Giảm thiểu nguy cơ thiếu điện: Gỡ khó cho 9 dự án đã đủ?

Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ ngành phải thúc đẩy nhanh việc giải quyết hàng loạt cơ chế, kể cả đặc cách để gỡ khó cho các dự án điện, đảm bảo đến năm 2020 nền kinh tế không đối mặt với nguy cơ thiếu điện.
LAN NHI
13, Tháng 08, 2019 | 06:55

Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ ngành phải thúc đẩy nhanh việc giải quyết hàng loạt cơ chế, kể cả đặc cách để gỡ khó cho các dự án điện, đảm bảo đến năm 2020 nền kinh tế không đối mặt với nguy cơ thiếu điện.

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã nhận được yêu cầu từ Chính phủ phải đẩy nhanh các thủ tục triển khai gấp 9 dự án nguồn điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), nhất là những thủ tục vượt thẩm quyền giải quyết của cấp bộ.

f0add_nhietdienthaibinh_evn

Nhiệt điện Thái Bình được đánh giá là một trong các nhà máy nhiệt điện có chất lượng hàng đầu tại Việt Nam, đã được khánh thành vào tháng 2-2019.

Theo đó, các dự án như Nhiệt điện Quảng Trạch 1, Quảng Trạch II. Dung Quất I, Dung Quất III (lấy khí từ dự án Cá Voi Xanh), Ô Môn III, Ô Môn IV (đồng bộ lấy khí từ dự án khí lô B), dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng, Yaly mở rông, Trị An mở rộng sẽ được đẩy nhanh tiến độ giải quyết.

Tại dự án Nhiệt điện Quảng Trạch I, Thủ tướng yêu cầu không trình duyệt lại chủ trương đầu tư. Các dự án khác được đồng ý về nguyên tắc xem xét, ban hành cơ chế đặc thù trong phạm vi thẩm quyền của Chính phủ, áp dụng đối với các dự án trọng điểm, cấp bách để tháo gỡ khó khăn.

Theo quy hoạch điện II điều chỉnh, tổng công suất các nguồn điện dự kiến đưa vào vận hành trong giai đoạn 2016-2020 trên toàn hệ thống là 21.650 MW. Trong đó, nguồn điện do EVN đầu tư là 7185 MW (chiếm 33,2%). Trong số 62 dự án công suất lớn trên 200 MW/dự án, bao gồm cả các dự án do EVN và ngoài EVN làm chủ đầu tư, hiện chỉ có 15 dự án đạt tiến độ. 47 dự án chậm tiến độ hoặc chưa xác định được tiến độ như trong Quy hoạch điện VII. Nên việc tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh các dự án là rất cần thiết.

Hiện vấn đề của các dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng, Ô Môn III, Ô Môn IV… chủ yếu là quy định hiện hành về đầu tư xây dựng còn thiếu tính thống nhất, chồng chéo gây nên những khó khăn nhất định và dẫn tới công tác chuẩn bị đầu tư bị kéo dài. Một số dự án đang trong giai đoạn thực hiện đầu tư nhưng thuộc phạm vi điều chỉnh của một số văn bản pháp luật mới, đầu mối thực hiện thẩm định đầu tư không nhất quán, gây mất thời gian kéo dài cho doanh nghiệp.

Do đó, nếu Thủ tướng không cho cơ chế tháo gỡ như đồng ý nêu trên, nguy cơ thiếu điện đến 2020 là hiện hữu.

Trước đó, vào trung tuần tháng 7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực Chính phủ đã họp bàn các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian tới.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tinh thần chỉ đạo quan trọng nhất của Chính phủ là yêu cầu Bộ Công Thương, ngành điện trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được để xảy ra tình trạng thiếu điện đối với sản xuất, kinh doanh, đời sống nhân dân trong giai đoạn tới.

Thủ tướng nhấn mạnh ngành năng lượng Việt Nam phải tự cường, ít phụ thuộc vào nước ngoài. Ngành điện lực Việt Nam bảo đảm công khai, minh bạch trong quá trình đầu tư, sản xuất điện, phát triển các nguồn điện và hệ thống truyền tải điện; tận dụng các nguồn năng lượng tái tạo.

(Theo Kinh tế Sài Gòn)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26797.00 26905.00 28111.00
GBP 31196.00 31384.00 32369.00
HKD 3185.00 3198.00 3303.00
CHF 27497.00 27607.00 28478.00
JPY 161.56 162.21 169.75
AUD 16496.00 16562.00 17072.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 673.00 676.00 704.00
CAD 18212.00 18285.00 18832.00
NZD   15003.00 15512.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3598.00 3733.00
SEK   2304.00 2394.00
NOK   2295.00 2386.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ