Bố chồng Hà Tăng trước cơ hội mua đứt Tràng Tiền Plaza - TTTM đắc địa nhất Hà Nội
Ông Hạnh Nguyễn đã đeo đuổi Tràng Tiền Plaza nhiều năm qua và nay đang đứng trước cơ hội có thể mua đứt trung tâm thương mại đắc địa nhất Hà Nội khi Bộ Công Thương vừa đề nghị thoái hết vốn nhà nước tại đây.
Tập đoàn Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPP) của ông Hạnh tháng 4 vừa rồi đã thâu tóm thành công doanh nghiệp (DN) dịch vụ hàng không lớn nhất Việt Nam.
Cuối tháng 4, HĐQT CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất - SASCO (SAS) đã bổ nhiệm ông Johnathan Hạnh Nguyễn vào vị trí Chủ tịch HĐQT thay cho bà Đoàn Thị Mai Hương.

"Vua hàng hiệu" Johnathan Hạnh Nguyễn
SASCO là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thương mại tại sân bay lớn nhất cả nước với các nguồn thu chính gồm: kinh doanh hàng miễn thuế, dịch vụ phòng khách sân bay, bán lẻ tại trung tâm thương mại,... trong đó, khoảng 50% - 65% tổng doanh thu đến từ việc kinh doanh hàng miễn thuế. Năm 2016, công ty đạt gần 2.100 tỷ doanh thu, lợi nhuận sau thuế đạt 234 tỷ.
Dù Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) hiện vẫn là cổ đông lớn nhất, sở hữu 49,8% cổ phần SASCO, nhưng với chiến lược M&A kiên trì và khôn khéo, ông Hạnh Nguyễn đã nắm giữ 44% cổ phần SAS, thông qua một số DN gia đình như: Tập đoàn IPP Group, Công ty Thời trang và Mỹ phẩm Duy Anh (DAFC) và Công ty Thời trang và Mỹ phẩm Âu Châu (ACFC).
Bố chồng nữ diễn viên nổi tiếng Tăng Thanh Hà được bầu vào HĐQT SAS từ năm ngoái. Vợ ông Hạnh Nguyễn, bà Lê Hồng Thủy Tiên hiện cũng là thành viên HĐQT SASCO.
Ngay trước khi ông Hạnh nhận ghế Chủ tịch, tình hình kinh doanh của SASCO cũng đã chuyển biến rất khả quan. Theo báo cáo tài chính quý 1/2017 doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ SASCO đạt 586,55 tỷ đồng, tăng 35 tỷ đồng so với cùng kỳ tương ứng mức tăng 6%. Trong đó, riêng doanh thu từ hàng hóa bán tại các cửa hàng miễn thuế đạt 287,4 tỷ đồng.
Ứng viên số 1
Với nguồn lực tài chính dồi dào, chiến lược thâu tóm không giấu giếm và đặc biệt là tham vọng 1 tỷ USD doanh thu cho IPP, rõ ràng ông Hạnh Nguyễn là ứng viên số 1 trong việc mua đứt trung tâm thương mại (TTTM) lâu đời nhất Thủ đô, nơi ông đang là khách thuê hiện hữu.
Như Nhadautu.vn đã thông tin, chủ sở hữu khu trung tâm thương mại này là Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Tràng Tiền nơi SCIC sở hữu 90% vốn điều lệ và Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) sở hữu 10% còn lại.
Trước khi được chuyển giao về SCIC, Tràng Tiền Plaza thuộc sở hữu của Công ty TNHH Tràng Tiền – công ty con của Tổng công ty Vinaconex. Trong quá trình cổ phần hóa Vinaconex, phần vốn góp của Vinconex tại đây được chuyển giao lại cho SCIC.
Sau khi về tay SCIC, Tràng Tiền Plaza được xác định liên doanh với đối tác nước ngoài, định vị trở thành trung tâm mua sắm hàng hóa cao cấp, phục vụ chủ yếu tầng lớp có thu nhập cao và khách nước ngoài.
Khi chi ra 400 tỷ đồng cải tạo công trình này và mời nhà đầu tư quốc tế góp 3.000 tỷ đồng vào Tràng Tiền Plaza, ông Johnathan Hạnh Nguyễn tuyên bố: “Tôi không chơi ngông, liều lĩnh hay thiếu suy nghĩ. Bởi với tôi, Tràng Tiền Plaza không đơn giản là một trung tâm thương mại mà còn là khát vọng một đời của một người con xa xứ”.

Tràng Tiền Plaza vẫn vắng khách mua sắm dù toạ lạc ở vị trí đắc địa nhất Hà Nội
Nói là làm, dù tình hình kinh doanh hàng hiệu tại Tràng Tiền Plaza được quan sát là khá vắng vẻ kể từ khi khai trương đến nay, nhưng người ta chưa bao giờ thấy ông Hạnh tỏ ra nản lòng.
Còn nhớ hồi cuối năm 2013, ông Nguyễn Văn Đực, khi đó là Phó giám đốc công ty TNHH Địa ốc Đất Lành, kiêm Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM còn sốt ruột đến mức đưa ra lời khuyên nhủ: Nên tạm đóng cửa Tràng Tiền Plaza, đừng phóng lao rồi theo lao để rồi dẫn tới bước đường cùng. Dù vậy, ông Hạnh Nguyễn vẫn giữ thái độ bình tĩnh đến ngạc nhiên. “Tràng Tiền vẫn sống khỏe, chúng tôi không hề thua lỗ và chúng tôi không chết đâu”, ông trả lời CafefLand, chuyên trang của Tạp chí Nhà đầu tư thời điểm đó.
Chi phí bao nhiêu?
Việc định giá Tràng Tiền Plaza hẳn sẽ là đề tài tiêu tốn nhiều giấy mực báo chí tới đây. Toạ lạc tại Bờ Hồ, Tràng Tiền Plaza không chỉ là “đất vàng” mà còn được mệnh danh là “đất kim cương”. Ngay đối diện TTTM này, tại số nhà 22 Hàng Bài, giá đất từng được hét tới 1 tỷ đồng/m2 khi đền bù giải phóng mặt bằng.
Khảo sát của PV Nhadautu.vn cho thấy, dù theo bảng giá đất Hà Nội do UBND TP ban hành, giá đất cao nhất được niêm yết là 162 triệu đồng/m2, tuy nhiên thực tế thì dọc các tuyến phố quanh hồ Hoàn Kiếm, giá đất luôn được hét từ 700 triệu - 1 tỷ đồng/m2.
Theo một nhà môi giới bất động sản, với diện tích đất 4.346 m2, tạm tính giá đất khoảng 500 triệu đồng/m2, vậy riêng tiền đất thì khu TTTM này đã có giá trị 2.173 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Tràng Tiền gần đây nhất (đăng ký thay đổi lần 15, ngày 15/12/2016), “chủ nhân” của Tràng Tiền Plaza chỉ có vốn điều lệ 20 tỷ đồng. Trong đó, SCIC góp 18 tỷ, Hapro góp 2 tỷ đồng.

Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Tràng Tiền - "chủ nhân" của Tràng Tiền Plaza có vốn điều lệ 20 tỷ đồng
Dĩ nhiên, câu chuyện thoái vốn nhà nước tại công ty này sẽ còn rất dài bởi ngay quan điểm thoái toàn bộ hay giữ lại 51% hiện vẫn còn chưa thống nhất. Trong khi Bộ Công Thương đề nghị thoái toàn bộ vốn nhà nước tại đây thì SCIC lại đề nghị phải giữ lại 51%. Và kể cả khi đã thống nhất về quan điểm thì quy trình thủ tục từ định giá doanh nghiệp đến đấu giá công khai còn rất nhiều bước với nhiều cấp phê duyệt theo quy định pháp luật.
Ngoài ra, để tránh thất thoát tài sản nhà nước khi cổ phần hoá, tại cuộc họp với Kiểm toán Nhà nước hồi đầu năm nay, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã đề nghị Kiểm toán Nhà nước đánh giá sâu sát hơn việc sắp xếp đất đai trước khi cổ phần hóa. Phó Thủ tướng chỉ rõ, khi thực hiện cổ phần hóa, nhà đầu tư cam kết sử dụng đất đai theo quy hoạch nhưng sau khi cổ phần hóa xong thì lại có chuyện chuyển đổi quy hoạch và chuyển đổi mục đích sử dụng đất không theo quy hoạch ban đầu.
Do đó, việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp nhà nước gắn với các lợi ích về đất đai đang được các nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn là tăng cường năng lực quản trị của doanh nghiệp sau cổ phần hóa.
Để nhìn nhận rõ hơn thực tế này, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết Chính phủ đang giao các bộ, ngành nghiên cứu có cho phép doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hóa được chuyển đổi quyền sử dụng đất hay không? Trường hợp nào được phép và cấp nào có thẩm quyền nào sẽ ra quyết định cho phép chuyển đổi?
Việc chỉnh lý chính sách cũng như vậy cũng có thể sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thoái vốn tại Tràng Tiền Plaza và tham vọng sở hữu của bố chồng Hà Tăng.
- Cùng chuyên mục
Quỹ đầu tư danh tiếng Thuỵ Sỹ muốn đưa Quy Nhơn thành Trung tâm tài chính toàn cầu
Các nhà đầu tư định hướng đưa Quy Nhơn (Bình Định) trở thành Trung tâm Tài chính toàn cầu. Trong đó, mục tiêu là xây dựng Trung tâm Tài chính quốc tế (IFC) tại Quy Nhơn trở thành điểm thu hút vốn đầu tư toàn cầu, đổi mới sáng tạo và có tầm ảnh hưởng quốc tế.
Đầu tư - 18/06/2025 19:56
Tập đoàn GEO sắp xây Trung tâm đào tạo năng lượng tái tạo 50 triệu USD tại Bình Định
Dự án Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo có diện tích dự kiến 20ha (tại huyện Phù Mỹ, Bình Định) với tổng vốn đầu tư là 50 triệu USD.
Đầu tư - 18/06/2025 17:14
ACV làm chủ đầu tư dự án kéo dài đường cất hạ cánh sân bay Vinh
Bộ Xây dựng đề nghị ACV khẩn trương chuẩn bị hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ đầu tư dự án, trình UBND tỉnh Nghệ An theo quy định, trong đó nghiên cứu kỹ lưỡng các pháp kỹ thuật để bảo đảm không phải thực hiện đóng cảng hàng không khi thực hiện dự án kéo dài đường cất hạ cánh hiện hữu tại Cảng hàng không Vinh.
Đầu tư - 18/06/2025 11:06
Khánh Hoà thu hút gần 300 nghìn tỷ đồng đầu tư vào bất động sản trong 6 tháng
Từ đầu năm đến nay, Khánh Hòa thu hút 12 dự án đầu tư ngoài ngân sách với tổng vốn đăng ký gần 300 nghìn tỷ đồng. Nhiều dự án quy mô lớn trong lĩnh vực đô thị, công nghiệp, năng lượng... đang tạo lực đẩy mạnh mẽ cho quá trình phát triển kinh tế địa phương.
Đầu tư - 18/06/2025 08:30
Thương mại Đối ứng Việt Nam - Hoa Kỳ: Cơ hội mới cho thị trường chứng khoán
Tiến trình đàm phán Hiệp định Thương mại Đối ứng Việt Nam – Hoa Kỳ đang có bước tiến rõ rệt, mở ra những cơ hội tăng trưởng mới cho kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam. Các nhóm ngành hưởng lợi sẽ là xuất khẩu, công nghệ, năng lượng tái tạo, logistic.
Đầu tư thông minh - 17/06/2025 15:50
FDI chưa tạo giá trị gia tăng cao, chủ yếu là lắp ráp và gia công
Đại biểu Quốc hội cho biết, FDI chưa tạo giá trị gia tăng cao, vẫn chủ yếu tập trung vào lĩnh vực lắp ráp, gia công. Tỷ lệ nội địa hóa trong khu vực FDI vẫn dưới 30% ở nhiều ngành công nghiệp chế biến - chế tạo và chưa có liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp trong nước.
Đầu tư - 17/06/2025 13:20
Bình Định ưu tiên gần 1.500 căn nhà ở xã hội cho cán bộ Gia Lai
Bình Định ưu tiên bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ tỉnh Gia Lai mua nhà ở xã hội tại 8 dự án với quỹ nhà ở gần 1.500 căn.
Đầu tư - 17/06/2025 13:14
Vietnam Wafer muốn làm nhà máy sản xuất vật liệu thạch anh tại Quảng Trị
CTCP Vietnam Wafer vừa đề xuất với UBND tỉnh Quảng Trị đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất vật liệu thạch anh siêu tinh khiết tại khu công nghiệp Quán Ngang.
Đầu tư - 17/06/2025 06:45
Từ quốc gia nhỏ bé đến cường quốc số: Học gì từ hành trình chuyển đổi số đột phá của Estonia?
Estonia - một quốc gia chỉ có khoảng 1,3 triệu dân, đã trở thành hình mẫu toàn cầu trong ứng dụng AI vào chuyển đổi số chính phủ, từ đó gợi mở nhiều chính sách cho Việt Nam.
Công nghệ - 17/06/2025 06:45
Thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng với quy mô 1.881ha
Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng với quy mô khoảng 1.881ha, bố trí tại 7 vị trí không liền kề.
Đầu tư - 16/06/2025 16:45
Giá nhà ở xã hội mới có thể chạm mức 30 triệu đồng/m2
Hiện mức giá cao nhất đối với một dự án nhà ở xã hội mới là 25 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, ngưỡng này có thể sớm bị phá vỡ trong bối cảnh chi phí xây dựng ngày càng đắt đỏ.
Đầu tư - 16/06/2025 14:17
Liên danh VEC trúng thầu xây dựng cao tốc 56.000 tỷ thuộc dự án Vành đai 4 - vùng Thủ đô
Dự án xây dựng đường cao tốc theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT, thuộc dự án đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô đã tìm được nhà đầu tư trúng thầu, đó là liên danh CITYLAND - SUNFLOWER - VEC - HORIZON. Giá đề xuất của liên danh làm đường cao tốc này khoảng 56.000 tỷ đồng.
Đầu tư - 16/06/2025 14:10
Cơ hội mua vào các cổ phiếu nền tảng cơ bản tốt
Các thống kê chỉ ra chứng khoán trong nước thường sẽ thường không chịu tác động tiêu cực trong trung và dài hạn từ các sự kiện địa chính trị. Từ đó, sự sụt giảm của chỉ số (nếu có) sẽ mở ra cơ hội mua vào cổ phiếu nền tảng tốt.
Đầu tư - 16/06/2025 11:00
TP.HCM: Giá nhà cao khiến sức mua yếu
Phần lớn những dự án mới ra mắt, mở bán trong thời gian gần đây tại TP.HCM đều có mức giá hơn 100 triệu đồng/m2. Trong khi, hàng tồn kho giá cao chưa tiêu thụ hết cũng khiến sức mua thực không đạt như kỳ vọng.
Đầu tư - 16/06/2025 06:45
Cầu vượt 2.000 tỷ ở Đà Nẵng xài 10 năm vẫn chưa xong quyết toán
Dự án cầu vượt nút giao Ngã ba Huế (TP. Đà Nẵng) có vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng đã đưa vào sử dụng gần 10 năm, nhưng đến nay chưa được quyết toán đầy đủ cho doanh nghiệp.
Đầu tư - 15/06/2025 17:54
Bộ Xây dựng nói gì về việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai?
Theo Bộ Xây dựng, hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận vẫn được chuyển nhượng theo quy định về kinh doanh bất động sản.
Đầu tư - 15/06/2025 13:00
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago