Giải bài toán ngập úng đô thị Đà Nẵng: Cần giải pháp căn cơ

Nhàđầutư
Mặc dù TP. Đà Nẵng đã có nhiều giải pháp để hạn chế thực trạng ngập úng vào mùa mưa bão nhưng vẫn chưa giải quyết dứt điểm... khiến cử tri rất bức xúc và mong muốn thành phố có những giải pháp căn cơ để giải quyết dứt điểm tình trạng này.
THÀNH VÂN
10, Tháng 11, 2022 | 14:43

Nhàđầutư
Mặc dù TP. Đà Nẵng đã có nhiều giải pháp để hạn chế thực trạng ngập úng vào mùa mưa bão nhưng vẫn chưa giải quyết dứt điểm... khiến cử tri rất bức xúc và mong muốn thành phố có những giải pháp căn cơ để giải quyết dứt điểm tình trạng này.

Chậm triển khai hạ tầng thoát nước

Sáng 10/11, Thường trực HĐND TP. Đà Nẵng tổ chức Chương trình "HĐND với cử tri" lần thứ ba.

Tại chương trình, các cử tri phản ánh xoay quanh các vấn đề nổi cộm, bức xúc, kéo dài trong thực tiễn cuộc sống của người dân. Trong đó, tình trạng ngập úng tại khu vực đã và đang triển khai thi công các tuyến đường và một số khu dân cư trên địa bàn thành phố gây thiệt hại, mất an toàn cho người dân trong mùa mưa, lũ. Đặc biệt, việc chậm đầu tư, triển khai xử lý hạ tầng, hệ thống thoát nước...

Cử tri Bùi Xuân Sơn (quận Thanh Khê) cho biết, nhiều năm nay, sau các trận mưa, khu vực đường Trần Xuân Lê (phường Hòa Khê, quận Thanh Khê) thường xuyên bị ngập úng làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân trong khu vực.

Bên cạnh đó, các công trình thoát nước cống trên địa bàn quận Thanh Khê khởi công từ đầu năm 2022 nhưng chậm tiến độ triển khai, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Đặc biệt là vào trận mưa lũ hôm ngày 14/10 làm ngập úng nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn đến tài sản của nhân dân khu vực.

"Thành phố phải có giải pháp xử lý giúp ổn định đời sống, an toàn cho người dân khu vực trong mùa mưa bão. Đặc biệt, cần có giải pháp thi công đồng bộ để đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, và có phương án bảo đảm dòng chảy vào mùa mưa cũng như đảm bảo an toàn nhà dân hai bên bờ cống đang làm", cử tri Sơn đề nghị.    

IMG_0001

Cử tri Đà Nẵng bức xúc về tình trạng ngập úng tại khu vực đã và đang triển khai thi công các tuyến đường và một số khu dân cư trên địa bàn thành phố. Ảnh: Thành Vân.

Trong khi đó, cử tri Nguyễn Văn Trung (quận Liên Chiểu) cho rằng, thời gian qua Đà Nẵng đã đầu tư nhiều dự án thoát nước đô thị, cơ bản đã phủ kín địa bàn thành phố. Tuy nhiên trước diễn biến bất ngờ, ứng phó với thời tiết cực đoan hiện vẫn còn nhiều hạn chế.

"Thành phố cần rà soát, đánh giá năng lực thoát nước của thành phố (các điểm ngập nặng, khẩu độ các tuyến cống, hoạt động các trạm bơm chống ngập, triều cường, tốc độ dòng chảy…). Từ đó đề xuất các giải pháp để ứng phó như xây dựng bản độ ngập úng trên địa bàn thành phố, bổ sung các phương tiện công cụ thiết yếu cho các khu vực dân cư để người dân có thể chủ động, tự ứng cứu khi có bão, lũ…", cử tri Trung đề nghị.

Ngoài ra, các cử tri cũng cho rằng, việc xây dựng các tuyến đường vành đai, đường cao tốc Bắc – Nam đã gây nên ngập lớn ở các khu vực lận cận, gây ảnh hưởng đến đời sống, tài sản người dân.  

IMG_0028

Sáng 10/11, Thường trực HĐND TP. Đà Nẵng tổ chức Chương trình "HĐND với cử tri" lần thứ ba. Ảnh: Thành Vân.

Giải bài toán ngập úng cho Đà Nẵng

Ông Phùng Phú Phong, Giám đốc Sở xây dựng Đà Nẵng cho rằng, sau trận mưa lịch sử ngày 14/10 vừa qua, Sở Xây dựng đã báo cáo, đánh giá năng lực thoát nước của thành phố, đánh giá nguyên nhân và đề xuất giải pháp tạm thời, cũng như căn cơ nhằm từng bước giải quyết vấn đề ngập úng đô thị.

Một số nguyên nhân chính gây ngập úng là do lượng mưa xảy ra vào ngày 14/10 quá lớn và triều cường cao; hệ thống thoát nước vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là tại khu vực trung tâm thành phố.

Bên cạnh đó, các khu vực vùng ven có tình trạng xây dựng nhà trái phép (trên đất nông nghiệp trước đây), không được quy hoạch bài bản, hạ tầng kỹ thuật chưa thể đầu tư đồng bộ, một số khu vực không có hệ thống cống thoát nước và có địa hình thấp trũng (như tại phường Hòa Khánh Nam). Ngoài ra, công tác đầu tư xây dựng, duy tu bảo dưỡng chưa thật sự hợp lý. 

IMG_0021

Ông Phùng Phú Phong, Giám đốc Sở xây dựng Đà Nẵng trả lời ý kiến cử tri. Ảnh: Thành Vân.

"Hiện nay, hầu hết cống thoát nước hiện trạng cũng như các dự án thoát nước của thành phố đã, đang được đầu tư theo quy hoạch chuyên ngành thoát nước được UBND thành phố phê duyệt và theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành, các tuyến kênh, cống thoát nước đều được tính toán thiết kế với chu kì lặp lại trận mưa tính toán là 10 năm, 5 năm và 2 năm.

Tuy nhiên, với cường độ trận mưa như ngày 14/10 vừa qua thì hệ thống thoát nước của thành phố không thể đáp ứng được, dẫn đến ngập trên diện rộng. Chưa kể cùng thời điểm này, mực nước sông Cẩm Lệ và sông Hàn dâng cao, gây ảnh hưởng khá lớn đến chế độ tự chảy của hệ thống thoát nước", ông Phong cho hay.

Về giải pháp tạm thời, ông Phong cho biết, thành phố tập trung nguồn lực bố trí kinh phí cho công tác nạo vét cống thoát nước gắn liền với việc giám sát của cộng đồng dân cư, bảo đảm hệ thống cống thoát nước phải được thông suốt nhằm phát huy tối đa năng lực hiện có. 

Screen Shot 2022-11-10 at 11.49.02

Trận mưa lũ hôm ngày 14/10 làm ngập úng nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn đến tài sản của nhân dân khu vực. Ảnh: Nguyễn Tri.

Đồng thời, khẩn trương tiến hành khảo sát toàn bộ các bất cập hiện nay về hệ thống cống thoát nước, đặc biệt tại khu vực đô thị cũ (khẩu độ cống, cao trình, khớp nối, cửa thu nước…) và đề xuất phương án cải tạo phù hợp; tăng cường công tác vận động, tuyên truyền người dân không bịt cửa thu nước gây cản trở dòng chảy…

Theo ông Phong, về giải pháp căn cơ, thành phố sẽ lưu ý trong quá trình thẩm định, phê duyệt các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt trong thời gian đến theo hướng ưu tiên dành quỹ đất để bố trí hành lang thoát lũ, hình thành các hồ điều hòa và tăng diện tích hành lang xanh, mảng xanh đô thị, hạn chế tối đa việc bê tông hóa nếu không thật sự cần thiết; lựa chọn chu kì lặp lại trận mưa tính toán cao hơn trong đồ án quy hoạch cao độ nền và thoát nước mưa nhằm tăng khẩu độ cống thoát nước

"Do hiện nay lưu vực sân bay có diện tích khá lớn và rất khó kiểm soát về hướng thoát nước, dẫn đến bị động trong công tác ứng phó ngập úng. Để hạn chế mức độ ảnh hưởng đến khu vực đô thị trung tâm, UBND thành phố sẽ làm việc với Sư đoàn 372 để đề nghị nạo vét, nghiên cứu cải tạo mở rộng và xây dựng mới các hồ điều hòa trong phạm vi sân bay", ông Phong nói và cho biết thêm, nghiên cứu xây dựng phương án điều tiết nước tại các hồ điều hòa để giảm áp lực cho hệ thống thoát nước thành phố.

Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho biết, trận ngập lịch sử ngày 14/10 vừa qua là do triều cường kèm với lượng mưa lớn khiến đô thị thành phố bị ngập sâu. Đặc biệt là hệ thống hạ tầng kỹ của thành phố một số nơi không được đồng bộ, ảnh hưởng đến sự khớp nối hạ tầng cũng như một số dự án chưa triển khai nên hạ tầng chưa đồng bộ, chưa khơi thông.  

"Tình trạng ngập úng là vấn đề mà các đô thị phải đối mặt trong tương lai, nhất là các đô thị cũ, một số khu vực chưa được quy hoạch đầu tư hạ tầng đồng bộ, bài bản. Trong thời gian tới, thành phố sẽ có những những giải pháp quyết liệt để khắc phục, hạn chế tối đa tình trạng ngập úng trên địa bàn thành phố", ông Chinh nói.   

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ