39

Hà Nội đề xuất triển khai dịch vụ công số thân thiện trên thiết bị di động

Hà Nội đề xuất triển khai dịch vụ công số thân thiện trên thiết bị di động

Hà Nội đề xuất Trung ương cho phép thành phố triển khai dịch vụ công số thân thiện trên thiết bị di động tích hợp với Cổng Dịch vụ công Quốc gia để đáp ứng nhu cầu của người dân Thủ đô.

Công nghệ - 24/06/2025 07:30

Đà Nẵng sắp tăng giá đất, nơi cao nhất hơn 340 triệu đồng/m2

Đà Nẵng sắp tăng giá đất, nơi cao nhất hơn 340 triệu đồng/m2

Đường Bạch Đằng, đoạn từ Lê Duẩn đến Nguyễn Văn Linh (Đà Nẵng), sắp được điều chỉnh lên tới 340,97 triệu đồng/m2, tăng gần gấp đôi so với bảng giá cũ. Nhiều tuyến đường khác cũng được điều chỉnh tăng mạnh.

Đầu tư - 23/06/2025 12:14

Hơn 10 năm hoạt động cầm chừng, bến xe trăm tỷ ở Đà Nẵng tìm 'lối thoát'

Hơn 10 năm hoạt động cầm chừng, bến xe trăm tỷ ở Đà Nẵng tìm 'lối thoát'

Sau hơn 10 năm đi vào hoạt động, bến xe phía Nam Đà Nẵng vẫn đìu hiu người, xe ra vào. Để khai thác hiệu quả, TP. Đà Nẵng đang lên lộ trình điều chuyển luồng tuyến để phát huy tối đa công năng.

Đầu tư - 23/06/2025 12:09