Ngân hàng buộc phải mạnh tay giảm lãi suất cho vay?
Ngoài việc nhằm hỗ trợ khách hàng đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thì trong bối cảnh thanh khoản dồi dào trở lại nhưng tín dụng lại rơi vào trì trệ khi nhu cầu vay vốn của khách hàng đang suy yếu, việc giảm lãi suất cho vay được xem là chính sách kích thích hoạt động tín dụng của các ngân hàng.

Chính sách giảm lãi suất cho vay tại các ngân hàng đã được thực hiện nghiêm túc hơn trong những tháng qua. Ảnh: N.K
Giảm lãi suất cho vay đã thực chất hơn
Sau đợt giảm lãi suất cho vay vào giữa tháng 7, mới đây các ngân hàng tiếp tục mạnh tay giảm để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, đặc biệt tập trung ưu tiên các khách hàng tại các tỉnh, thành phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, với mức giảm từ 0,5-1 điểm phần trăm/năm. Như vậy, chỉ trong vòng hơn một tháng, thị trường đã chứng kiến hai đợt giảm lãi suất cho vay tại một số ngân hàng, với tổng mức giảm có thể lên đến 1-2 điểm phần trăm/năm.
Bên cạnh đó, một số ngân hàng tiếp tục triển khai các gói tín dụng ưu đãi, với lãi suất vay vốn thấp nhất chỉ từ 4%/năm. Đi đầu vẫn là nhóm ngân hàng thương mại (NHTM) gốc quốc doanh như Vietcombank, VietinBank, BIDV, vốn có nền tảng cơ sở khách hàng rất lớn và trải rộng, cũng như tiềm lực tài chính và lợi nhuận luôn thuộc tốp đầu hệ thống.
Không loại trừ khả năng nhóm NHTM tư nhân sẽ tiếp bước theo sau trong thời gian tới, khi mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới đây đã ban hành công văn về việc thực hiện giảm lãi suất cho vay và miễn phí dịch vụ ngân hàng, đồng thời cho biết sẽ tăng cường giám sát việc thực hiện các cam kết giảm lãi suất tại các ngân hàng, để xem nó có thực chất hay không, từ đó làm cơ sở xem xét và có chính sách khuyến khích hoặc hạn chế một số nội dung trong hoạt động tín dụng của ngân hàng trong năm 2022.
Có thể thấy rằng chính sách giảm lãi suất cho vay tại các ngân hàng đã được thực hiện nghiêm túc hơn trong những tháng qua. Cùng với đó, chính sách cơ cấu nợ cũng được đẩy mạnh hơn khi khách hàng gặp khó khăn do dịch bệnh.
Điều kiện tốt để giảm lãi suất
Ngoài việc nhằm hỗ trợ khách hàng đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thì trong bối cảnh thanh khoản dồi dào trở lại nhưng tín dụng lại rơi vào trì trệ khi nhu cầu vay vốn của khách hàng đang suy yếu, việc giảm lãi suất cho vay được xem là chính sách kích thích hoạt động tín dụng của các ngân hàng.
Ngoài nguồn vốn huy động qua kênh phát hành trái phiếu của các ngân hàng và lượng thanh khoản tiền đồng khổng lồ được bơm qua kênh mua ngoại tệ của NHNN, hệ thống cũng chứng kiến một lượng lớn thanh khoản ròng từ các trái phiếu chính phủ (TPCP) đáo hạn trong những tháng qua.
Thống kê cho thấy trong tám tháng đầu năm nay, lượng TPCP đáo hạn lên tới 1.707.000 tỉ đồng, gần gấp đôi so với cùng kỳ, trong khi lượng TPCP phát hành mới chỉ hơn 210.000 tỉ đồng. Với vị thế là nhà đầu tư chính trên thị trường TPCP từ trước đến nay, có thể thấy lượng vốn đầu tư vào TPCP đáo hạn quay trở lại các ngân hàng từ đầu năm đến nay là rất lớn, đặc biệt là trong ba tháng vừa qua.
Hiện trạng thanh khoản dồi dào phản ánh rõ nhất qua mặt bằng lãi suất trên thị trường vay mượn lẫn nhau giữa các ngân hàng. Dữ liệu cập nhật từ NHNN đến 26-8 cho thấy lãi suất kỳ hạn qua đêm, một tuần và hai tuần đều đã rớt về dưới mốc 1%, cụ thể kỳ hạn qua đêm chỉ còn 0,65%/năm, giảm 32 điểm cơ bản (bps) so với cuối tháng 7 và giảm đến 89 bps so với giai đoạn cao điểm cuối tháng 5. Tương tự, kỳ hạn một tuần giảm tương ứng là 58 bps và 91 bps, hai tuần giảm 40 bps và 84 bps, trong khi các kỳ hạn một tháng, ba tháng và sáu tháng cũng giảm đáng kể.
Diễn biến lãi suất giảm còn lan tỏa qua thị trường huy động từ dân cư, khi thanh khoản dồi dào, cùng với tăng trưởng huy động vốn nhanh trở lại do dịch bệnh làm tăng nhu cầu an toàn, cũng góp phần giúp các ngân hàng có động thái điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi trở lại trong hai tháng qua. Xu hướng này đến lượt mình lại giúp các ngân hàng có thể ổn định chi phí vốn đầu vào, nếu không muốn nói là tiếp tục giảm được chi phí vốn, kéo theo hệ quả là có thêm điều kiện để tiếp tục giảm lãi suất cho vay.
Cứu doanh nghiệp là cứu lấy mình
Nếu như tình hình dịch bệnh có thể thúc đẩy dòng vốn tìm nơi trú ẩn an toàn ở kênh tiền gửi ngân hàng, thì ngược lại nó khiến hoạt động tín dụng trì trệ trở lại, như đã nhắc đến ở trên. Sau giai đoạn tăng trưởng cho vay hứng khởi trong những tháng đầu năm, mà đã khiến không ít ngân hàng sớm sử dụng hết hạn mức cho vay được phân bổ, kéo theo việc được NHNN tăng thêm chỉ tiêu tín dụng từ đầu quí 3, từ đó đến nay, các ngân hàng không thể tiếp tục đẩy mạnh cho vay, thậm chí có ngân hàng còn chứng kiến dư nợ sụt giảm trở lại.
Đây là hệ quả tất yếu trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh như hiện nay.
Giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay cũng chính là cách mà các ngân hàng tự cứu lấy mình. Nếu không, rủi ro phá sản của khách hàng sẽ ngày càng tăng, khi đó các ngân hàng sẽ phải đối mặt với nguy cơ nợ xấu gia tăng.
Đáng lưu ý là các doanh nghiệp, hộ kinh doanh không chỉ giảm nhu cầu vay vốn, mà một số doanh nghiệp, hộ gia đình có vốn lưu động nhàn rỗi, thanh khoản dồi dào thậm chí còn gửi tiền ngược vào ngân hàng để hưởng lãi suất. Diễn biến tăng trưởng tiền gửi của tổ chức tại các ngân hàng liên tục đi lên và cao hơn tăng trưởng tiền gửi của khách hàng cá nhân trong những tháng gần đây đã thể hiện xu hướng này.
Cho nên, giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay cũng chính là cách mà các ngân hàng tự cứu lấy mình. Vì nếu gánh nặng tài chính quá lớn, khách hàng chậm phục hồi sản xuất, kinh doanh thì rủi ro phá sản sẽ ngày càng tăng, khi đó các ngân hàng sẽ phải đối mặt với nguy cơ nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn gia tăng khó lường.
Đâu đó có một số ý kiến, đề xuất cho rằng trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh phải tạm ngưng hoạt động sản xuất kinh doanh, ngân hàng lẽ ra nên tạm dừng thu lãi suất, chứ không chỉ đơn thuần giảm lãi suất. Cần nhắc lại rằng ngân hàng thực chất chỉ là tổ chức trung gian huy động vốn rồi đem cho vay. Cho nên, dù ảnh hưởng bởi dịch bệnh hay giãn cách xã hội, ngân hàng vẫn phải trả lãi suất cho các khoản tiền gửi của khách hàng. Do đó, việc miễn, giảm lãi suất cho khách hàng vay vốn chỉ có thể được thực hiện trong một chừng mực nhất định.
Ngoài ra, nhìn vào con số lợi nhuận tuyệt đối của các ngân hàng lên đến hàng ngàn tỉ đồng hay hàng chục ngàn tỉ đồng trong thời gian qua, một số người có thể đánh giá điều đó là phản cảm trước thực trạng khó khăn của nền kinh tế và các doanh nghiệp hiện nay. Dù vậy, nếu so với mức vốn chủ sở hữu của các ngân hàng cũng lên tới hàng chục ngàn tỉ đồng, rõ ràng hiệu suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của các ngân hàng cũng chỉ ở mức khiêm tốn.
(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)
- Cùng chuyên mục
Nhóm Chủ tịch Bùi Thành Nhơn yêu cầu Novaland bồi hoàn
Novaland dự kiến xin ý kiến cổ đông về việc phát hành thêm cổ phần để hoán đổi nợ theo yêu cầu bồi hoàn của cổ đông lớn.
Tài chính - 19/05/2025 14:23
Thêm một nút thắt nâng hạng thị trường chứng khoán được tháo gỡ
Thông tư 03 của Ngân hàng Nhà nước tháo gỡ các nút thắt trong quản lý dòng vốn đầu tư gián tiếp, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài và góp phần vào lộ trình nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tài chính - 19/05/2025 06:45
Cổ phiếu hồi mạnh, lãnh đạo Gemadept chỉ mua 65% lượng đăng ký
Một lãnh đạo Gemadept chỉ mua hơn 65% lượng cổ phiếu đăng ký khi giá GMD hồi mạnh từ đáy 9/4.
Tài chính - 18/05/2025 09:18
Ông Nguyễn Quốc Cường: 'Quốc Cường Gia Lai đã phải trả giá ở dự án Phước Kiển'
Ông Nguyễn Quốc Cường, Tổng Giám đốc Quốc Cường Gia Lai cho biết, công ty này đã phải "trả giá" vì những sai lầm tại dự án Phước Kiển nên hạn chế đi vay. Đồng thời, công ty cũng lên kế hoạch đổi tên sau 30 năm tồn tại.
Tài chính - 18/05/2025 08:36
Có gì ở Dược phẩm Tâm Bình – ‘ông lớn’ trong ngành thực phẩm chức năng?
Sau 15 năm hình thành và phát triển, dưới sự dẫn dắt của CEO Lê Thị Bình, vốn điều lệ Dược Phẩm Tâm Bình tại thời điểm cuối năm 2022 đạt 100 tỷ đồng. Công ty cũng có gần 200 nhân viên, 350 đại lý phân phối tại 63 tỉnh thành.
Tài chính - 18/05/2025 06:45
Chờ đợi quý II của DIC Corp
Chủ tịch HĐQT DIC Corp kỳ vọng điểm rơi lợi nhuận sẽ vào quý II/2025 và công ty có thể hoàn thành luôn kế hoạch cả năm sau 6 tháng.
Tài chính - 17/05/2025 15:57
Bất động sản An Gia: Chia cổ tức thời điểm này sẽ gây thiệt hại cho cổ đông
An Gia quyết định không chia cổ tức cho năm 2024 và 2025. Toàn bộ lợi nhuận lũy kế chưa phân phối 2024 là 1.291,8 tỷ đồng để lại dùng cho hoạt động đầu tư và phát triển dự án của công ty.
Tài chính - 17/05/2025 07:40
Doanh nghiệp thủy điện: Giá cổ phiếu 'chạy' cùng lợi nhuận
Với kết quả lợi nhuận quý I/2025 tăng trưởng tốt, hầu hết cổ phiếu công ty thủy điện đều có diễn biến tích cực trong 1 tháng trở lại đây.
Tài chính - 16/05/2025 14:58
Nghị quyết 68: Cú huých với doanh nghiệp tư nhân giữa bất ổn toàn cầu
Ông Nguyễn Quang Hưng, CFA, Chuyên gia kinh tế cấp cao Dragon Capital đánh giá các cải cách từ Nghị quyết 68 được kỳ vọng đưa khu vực tư nhân trở thành động lực tăng trưởng dài hạn, ổn định hơn trong bối cảnh bất định toàn cầu gia tăng.
Tài chính - 16/05/2025 10:34
Novaland đã lên lộ trình chi tiết thanh toán từng nhóm nợ trong 3 năm tới
Novaland cho biết hiện chưa đủ khả năng tài chính để thanh toán các khoản nợ, đa phần các khoản vay, nợ trái phiếu sẽ được xử lý từ cuối năm 2026 – 2027.
Tài chính - 16/05/2025 07:37
Soi kết quả kinh doanh của Ngân hàng Việt-Nga mà Tổng thống Putin mới nhắc tên
VRB cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng, tài trợ vốn và thanh toán cho các hoạt động trao đổi thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Nga.
Tài chính - 16/05/2025 06:45
Phó Thủ tướng giao các Bộ đánh giá tác động cơ chế chính sách do Vinspeed đề xuất
Các bộ và cơ quan ý kiến ban đầu cơ bản ủng hộ đề xuất của Vinspeed về đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, song việc đề xuất chuyển hình thức đầu tư và áp dụng một số cơ chế chính sách đặc thù cần báo cáo các cấp có thẩm quyền và thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Tài chính - 15/05/2025 17:54
Chủ tịch Becamex: Tái cấu trúc mạnh để thành doanh nghiệp tỷ USD
Lãnh đạo Becamex cho biết công ty đang đứng trước "khúc quanh", tái cấu trúc mạnh mẽ, thu hút thêm vốn đầu tư tư nhân, giảm sở hữu nhà nước và định hướng vươn tầm thành công ty tỷ USD.
Tài chính - 15/05/2025 15:23
Cổ phiếu nhóm Bamboo Capital bứt mạnh từ đáy
Nhóm cổ phiếu Bamboo Capital gồm BCG, BCR, TCD và BGE đều tăng mạnh từ vùng đáy. Tập đoàn vừa bổ nhiệm CEO mới, kỳ vọng phát hành BCTC kiểm toán 2024 vào tháng 9.
Tài chính - 15/05/2025 13:17
Giá điện bán lẻ tăng tác động đến các nhóm ngành nào?
Các nhóm xi măng, hóa chất, thép được cho là sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực từ việc giá điện tăng.
Tài chính - 15/05/2025 07:23
Vận hạn của Tập đoàn KIDO
Thực tế lợi nhuận Tập đoàn KIDO vài năm qua nằm ngoài tính toán của lãnh đạo. Thương vụ đầu tư bất động sản và thoái vốn KIDO Foods cũng không xuôi chèo mát mái.
Tài chính - 15/05/2025 06:45
- Đọc nhiều
-
1
Có gì ở Dược phẩm Tâm Bình – ‘ông lớn’ trong ngành thực phẩm chức năng?
-
2
Cách Tập đoàn Thuận An dùng 'quân xanh, quân đỏ' để thắng thầu
-
3
Loạt cán bộ 'nhúng chàm' vì ăn chia tiền 'cơ chế' với ông chủ Thuận An
-
4
Các doanh nghiệp hàng đầu Thái Lan kinh doanh tại Việt Nam ra sao?
-
5
Giá điện bán lẻ tăng tác động đến các nhóm ngành nào?
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 day ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 day ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago