Giữa đại dịch nhà đầu tư nước ngoài vẫn 'âm thầm' thâu tóm doanh nghiệp Việt

Nhàđầutư
Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, trong tháng 4/2020, vốn đăng ký tăng thêm của nhà đầu tư nước ngoài (FDI) tăng 2,5 lần. Điều này cho thấy doanh nghiệp FDI đang âm thầm mua cổ phần của doanh nghiệp trong nước, thể hiện tiềm năng của doanh nghiệp Việt.
ĐÌNH VŨ
07, Tháng 05, 2020 | 16:05

Nhàđầutư
Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, trong tháng 4/2020, vốn đăng ký tăng thêm của nhà đầu tư nước ngoài (FDI) tăng 2,5 lần. Điều này cho thấy doanh nghiệp FDI đang âm thầm mua cổ phần của doanh nghiệp trong nước, thể hiện tiềm năng của doanh nghiệp Việt.

Sáng 7/5, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã tổ chức buổi Họp báo Diễn đàn Thủ tướng với doanh nghiệp năm 2020 làm tiền đề cho Hội nghị trực tuyến Thủ tướng với doanh nghiệp vào ngày 9/5 tới đây.

Đón đầu các làn sóng đầu tư mới

Tại buổi Họp báo, trả lời câu hỏi liên quan tới làn sóng dịch chuyển dòng vốn FDI từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á và kế hoạch "đón lọng" dòng vốn này của Việt Nam, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng cho biết, Bộ KH&ĐT đang tập hợp nghiên cứu các làn sóng đầu tư từ các nước trên thế giới không chỉ riêng Trung Quốc để có thể đón đầu.

"Đây là cơ hội mở ra cho nhiều Quốc gia trong đó có Việt Nam. Chúng tôi cũng đã tiếp cận các hiệp hội, các nhà đầu tư lớn để trao đổi về các gói hỗ trợ, giải pháp trong khuôn khổ với pháp luật để tìm tiếng nói chung với nhà đầu tư. Cùng với đó, Bộ KH&ĐT cũng đang phối hợp với các Bộ ngành để đưa ra các sửa đổi trong Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp nhằm thu hút đầu tư nước ngoài thời gian tới", ông Hoàng nhấn mạnh.

Do-nha-hoang

Ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT

Ông Hoàng cũng cho biết, theo số liệu cập nhật nhất, tổng vốn đầu tư 4 tháng của FDI giảm 15% so với cùng kỳ trong khi thế giới giảm 30-40% do tác động của dịch COVID-19. Dù tổng vốn đăng ký giảm, nhưng đáng chý ý, trong tháng 4 tổng vốn đăng tăng thêm của nhà đầu tư nước ngoài (FDI) tăng 2,5 lần.

"Điều này thể hiện tiềm năng của doanh nghiệp Việt khi doanh nghiệp FDI đang âm thầm mua vào". Cùng với đó, trong 4 tháng đầu năm vốn đăng ký cấp mới tăng 26,9%, vốn điều chỉnh tăng 45,6% so với cùng kỳ năm 2019.

Theo ông Hoàng, đến cuối năm xu hướng tăng trưởng của FDI sẽ trở lại và là tiền đề cho năm 2021.

Bổ sung ý kiến của ông Đỗ Nhất Hoàng về đầu tư nước ngoài, Thứ trưởng Vũ Đại Thắng cho biết, đầu tư nước ngoài trên thế giới có xu hướng chung là giảm và chỉ tăng ở một số nước, "Việt Nam may mắn nằm trong những nước đó".

"Vì giảm nên cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài ở các nước đang rất khốc liệt. Ngay từ khi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nổ ra đã khiến nhà đầu tư dịch chuyển khỏi Trung Quốc, nhiều quốc gia đã đưa ra các cơ chế chính sách đón lõng dòng đầu tư này không chỉ Việt Nam. Ví dụ như Thái, Campuchia và bản thân Trung Quốc cũng đều đã đưa Luật đầu tư nước ngoài thế hệ mới", ông Thắng nhấn mạnh.

Theo đó, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT cho biết, trong nhiều năm qua, Việt Nam đã có đánh giá về dòng dịch chuyển đầu tư, làm sao để có môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi hơn, đón được dòng vốn có chất lượng, hiệu quả. Năm 2019 đã có Nghị quyết Bộ Chính trị về hợp tác đầu tư với nước ngoài tạo điều kiện thuận lợi cho "đại bàng tới đẻ trứng".

Trong 4 tháng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam duy trì ở mức tăng trưởng 3,8% được cho là mức cao so với các nước trên thế giới khi hầu hết các nước tăng trưởng âm. Theo Thứ trưởng, triển vọng đầu tư nước ngoài sau dịch bệnh bệnh ở Việt Nam là rất lớn. 

Doanh nghiệp FDI chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch

Theo kết quả khảo sát gần 130.000 doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) thực hiện vào cuối tháng 4, hiện có khoảng 86% doanh nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch COVID-19. Nhóm doanh nghiệp lớn (hiện chiếm 2,8% tổng số doanh nghiệp) là nhóm có tỷ lệ doanh nghiệp chịu tác động nhiều nhất với tỷ lệ 92,8%; tiếp đến là nhóm doanh nghiệp vừa (91,1%) và nhỏ (89,7%); tỷ lệ này ở nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ (hiện chiếm 62,6% toàn bộ doanh nghiệp) là thấp nhất với 82,1%.

Theo loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp FDI là đối tượng chịu nhiều tác động nhất của dịch COVID-19 (với 88,7%); tỷ lệ này đối với nhóm doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước lần lượt là 87,3% và 85,5%.

Theo ngành kinh tế, một số ngành công nghiệp trọng điểm đang phải đối mặt với những khó khăn khi hầu hết các doanh nghiệp quy mô lớn phụ thuộc nhiều vào thị trường xuất khẩu (dệt may, da giày, điện tử và sản xuất ô tô, ...).

Doanh thu quý 1/2020 của các doanh nghiệp giảm mạnh xuống còn 74,1% so với cùng kỳ năm trước và dự kiến 4 tháng đầu năm 2020 sẽ tiếp tục giảm xuống còn gần 70% cùng kỳ năm 2019. Mặc dù doanh thu bị giảm mạnh so với kế hoạch đề ra, tuy nhiên các doanh thu vẫn phải gánh chịu các khoản chi phí hàng ngày như chi trả lương và các khoản chi phí liên quan cho người lao động,chi phí lãi vay, thuê mặt bằng,…

Một trong những khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp hiện nay là thiếu vốn, đặc biệt là vốn lưu động, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có tỷ lệ doanh nghiệp bị thiếu hụt vốn cao nhất. Nhiều doanh nghiệp đã ví dòng tiền như là máu trong cơ thể, thiếu máu thì cơ thể không thể khoẻ mạnh được. Nếu tình trạng thiếu máu kéo dài và trầm trọng thì ắt sẽ ảnh hưởng đến sức sống của doanh nghiệp.

Theo số liệu cập nhật của Bộ KH&ĐT, tính luỹ kế đến 20/4/2020, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà ĐTNN đạt 12,33 tỷ USD, bằng 84,5% (giảm 15%) so với cùng kỳ năm 2019. Vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 5,15 tỷ USD, bằng 90,4% so với cùng kỳ năm 2019.

Về góp vốn, mua cổ phần: Luỹ kế 4 tháng có 3.210 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà ĐTNN tăng 32,9%, tổng giá trị vốn góp gần 2,48 tỷ USD.

Một số dự án nổi bật trong 4 tháng đầu năm gồm: Dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu thuộc Trung tâm nhiệt điện LNG Bạc Liêu (Singapore), tổng vốn đầu tư đăng ký 4 tỷ USD; Dự án Tổ hợp hoá dầu miền Nam Việt Nam (Thái Lan) tại Bà Rịa – Vũng Tàu điều chỉnh tăng vốn đầu tư 1,386 tỷ USD; Dự án Nhà máy sản xuất lốp xe Radian Jinyu (Việt Nam), tổng vốn đầu tư 300 triệu USD do nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư tại Tây Ninh; Dự án Victory - Nhà máy sản xuất sản phẩm điện tử công nghệ cao tại Đồng Văn, Hà Nam (Đài Loan), tổng vốn đầu tư 273 triệu USD; Dự án Công trình văn phòng tại 29 Liễu Giai (Singapore) điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 246 triệu USD.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ