[Gặp gỡ Thứ Tư] PGS.TS Trần Đình Thiên: 'Kể cả khi có Luật Đặc khu cũng chưa chắc đã có đặc khu'

Nhàđầutư
PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế VN, cho biết Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã điều chỉnh lại Dự thảo Luật Đặc khu theo hướng tập trung vào thể chế tốt hơn là ưu đãi. Tuy nhiên, cách tiếp cận thể chế phải thận trong hơn bởi trên thế giới có 60-70%, thậm chí 90% đặc khu thất bại.
ANH MAI
12, Tháng 12, 2018 | 09:44

Nhàđầutư
PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế VN, cho biết Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã điều chỉnh lại Dự thảo Luật Đặc khu theo hướng tập trung vào thể chế tốt hơn là ưu đãi. Tuy nhiên, cách tiếp cận thể chế phải thận trong hơn bởi trên thế giới có 60-70%, thậm chí 90% đặc khu thất bại.

tran dinh thien ff

PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung với những diễn biến mới sẽ mang đến những cơ hội và thách thức nào cho triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam trong thời gian tới, thưa ông?

PGS.TS Trần Đình Thiên: Vụ bắt giữ Giám đốc tài chính (CFO) hãng công nghệ Trung Quốc Huawei, bà Meng Wanzhou, ở Canada theo đề nghị của nhà chức trách Mỹ cho thấy cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã chuyển sang lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung không chỉ giới hạn trong thương mại mà là cuộc chiến giành ngôi vị thống trị, chi phối, thiết định luật chơi. Nguy cơ mở rộng sang khoa học – công nghệ và tiền tệ.

Cuộc chiến này sẽ còn kéo dài và không dễ chấm dứt chỉ với các thỏa thuận thương mại. Đây cũng là cuộc chiến khó đoán với dự “bất thường” của Tổng thống Donald Trump và sự “khó lường” của Trung Quốc. Chiến tranh chỉ chấm dứt khi Mỹ đạt mục tiêu.

Hai siêu cường đang đánh nhau, hậu quả toàn cầu – thời đại chắc chắn rất lớn, rất nghiêm trọng và sâu sắc. Thiệt hại lớn nhưng cơ hội xoay chuyển thời cuộc cũng rất lớn.

Do Mỹ - Trung là hai đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở cả hai chiều (xuất siêu lớn sang Mỹ, nhập siêu lớn từ Trung Quốc) nên khả năng sẽ tạo đột phá rất lớn cho Việt Nam. 

Các dòng vốn đang rời khỏi Trung Quốc mang tới cơ hội cho Việt Nam, cơ hội từ những dòng vốn nước ngoài rời khỏi Trung Quốc và dòng vốn từ chính các doanh nghiệp Trung Quốc tìm đến Việt Nam. Về mặt vĩ mô, đây là cơ hội lớn để thay đổi cách thức phát triển của Việt Nam, thiết lập mối quan hệ sòng phẳng hơn với Trung Quốc, để Việt Nam thoát khỏi sự lệ thuộc

Việt Nam cần phải làm gì để đối phó với những thách thức, cũng như tận dụng những cơ hội từ cuộc chiến này, thưa ông?

PGS.TS Trần Đình Thiên: Việt Nam không được lóa mắt trước những cơ hội dễ, phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách (với những đột phá và cách mạng 4.0), tận dụng cơ hội để đẩy mạnh thương mại chính ngạch, hạn chế tiểu ngạch, buôn lậu.

Ta phải mạnh lên, mạnh nhanh hơn. Gia tăng cải cách thể chế, tạo động lực mới – chuyển sang cơ chế ngân sách “cứng” và “khuyến khích người thắng”; tập trung cho tam giác IT – Kinh tế số, du lịch đẳng cấp, nông nghiệp đặc sản, sạch, công nghệ cao; thúc đẩy trung tâm tăng trưởng vùng, đô thị thông minh...

Tôi xin nhấn mạnh, cuộc chiến này sẽ tạo ra cơ hội rất lớn để thay đổi những suy nghĩ cơ bản, chứ không chỉ đơn thuần chỉ là chuyện chiến tranh. Nếu chỉ lo kiếm chác thì đất nước sẽ bé mãi thôi. Chúng ta nên coi cuộc chiến này là cơ hội để thay đổi tầm nhìn của dân tộc và doanh nghiệp Việt Nam.

Ông đánh giá thế nào về triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm tới - năm 2019, thưa ông?

PGS.TS Trần Đình Thiên: Năm 2017 - 2018 đánh dấu một giai đoạn tăng trưởng kinh tế cao của Việt Nam và xu hướng này sẽ còn tiếp tục trong ít nhất 2 năm tới. Chưa đi hết năm 2018, nhưng chúng ta có thể dự báo tăng trưởng 7% là trong tầm tay của Chính phủ.

Trong đánh giá của Tổ tư vấn Kinh tế Thủ tướng Chính phủ báo cáo sắp tới sẽ nhấn mạnh tới yếu ổn định kinh tế vĩ mô. Đây được coi là mục tiêu nền tảng để đạt yêu cầu tăng trưởng cao, là cơ sở hỗ trợ cho doanh nghiệp tăng trưởng, phát triển.

Với mục tiêu giữ ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát, mục tiêu tăng trưởng 6,7% là mức tối thiểu, còn sang năm 2019 con số tăng trưởng có thể đạt được 7% và sang năm nữa cũng gần 7%, ông Thiên dự báo.

Tổ tư vấn Kinh tế Thủ tướng Chỉnh phú cũng đưa ra ba kịch bản cho tăng trưởng năm 2019-2020 là 6,7, 6,91 và 7,06%. Điều sẽ tạo nên sự khác biệt của 2 năm tới là làm sao để Hiệp định CPTPP có hiệu quả và chi tiêu ngân sách hiệu quả, giảm chi thường xuyên.

Nếu Chính phủ quyết liệt cải cách, năm 2019 rất có thể tăng trưởng GDP sẽ đạt mức kỷ lục tăng trưởng 7,06%.

Triển vọng thị trường bất động sản sẽ ra sao, thưa ông?

PGS.TS Trần Đình Thiên: Tôi xin nhắc lại quan điểm của ông Tomaso Andreatta, đồng Chủ tịch VBF, nói trong thời gian gần đây rằng, năm ngoái (năm 2017) còn lo ngại bong bóng bất động sản rất cao ở Việt Nam khi trên thị trường xuất hiện cả 3 dấu hiện của thời điểm bong bóng 2007-2008 là đầu tư nước ngoài vào nhiều, thị trường chứng khoán sôi động, bất động sản khởi sắc.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, Chính phủ đã kiểm soát tốt biến số giúp thị trường bất động sản không bị rơi vào nguy cơ bong bóng. Đó là thu nhập dân cư tăng trưởng tốt, ổn định giúp thị trường bất động sản khởi sắc.

FDI đầu tư vào Việt Nam năm 2018 tăng trưởng tốt. Điều này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài bỏ phiếu tích cực cho môi trường đầu tư Việt Nam, dù thế giới đang phải đối mặt với nhiều bất ổn, ASEAN và Việt Nam cũng bị ảnh hưởng lớn. Cùng với đó, FDI đầu tư vào bất động sản cũng tăng lên trong thời gian qua.

Câu chuyện đặc khu trong thời gian qua được thổi bùng lên đã gây ra các cơn sốt bất động sản. Được biết Dự Luật về đặc khu kinh tế đang được hoàn chỉnh sau khi có ý kiến của Quốc hội, ông có thể chia sẻ thông tin về Dự luật này đang được hoàn chỉnh theo hướng nào và triển vọng ra sao? 

PGS.TS Trần Đình Thiên: Gần đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình lại, sửa lại rất nhiều nội dung của Dự luật này. Tinh thần có thể không đưa ra luật đặc khu cho từng đặc khu mà một luật khung. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã điều chỉnh lại theo hướng tôi cho là tích cực, đó là tập trung vào thể chế tốt hơn là ưu đãi. Chỉ vì một điểm ưu đãi cho một vấn đề nhỏ là 99 năm cho những dự án đặc biệt đã trở thành nội dung tranh luận lớn. Cách tiếp cận như vậy trong bối cảnh hiện nay là khá thận trọng.

Tôi cho rằng cần phải có sự giải thích lại về luật đặc khu và đặc khu. Đặc khu liên quan đến lãnh thổ và luật là để vận hành. Cách tiếp cận luật khung và thể chế phải làm thận trong hơn, bởi trên thế giới, có tới 60-70%, thậm chí 90% đặc khu thất bại. Không có lý gì Việt Nam đi sau mà chỉ tập trung vào những kinh nghiệm thành công mà không xem xét đến thất bại. Đây là cảnh báo rất nghiêm túc.

Do đó, kể cả khi có luật đặc khu cũng chưa chắc đã có đặc khu. Mặc dù muốn có luật để ra đặc khu nhưng phải căn cứ vào tình hình thực tiễn, điều kiện trước mắt.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25175.00 25177.00 25477.00
EUR 26671.00 26778.00 27961.00
GBP 31007.00 31194.00 32152.00
HKD 3181.00 3194.00 3297.00
CHF 27267.00 27377.00 28214.00
JPY 159.70 160.34 167.58
AUD 16215.00 16280.00 16773.00
SGD 18322.00 18396.00 18933.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18215.00 18288.00 18819.00
NZD   14847.00 15342.00
KRW   17.67 19.30
DKK   3582.00 3713.00
SEK   2293.00 2380.00
NOK   2270.00 2358.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ