Giảm lãi suất cho khách hàng cá nhân: 'Cần có chọn lọc để hỗ trợ đúng đối tượng'

Nhàđầutư
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính nhận định: Trong bối cảnh dịch COVID-19 kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế, thu nhập của người dân bị ảnh hưởng thì việc giảm lãi suất, giãn hoãn thời gian trả nợ cho khách hàng là hợp lý. Tuy nhiên, cần có chọn lọc để hỗ trợ đúng đối tượng.
ĐÌNH VŨ
09, Tháng 09, 2021 | 07:06

Nhàđầutư
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính nhận định: Trong bối cảnh dịch COVID-19 kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế, thu nhập của người dân bị ảnh hưởng thì việc giảm lãi suất, giãn hoãn thời gian trả nợ cho khách hàng là hợp lý. Tuy nhiên, cần có chọn lọc để hỗ trợ đúng đối tượng.

lai-suat-ndt

Trong bối cảng hiện nay, việc giảm lãi suất, giãn hoãn thời gian trả nợ cho khách hàng là hợp lý. Ảnh: Trọng Hiếu

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ sản xuất kinh doanh,  Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu 16 ngân hàng thương mại lớn nhất hệ thống giảm lãi suất cho vay từ tháng 7 đến hết năm 2021. Mức giảm lãi suất với các khoản dư nợ hiện hữu, tức là các khoản nợ mà doanh nghiệp đang vay ngân hàng. Đây là điểm khác biệt so với những đợt giảm trước kia, bởi khi giảm với dư nợ hiện hữu, sẽ có nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn tài chính được miễn giảm hơn. 

Theo thống kê của SSI, trong vòng tháng 8 lãi suất cho vay trên thị trường đã có mức giảm trung bình từ 0,3 - 1,5%. Một số ngân hàng đã triển khai các gói cho vay ưu đãi với mức lãi suất chỉ từ 4%/năm.

Ngân hàng Nhà nước cũng vừa ban hành Thông tư 14 nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01 về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Thông tư 14 mở rộng phạm vi, giới hạn thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi phí đối với nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi phát sinh trong khoảng thời gian từ 23/1/2020 đến ngày 30/6/2022 (thay vì từ 23/1/2020 đến ngày 31/12/2021 theo quy định tại Thông tư 01).

Tuy nhiên, đối tượng chủ yếu các NHTM hướng tới cơ cấu nợ, giảm lãi suất chủ yếu vẫn là doanh nghiệp. Trước nguyên nhân bất khả kháng, do dịch bệnh dẫn đến mất khả năng trả nợ, đặc biệt những khu vực đang phải áp dụng biện pháp giãn cách theo yêu cầu của Chính phủ là TP.HCM và một số tỉnh thành phía Nam, người dân là khách hàng cá nhân vay tiền ngân hàng cũng đồng loạt kiến nghị ngân hàng giảm lãi suất, chia sẻ khó khăn với người dân.

Nguyên nhân "bất khả kháng"

Theo phản ánh của nhiều khách hàng, lãi suất vay mua nhà, vay tiêu dùng hiện nay vẫn rất cao từ 10,5-12%/năm. Dù có nghe nói về việc ngân hàng giảm lãi suất hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, nhưng khoản vay của khách hàng cá nhân vẫn không nằm trong diện tái cơ cấu lại nợ cũng như miễn, giảm lãi, phí cho vay.

Cụ thể, theo phản ánh của khách hàng N.A.Đ, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên nửa năm trở lại đây, thu nhập của 2 vợ chồng anh Đ đã giảm 30% so với thời điểm trước dịch, ảnh hưởng đến khả năng chi tiêu cũng như trả nợ của gia đình.

Cách đây hơn 1 năm 2 vợ chồng anh Đ đã vay ngân hàng 1 tỷ đồng để mua một căn chung cư để ở với lãi suất ưu đãi 7,6%/năm. Tuy nhiên, sau một năm hết ưu đãi, lãi suất tăng lên mức 10,6%/năm khiến mỗi tháng 2 vợ chồng anh Đ phải trả hơn 10 triệu cả gốc và lãi (tương đương tiền lương cả tháng của anh Đ hiện tại). Anh Đ cho biết có liên lạc với ngân hàng để hỏi về chính sách giảm lãi suất. Tuy nhiên, anh Đ được trả lời là không nằm trong nhóm đối tượng được hỗ trợ giảm lãi suất.

Cũng tương tự trường hợp anh Đ, tuy không ở trong khu vực phía Nam nhưng khách hàng N.T.N làm nghề môi giới bất động sản, tư vấn bảo hiểm, tài chính, 2 tháng trở lại đây đã gần như không có thu nhập khi Hà Nội liên tục áp dụng các biện pháp giãn cách, không thể gặp gỡ khách hàng, cũng như ký kết các hợp đồng, thu nhập thường xuyên chỉ đủ duy trì sinh hoạt thông thường tối thiểu. 

Chị N.T.N có một khoản vay sửa chữa nhà tại ngân hàng với lãi suất 11%/năm, mỗi tháng chị N.T.N phải trả trên dưới 9 triệu cả gốc và lãi. Chị N.T.N cho biết, với tình trạng hiện tại, 2 tháng chị còn có sức để trả nợ ngân hàng với số tích luỹ ít ỏi, còn kéo dài hơn nữa thì cũng không biết xoay xở ra sao. Chị N.T.N đang kiến nghị ngân hàng hỗ trợ giảm lãi suất, miễn, giảm phí nộp chậm. Tuy nhiên, ngân hàng mới cho biết, sẽ ghi nhận kiến nghị của chị nhưng ngân hàng hiện chưa có hướng dẫn về việc giảm lãi suất với các đối tượng như chị.

Trao đổi về vấn đề này, lãnh đạo một NHTM cho biết, thời điểm hiện tại các ngân hàng vẫn chủ yếu giảm lãi suất với những lĩnh vực ưu tiên, khó có thể giảm đồng bộ với tất cả khách hàng. Đặc biệt với những khoản cho vay mua nhà hay vay cá nhân trung dài hạn.

Vị lãnh đạo ngân hàng phân tích, hiện lãi suất huy động ngân hàng với kỳ hạn tiết kiệm trung, dài hạn đã rơi vào từ 6-7% thì lãi suất cho vay trung dài hạn 10,5% là rất bình thường. Chưa nói tới việc các lĩnh vực bất động sản hiện nay chưa nằm trong nhóm được ưu tiên khi cho vay. 

"Ngoài ra, việc lãi suất huy động khó có thể giảm thêm khiến room giảm lãi suất hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ngày càng thu hẹp khi ngân hàng còn phải cân đối thu chi. Vì vậy, việc lựa chọn khách hàng hỗ trợ lãi suất ở thời điểm hiện tại là rất cần thiết", vị này nêu.

Khó giảm lãi suất lĩnh vực bất động sản!

Trước tác động tiêu cực của dịch bệnh lên đời sống người dân và doanh nghiệp tại TP.HCM, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã đưa kiến nghị các ngân hàng thương mại xem xét giảm lãi suất cho vay khoảng 2%/năm cho các khách hàng để đảm bảo lợi ích cho các bên.

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính nhận định: Việc giảm lãi vay mua nhà, sửa chữa nhà là hợp lý trong bối cảnh dịch COVID-19 kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế, thu nhập của người dân. Tuy nhiên, ngân hàng cần có giải pháp ưu tiên giảm lãi suất cho người mua nhà lần đầu, giảm mức ít hơn đối với những khách hàng đầu tư để hỗ trợ đúng đối tượng có nhu cầu mua nhà thực sự.

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho rằng: Lĩnh vực bất động sản có chịu tác động từ dịch bệnh nhưng không quá nặng nề như các lĩnh vực du lịch, vận tải, lưu trú - ăn uống... nên về mặt lý thuyết bất động sản chưa có trong danh sách ngành nghề ưu tiên xem xét hỗ trợ.

"Các doanh nghiệp bất động sản thực sự khó khăn về dòng tiền, khả năng trả nợ đến hạn có thể trao đổi cụ thể với các TCTD để xem xét giãn, hoãn nợ. Còn giảm lãi suất thì rất khó và NHNN đứng vai trò cơ quan quản lý cũng không thể can thiệp vào vấn đề này", ông Lực nói.

TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, với các doanh nghiệp bất động sản, ngân hàng có thể áp dụng giãn, hoãn, không chuyển nợ vì nhóm này cũng chịu tác động tiêu cực từ dịch bệnh, ảnh hưởng tới dòng tiền. Tuy nhiên, giảm lãi suất phải tuỳ vào khả năng từng ngân hàng mà NHNN không thể đứng ra can thiệp.

TS. Huỳnh Trung Minh, chuyên gia tài chính cho rằng lãi suất huy động giảm là một trong những cơ sở để giảm lãi suất cho vay. Tuy nhiên, lãi suất vay mua nhà có giảm thêm hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong khi hạn mức tín dụng tại nhiều NH đang cạn dần và nhu cầu vốn ở những lĩnh vực ưu tiên cũng còn rất lớn.

"Riêng với khách hàng vay mua căn nhà đầu tiên, việc cân nhắc giảm lãi suất là cần thiết. Người vay nên chủ động liên hệ với ngân hàng để được xem xét hỗ trợ giãn thời hạn trả nợ, giảm lãi vay", TS. Huỳnh Trung Minh nói.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ