[Gặp gỡ thứ Tư] Chủ tịch Hiệp hội Dệt may: ‘Xuất khẩu dệt may năm nay giỏi lắm chỉ đạt 34 tỷ USD’

PHONG CẦM
07:34 01/07/2020

Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, mục tiêu ngành dệt may đưa ra trong năm năm nay là kim ngạch xuất khẩu đạt 40-42 tỷ USD nhưng khả năng không đạt được, giỏi lắm chỉ đạt được khoảng 34 tỷ USD.

det-may

Dự báo xuất khẩu dệt may Việt Nam năm nay sẽ giảm mạnh, từ 42 tỷ USD xuống còn 34 tỷ USD.

Ông có thể cho biết, ngành dệt may Việt Nam gặp phải thuận lợi và khó khăn gì từ việc Quốc hội đã thông qua Hiệp định EVFTA?

Ông Vũ Đức Giang: Hiệp định EVFTA vừa được Quốc hội thông qua là vô cùng quan trọng đối với ngành dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì ngành dệt may còn gặp khá nhiều khó khăn để tận dụng cơ hội từ EVFTA. Đó là hạ tầng của ngành dệt may Việt Nam còn rất nhỏ bé. Nguồn cung thiếu hụt, mà sự thiếu hụt này cực kỳ lớn. Nếu chúng ta không giải quyết được vấn đề nguyên phụ liệu trong nước, thì lợi ích từ việc giảm thuế của Hiệp định EVFTA chúng ta không tận dụng được.

Vu-Duc-Giang

Mục tiêu xuất khẩu ngành dệt may đưa ra năm nay là khoảng 40-42 tỷ USD, nhưng theo tôi khả năng không đạt được. Tôi cho rằng giỏi lắm chỉ đạt được khoảng 34 tỷ USD. Bởi vì xuất khẩu dệt may của quý I giảm không nhiều, quý II cũng chưa nhiều, nhưng quý III mới giảm nhiều.

Ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam

Cá nhân tôi thấy đây là vấn đề cực kỳ trăn trở. Lãnh đạo Hiệp hội đã báo cao trực tiếp với Quốc hội và Thủ tướng, cũng đã gặp trực tiếp Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh kiến nghị là cần phải làm sao thúc đẩy triển khai đầu tư vào phần cung thiếu hụt hiện nay. Nếu nguồn cung không đáp ứng được thì khi có các hiệp định thuế bằng không cũng không giải quyết được vấn đề gì. Bởi vì nguồn gốc vải không phải xuất xứ từ Việt Nam.

Vậy theo ông giải pháp đưa như thế nào để đáp ứng nguồn cung thiếu hụt hiện nay?

Ông Vũ Đức Giang: Để giải quyết vấn đề này cần phải quy hoạch làm sao ở trên nước mình có 3 trụ cột trọng điểm. Trụ cột thứ nhất ở miền Bắc là các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên vào đến Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Ở trụ cột số một này, các địa phương phải triển khai được các khu công nghiệp có quy mô lớn để kêu gọi đầu tư vào phần cung thiếu hụt. Các khu công nghiệp này phải có các nhà máy xử lý nước thải đạt chuẩn. Đây chính là vấn đề cốt lõi nhất để tận dụng các ưu đãi trong các hiệp định thương mại.

Trụ cột thứ hai là khu vực Nam Trung Bộ từ Quảng Nam, Bình Định, Quảng Ngãi, vào đến Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận. Trụ cột này hải quy hoạch các khu công nghiệp tại các tỉnh này để thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành dệt may.

Trụ cột thứ 3 là khu vực các tỉnh miền Tây và miền Đông Nam Bộ. Đây là trụ cột quan trọng để đầu tư các nhà máy cho dệt nhuộm. May có thể không về khu vực này nhưng sợi và dệt nhuận có thể về khu vực này.

Từ thực tế hiện nay, theo ông có nên đưa ra một chiến lược lâu dài cho ngành dệt may Việt Nam?

Ông Vũ Đức Giang: Từ những trăn trở trên, chúng tôi đã đề nghị Thủ tướng cần ra được một chiến lược cho ngành dệt may Việt Nam. Hiện, Hiệp hội đã tham gia với Cục Công nghiệp Bộ Công Thương để trình Chính phủ quy hoạch ngành dệt may từ năm 2020 đến 2040 là phải sớm ban hành chiến lược dệt may. Từ chiến lược này mới ra được quy hoạch các vùng để xây dựng và phát triển các khu công nghiệp cho ngành dệt may.

Nếu trong năm 2021 mà không ra đời được chiến lược dệt may thì quá chậm trễ. Hiện, tình hình thế giới đang quay lưng lại với Trung Quốc. Đơn giản như khẩu trang y tế, khẩu trang vải nếu xuất xứ Trung Quốc, nhiều nước không cho nhập khẩu. Trước đây, 1 tấn vải làm khẩu trang y tế có lúc giá lên 3 tỷ đồng/tấn, bây giờ quay về mức giá 70-80 triệu đồng/tấn. Vì Mỹ và Châu Âu không nhập nên giá ở Trung Quốc đang đao kinh khủng. Nếu Việt Nam có được hạ tầng tốt thì chúng ta có thể tận dụng được cơ hội rất lớn này để đáp ứng nguồn cung trong nước.

Theo ông khẩu trang có phải là mặt hàng đang giải quyết khó khă cho doanh nghiệp Việt Nam trước tác động của đại dịch COVID-19?

Ông Vũ Đức Giang: Diễn biến COVID-19 xảy ra trong bối cảnh ngành dệt may Việt Nam, cũng đang gặp phải những khó khăn. Diễn biến hiện nay cho thấy, khẩu trang trong nước bắt đầu về con số bình thường chứ không còn nóng như khi dịch COVDI-19 bùng nổ. Cho nên các doanh nghiệp xuất khẩu trang mà không nắm bắt kịp thời là tồn kho cực lớn. Ngay cả xuất khẩu sang châu Âu, các tập may mặc lớn ngày 30/6 vừa qua cũng phải dừng lại. Bây giờ xuất khẩu vào Pháp người dân họ không đeo khẩu trang nữa. Vì nhu cầu giảm nên nhiều doanh nghiệp của chúng ta cũng mắc chuyện đơn hàng khẩu trang. Tới đây, Mỹ và châu Âu kiểm soát tốt COVID-19, thì khẩu trang không phải là mặt hàng giải quyết khó khăn của hàng dệt may Việt Nam nữa.

Ngoài ra, các sản phẩm truyền thống, riêng sản phẩm veston, các nhà máy hàng đầu Việt Nam đang sản xuất bây giờ và cho đến tháng 10 năm nay chắc chắn cũng không có đơn hàng. Tình hình hết sức khó khăn. Sức mua của người dân toàn cầu bây giờ giảm xuống còn 40-50%. Bởi vì họ có đi làm đâu, không đi làm nên không có tiền. Chính vì không có tiền nên sức mua giảm theo.

Do tác động của đại dịch COVID-19 khiến sức mua giảm, sức mua giảm thì văn hoá tiêu dùng tới đây cũng sẽ thay đổi. Không còn văn hoá tiêu dùng đi siêu thị mua túi nọ túi kia mang về nhà như trước đây. Ngay cả bán hàng trên mạng cũng có thể tăng nhưng số lượng mua không còn lớn như ngày trước dịch COVID-19 nữa.

Chính vì thế, trong các tháng đầu năm 2020, giá trị xuất khẩu toàn ngành dệt may giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái.

Vậy theo ông, mục tiêu xuất khẩu dệt may năm nay sẽ bị tác động cụ thể ra sao, liệu có đạt được mục tiêu đã đề ra từ đầu năm?

Ông Vũ Đức Giang: Mục tiêu xuất khẩu ngành dệt may đưa ra năm nay là khoảng 40-42 tỷ USD, nhưng theo tôi khả năng không đạt được. Tôi cho rằng giỏi lắm chỉ đạt được khoảng 34 tỷ USD. Bỏi vì xuất khẩu dệt may của quý I giảm không nhiều, quý II cũng chưa nhiều, nhưng quý III mới giảm nhiều. Quý III mới nặng, bởi đơn hàng khó quay lại vì các nước nhập khẩu thăm dò sức mua của thị trường mới đặt hàng; cái khó thứ hai là phần cung thiếu hụt, mình đang phụ thuộc Trung Quốc về vải, trong khi ở trong nước chưa sản xuất được một số loại vải. Trung Quốc hiện nay là thị trường sản xuất vải lớn nhất của thế giới thì đang có nhiều vấn đề nội tại trong nội bộ đất nước họ nên mình không thể biết hết được.

Khó khăn thứ ba vì dịch COVID-19 nên hệ thống cửa hàng, hệ thống phân phối cũng chưa mở cửa trở lại. Đấy là những khó khăn của ngành dệt may. Cho nên chẳng ai nói trước được điều gì, đặc biệt là đối đầu thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng căng thẳng và diễn biến hết sức phức tạp. Tôi cho rằng tới đây, có bầu cử, Đảng Dân chủ hay Đảng Cộng hòa ở Mỹ lên nắm quyền thì cũng vậy thôi, không có gì thay đổi nhiều. Cho nên ngành dệt may sẽ còn có nhiều áp lực.

Trước tình hình xuất khẩu dệt may giảm như dự đoán, giải pháp cần triển khai ngay lúc này là gì?

Ông Vũ Đức Giang: Hiệp hội đang xúc tiến họp với các Chi hội để nghe trực tiếp tiếng nói của từng hội viên ở dưới. Trong quá trình làm việc với các Chi hội trực thuộc, Hiệp hội cũng đưa ra các giải pháp để họ xúc tiến, triển khai các bước.

Thứ nhất là khuyến cáo với các doanh nghiệp thúc đẩy chuyển đổi nhanh kết cấu mặt hàng truyền thống trước đây sang một số mặt hàng có khả năng thích ứng nhanh. Ví dụ veston bây giờ khả năng từ nay đến tháng 10-11 cũng chưa có đơn hàng; áo sơ mi các loại đang giảm khoảng 40%. Ngay cả như May 10 đến giờ mặt hàng sơ mi cũng giảm tới 40%. Do đó, doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh sang các mặt hàng dù có cấu trúc phức tạp hơn ví dụ như quần áo bảo hộ lao động. Các nước bây giờ họ đang cần loại quần áo này cho các công xưởng, cho các nhà máy, cho ngành y tế.

Thứ hai, phải giải quyết căn cơ nhất là xây dựng chuỗi kết nối sản xuất nguyên phụ liệu. Đây là vấn đề cấp bách cho ngành dệt may, vì nó liên quan đến việc phát triển bền vững của ngành. Không phải chỉ cho thời gian sau dịch COVID-19 mà còn cả cho dài hạn sau này.

Thứ ba, khuyến khích hàng loạt chủ đầu tư để làm sao họ triển khai các khu công nghiệp. Các khu công nghiệp liên quan quy hoạch vùng dù đã báo cáo Chính phủ nhưng Hiệp hội thời gian qua cũng đã làm việc với mốt số chủ đầu tư để đầu tư các khu công nghiệp đáp ứng nhu cầu cho ngành dệt may.

Thứ 4, cần sớm mở cửa để cho các nhà đầu tư từ bên ngoài vào. Bởi vì trong đại dịch, thiết bị đầu tư rẻ, giá xây dựng rẻ. Nói chung, việc đầu tư xây dựng nhàm áy dệt may lúc này đang rất rẻ. Cơ hội đầu tư lúc này là tốt nhất. Và đặc biệt là chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc gây áp lực cho Trung Quốc thì sẽ tạo ra động lực cho chúng ta để thu hút các nhà đầu tư dịch chuyển đầu tư vào Việt Nam.

Chính phủ nên sớm mở cửa cho thêm các nhà đầu tư, các chuyên gia vào. Cái này Chính phủ phải đưa ra giải pháp ngay vì bây giờ tại nhiều địa phương nhập máy móc của các hãng, phần cứng lắp rồi chứ phần mềm phải chuyên gia nước ngoài vào mới lắp được. Bây giờ máy lắp rồi nhưng không chạy được vì thiếu chuyên gia. Do đó, cần sớm mở cửa cho một số chuyên gia đầu ngành vào. Đây là giải pháp cần có định hướng của Chính phủ để giải quyết tính ổn định cho ngành, vì hiện nay nhiều nhà máy đang bị vướng. Ngay cả các đơn hàng đã sản xuất rồi, các chuyên gia nước ngoài chưa vào được nên chưa thể kiểm tra được hàng, mà người mua họ yêu cầu bắt buộc phải có đội ngũ chuyên gia kiểm hàng tin cậy, kiểm tra đánh giá chất lượng thọ mới cho xuất.

Thứ 5 các cơ chế chính sách của nhà nước cần nhất quán và tạo thuận lợi để ngành công nghiệp dệt may phát triển ổn định, cần tháo gỡ các vướng mắc hiện nay của toàn ngành, tránh tình trạng “trống đánh xuôi kèn thổi ngược”.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

  • Cùng chuyên mục
Thành Phương QT cùng đối tác làm dự án cụm công nghiệp hơn 385 tỷ ở Quảng Trị

Thành Phương QT cùng đối tác làm dự án cụm công nghiệp hơn 385 tỷ ở Quảng Trị

CTCP Bất động sản Thành Phương QT và công ty TNHH Xây dựng Nguyên Hưng vừa được tỉnh Quảng Trị lựa chọn thực hiện dự án Cụm công nghiệp Cam Thành mở rộng.

Đầu tư - 09/06/2025 16:57

Mở rộng cao tốc Bắc - Nam: Cú 'bắt tay' của các ông lớn giao thông

Mở rộng cao tốc Bắc - Nam: Cú 'bắt tay' của các ông lớn giao thông

Tới nay đã có ít nhất 4 doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực giao thông đề xuất được tham gia đầu tư mở rộng dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông.

Đầu tư - 09/06/2025 07:00

Quảng Nam 'chuyển mình' phát triển khu công nghiệp xanh

Quảng Nam 'chuyển mình' phát triển khu công nghiệp xanh

Quảng Nam đang đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp (KCN) xanh, nhằm tạo nền tảng phát triển bền vững, góp phần xây dựng tương lai xanh cho tỉnh và khu vực.

Đầu tư - 08/06/2025 16:54

Lộ diện 'ông trùm' cụm công nghiệp ở Bình Định

Lộ diện 'ông trùm' cụm công nghiệp ở Bình Định

Công ty TNHH Thiên Hưng Mỹ Thọ đang đầu tư loạt dự án hạ tầng cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện, thị xã tại Bình Định. Tổng vốn đầu tư các dự án trên lên đến cả nghìn tỷ đồng.

Đầu tư - 08/06/2025 06:48

Quảng Ninh đặt mục tiêu thu hút dòng vốn Nhật Bản thế hệ mới

Quảng Ninh đặt mục tiêu thu hút dòng vốn Nhật Bản thế hệ mới

Quảng Ninh vừa ghi dấu ấn tại Nhật Bản với Diễn đàn hợp tác đầu tư 2025, thu hút hàng trăm doanh nghiệp và mở ra nhiều cơ hội hợp tác chiến lược.

Đầu tư - 07/06/2025 10:59

Vốn đầu tư nước ngoài tăng vọt nhờ loạt dự án tỷ đô

Vốn đầu tư nước ngoài tăng vọt nhờ loạt dự án tỷ đô

Bất chấp biến động kinh tế toàn cầu, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam vẫn duy trì đà tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2025.

Đầu tư - 07/06/2025 09:16

Ai hưởng lợi nếu đánh thuế bất động sản?

Ai hưởng lợi nếu đánh thuế bất động sản?

Thuế bất động sản có thể góp phần hạn chế tình trạng đầu cơ, từ đó giảm áp lực cầu ảo và hiện tượng tăng giá bất hợp lý. Đồng thời, khuyến khích chủ sở hữu sử dụng tài sản hiệu quả, từ đó tạo ra giá trị thực tiễn cho nền kinh tế.

Đầu tư - 07/06/2025 06:45

HoREA: Thủ tục làm nhà ở xã hội giảm hơn 1.000 ngày

HoREA: Thủ tục làm nhà ở xã hội giảm hơn 1.000 ngày

Bộ Xây dựng cho biết giảm được 350 ngày làm thủ tục nhà ở xã hội theo quy định mới, song Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu cho biết thực tiễn sẽ rút ngắn được hơn 1.000 ngày, tức không dưới 3 năm làm thủ tục.

Đầu tư - 06/06/2025 19:14

Quảng Trị thu hồi dự án khu du lịch sinh thái hồ Ái Tử

Quảng Trị thu hồi dự án khu du lịch sinh thái hồ Ái Tử

Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng hồ Ái Tử với tổng mức đầu tư 377 tỷ đồng vừa bị tỉnh Quảng Trị thu hồi do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính.

Đầu tư - 06/06/2025 11:20

Quảng Ninh phê duyệt 2 dự án nhà ở xã hội hơn 1.500 tỷ tại TP. Hạ Long

Quảng Ninh phê duyệt 2 dự án nhà ở xã hội hơn 1.500 tỷ tại TP. Hạ Long

UBND tỉnh Quảng Ninh chấp thuận chủ trương đầu tư 2 dự án nhà ở xã hội trên địa bàn TP. Hạ Long.

Bất động sản - 06/06/2025 11:18

VSAP LAB làm dự án vi mạch bán dẫn 1.800 tỷ đồng ở Đà Nẵng

VSAP LAB làm dự án vi mạch bán dẫn 1.800 tỷ đồng ở Đà Nẵng

CTCP VSAP LAB là nhà đầu tư thực hiện dự án Phòng thí nghiệm phục vụ sản xuất công nghệ đóng gói tiên tiến cho vi mạch bán dẫn tại Đà Nẵng, với tổng vốn đầu tư 1.800 tỷ đồng.

Đầu tư - 06/06/2025 10:50

Khu đô thị Bắc Lục Khẩu 'vướng' pháp lý, Phú Yên xin cơ chế đặc thù

Khu đô thị Bắc Lục Khẩu 'vướng' pháp lý, Phú Yên xin cơ chế đặc thù

Dự án Khu đô thị mới Bắc Lục Khẩu (khu A, tại Phú Yên) vướng hàng loạt sai phạm. Trước nguy cơ bị thu hồi, UBND tỉnh Phú Yên kiến nghị Thủ tướng cho áp dụng cơ chế đặc thù để gỡ khó.

Đầu tư - 06/06/2025 06:45

THACO 'lấn sân' sang sản xuất và chế biến sâm Ngọc Linh

THACO 'lấn sân' sang sản xuất và chế biến sâm Ngọc Linh

Tỉnh Quảng Nam thống nhất chủ trương cho phép THACO khảo sát thực địa và lập dự án sản xuất, chế biến sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu tại huyện Nam Trà My, Bắc Trà My và Phước Sơn.

Đầu tư - 06/06/2025 06:45

Diễn biến mới tại dự án kéo dài đường cất hạ cánh sân bay Vinh

Diễn biến mới tại dự án kéo dài đường cất hạ cánh sân bay Vinh

Bộ Tài chính đề nghị UBND tỉnh Nghệ An làm việc với Bộ Xây dựng đánh giá tính cấp bách để lựa chọn phương án đầu tư và bố trí vốn phù hợp thực hiện dự án kéo dài đường cất hạ cánh tại Cảng hàng không quốc tế Vinh.

Đầu tư - 05/06/2025 17:02

TP.HCM lùi thời gian đấu giá 3 lô đất Thủ Thiêm

TP.HCM lùi thời gian đấu giá 3 lô đất Thủ Thiêm

Đại diện Sở NN&MT TP.HCM cho biết, 3 lô đất tại Thủ Thiêm sẽ đưa đấu giá vào đầu tháng 12 năm nay thay vì quý II như dự kiến.

Đầu tư - 05/06/2025 16:56

Nhờ đâu Hà Nội vọt lên vị trí đầu về thu hút FDI 5 tháng?

Nhờ đâu Hà Nội vọt lên vị trí đầu về thu hút FDI 5 tháng?

Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tích cực, cho thấy niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài với môi trường đầu tư trong nước tiếp tục được củng cố.

Đầu tư - 05/06/2025 16:35