Bất động sản Vân Đồn, Bắc Vân Phong “đóng băng” sau hoãn thông qua Luật đặc khu kinh tế

Nhàđầutư
Sau khi có quyết định tạm dừng thông qua Luật Đặc khu kinh tế, giao dịch bất động sản tại Vân Đồn và Bắc Vân Phong gần như bị đóng băng hoàn toàn. Nhiều văn phòng giao dịch bất động sản đóng cửa, nhà đầu tư nhỏ lẻ vội vã bán hàng để bảo toàn vốn hoặc cắt lỗ.
PV
01, Tháng 09, 2018 | 13:07

Nhàđầutư
Sau khi có quyết định tạm dừng thông qua Luật Đặc khu kinh tế, giao dịch bất động sản tại Vân Đồn và Bắc Vân Phong gần như bị đóng băng hoàn toàn. Nhiều văn phòng giao dịch bất động sản đóng cửa, nhà đầu tư nhỏ lẻ vội vã bán hàng để bảo toàn vốn hoặc cắt lỗ.

Ngày 11/6, với 423/432 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã quyết định loại khỏi chương trình việc thông qua dự án luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (Luật Đặc khu) tại kỳ họp thứ 5. Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép lùi việc thông qua Dự án Luật này sang kỳ họp thứ 6 để có thêm thời gian nghiên cứu, tiếp thu tối đa các ý kiến xác đáng của các đại biểu Quốc hội, cán bộ lão thành, chuyên gia, nhà khoa học và nhân dân; hoàn thiện dự thảo luật, đảm bảo xây dựng thành công 3 đặc khu, giữ vững an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia.

Việc Quốc hội thông qua tạm dừng Luật đặc khu kinh tế khiến thị trường bất động sản ở Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc vốn đang sôi động trở nên trầm lắng, đóng băng.

dat-nen-dac-khu

 

Nhà đầu tư nhỏ lẻ bán cắt lỗ

Những tháng đầu năm 2018, thị trường bất động sản, Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc sôi động bởi các nhà đầu tư TP.HCM và Hà Nội đổ xô về gom đất khiến giá đất tăng nhanh chóng. Tuy nhiên, đó là những khu phân lô phù hợp quy hoạch, chuẩn mực về pháp lý, hạ tầng.

Số lượng Sàn giao dịch bất động sản và nhân viên môi giới tự do tăng lên đột biến, lượng nhà đầu tư tăng kỷ lục.

Thế nhưng, sự kiện Quốc hội dừng thông qua Luật đặc khu được xem là cuộc sàng lọc nhà đầu tư, sàng lọc thị trường, giúp môi trường kinh doanh bất động sản ở các vùng dự kiến lên đặc khu kinh tế chuyên nghiệp hơn.

Ngay khi thông tin tạm dừng Luật đặc khu được thông qua, các văn phòng công chứng đất đai không còn sôi động như trước. Nhiều nhà đầu cơ phải bỏ tiền cọc vì không thể chuyển đổi mục đích sử dụng đất nếu thực hiện việc mua bán. Nhiều văn phòng môi giới bất động sản đã “tháo chạy” khỏi Phú Quốc vì không có giao dịch, nhà đầu tư nhỏ lẻ vội vã bán tháo để bảo toàn vốn, cắt lỗ.

Ông Nguyễn Viết Xuân, một nhà đầu tư tại Hà Nội cho biết, ngay khi thấy dấu hiệu trầm lắng xuất hiện trên thị trường, cùng với việc Chính quyền siết chặt quản lý về chuyển nhượng đất đai ông đã nhanh tay bán số đất mà mình đã đầu tư tại Vân Đồn. Mặc dù số lời thu được không cao do giá mua vào đã gần chạm đỉnh, nhưng ông cũng mừng vì đã kịp bán hết số đất đang "ôm".

Ông Đặng Đức Giới, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và Phát triển bất động sản Đặc khu (tại Phú Quốc) cho biết, những nhà đầu tư nhỏ lẻ, ít vốn hoặc đang sử dụng đòn bẩy tài chính (vay vốn ngân hàng để đầu tư) đang rất lo sợ.

“Thời gian các NĐT chờ đợi, nghe ngóng thông tin từ đợt sốt đất vừa rồi đến thời điểm quyết định có thông qua dự Luật Đặc khu hay không kéo dài khoảng 2 tháng. Quãng thời gian chịu đựng đó không phải là dài, nhưng với việc Quốc hội chưa thông qua dự Luật Đặc khu trong kỳ họp lần này lại khiến cho họ hụt hẫng, chắc chắn nhiều người trong số họ sẽ có xu thế bán tháo để bảo toàn vốn hoặc cắt lỗ tại các thị trường có đặc khu”, ông Đặng Đức Giới nói.

Còn ông Trần Đình Quý, Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Khánh Hòa cho hay, một số nhà đầu tư, nhà đầu cơ lướt sóng, tranh thủ khi luật chưa thông qua đã mua đất, đón đầu. Bây giờ, việc tạm dừng tách thửa, chuyển mục đích, chuyển nhượng để đợi Luật đã ảnh hưởng rất lớn đến các đối tượng này.

Thị trường đóng băng, giá vẫn cao

Theo, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, thời điểm đầu quý II, thị trường bất động sản Vân Đồn và Bắc Vân Phong chứng kiến giao dịch sôi động ở cả phân khúc đất dự án và đất thổ cư trong dân. Việc Quốc hội chưa thông qua Luật đặc khu kinh tế khiến giao dịch ở 3 vùng này bị ảnh hưởng tương đối mạnh. Giao dịch tại Vân Đồn và Bắc Vân Phong gần như bị “đóng băng” hoàn toàn. Theo hội này, gần như không có giao dịch nào được thực hiện kể tử khi có quyết định. Trong khi đó, thị trường bất động sản Phú Quốc thì bị ảnh hưởng ít hơn.

Như tại Vân Đồn, vào đầu quý II, thị trường bất động sản tại đây vẫn tiếp tục giao dịch sôi động ở cả phân khúc đất dự án lẫn đất thổ cư trong dân. Số lượng Sàn giao dịch bất động sản và nhân viên môi giới tự do tăng lên đột biến, lượng nhà đầu tư từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đến Vân Đồn để đầu tư, lướt sóng cũng được ghi nhận tăng kỷ lục.

Tuy nhiên với việc chưa thông qua Luật đặc khu kinh tế đặc dẫn tới sau thời điểm này giao dịch bất động sản ở đây gần như “đóng băng”. “Hiện tại giá đất tại khu vực vẫn giữ ở mức cao nhưng thanh khoản rất thấp. Các nhà đầu tư, nhân viên môi giới có một cuộc tháo chạy ồ ạt khỏi thị trường này” - Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam đánh giá.

Còn tại Phú Quốc, với tốc độ di dân từ các vùng ra Phú Quốc lớn, nhu cầu đất nền vẫn rất nóng. Giao dịch đất nền trong các khu dân cư 67,5ha, 10ha, khu dân cư Suối Lớn vẫn diễn ra khá sôi động, giá giao dịch vẫn tăng nhẹ. Đất công, đất đô thị có quy hoạch tốt, vị trí đắc địa, giá vẫn tiếp tục tăng. Tuy nhiên, đó là thực tế ở những khu phân lô phù hợp quy hoạch, chuẩn mực về pháp lý, hạ tầng.

“Các khu phân lô tự phát, không được phê duyệt dự án thì đóng băng, ít giao dịch. Dù bị ảnh hưởng ít hơn nhưng giao dịch tại Phú Quốc vẫn bị chững lại so với quý I/2018” - Hội Môi giới cho hay.

Theo khảo sát của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, dù thị trường đóng băng, nhà đầu tư nhỏ lẻ tháo chạy ồ ạt, song giá đất tại các khu vực dự kiến lên đặc khu vẫn giữ ở mức cao.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25030.00 25048.00 25348.00
EUR 26214.00 26319.00 27471.00
GBP 30655.00 30840.00 31767.00
HKD 3156.00 3169.00 3269.00
CHF 27071.00 27180.00 27992.00
JPY 159.45 160.09 167.24
AUD 15862.00 15926.00 16400.00
SGD 18109.00 18182.00 18699.00
THB 667.00 670.00 696.00
CAD 17920.00 17992.00 18500.00
NZD   14570.00 15049.00
KRW   17.26 18.81
DKK   3520.00 3646.00
SEK   2265.00 2349.00
NOK   2255.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ