Khẩu trang sẽ làm dịu nỗi đau COVID-19 của ngành dệt may?

Nhàđầutư
Ngành dệt may được dự báo sẽ gặp tác động nghiêm trọng hơn trong quý II/2020 do các biện pháp phong tỏa ở nhiều quốc gia bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
CHU KÝ
10, Tháng 05, 2020 | 07:02

Nhàđầutư
Ngành dệt may được dự báo sẽ gặp tác động nghiêm trọng hơn trong quý II/2020 do các biện pháp phong tỏa ở nhiều quốc gia bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Sụt giảm mạnh các đơn hàng từ đầu năm

Theo báo cáo của CTCP Chứng khoán VNDIRECT, ngành dệt may toàn cầu đã trải qua một năm 2019 đầy khó khăn do ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong khi vết thương trước đó chưa lành, thì khó khăn mang tên COVID-19 xuất hiện.

Tác động của dịch bệnh COVID-19 lên ngành dệt may thậm chí còn lớn hơn ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại, khi chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu bị gián đoạn và nhu cầu mặt hàng thời trang giảm mạnh. Điều đó phản ánh qua kim ngạch nhập khẩu của thế giới trong quý I/2020 giảm 10,3% so với cùng kỳ, lớn hơn gấp đôi so với mức giảm 4,9% so với cùng kỳ trong quý I/2019.

sss

Giá trị nhập khẩu dệt may của các quốc gia lớn trong quý I năm 2018-2020.

Theo VNDIRECT, các đơn hàng của doanh nghiệp dệt may Việt phần lớn đến từ đối tác ở các quốc gia phát triển như Mỹ (chiếm 50% tổng kim ngạch xuất khẩu) và EU (chiếm 12% tổng kim ngạch xuất khẩu).

Tuy nhiên, do ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19 nên từ nửa cuối tháng 3, nhiều khách hàng lớn từ Mỹ và EU đã yêu cầu các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trì hoãn đơn hàng, hoặc thậm chí hủy các hợp đồng đã ký.

 “Số lượng đơn đặt hàng trong tháng 4 và tháng 5 của ngành dự báo sẽ giảm khoảng 70%; đơn đặt hàng mới từ tháng 6 trở đi thì chưa được đàm phán và sự phục hồi về số lượng đơn đặt hàng vào cuối năm 2020 dự kiến sẽ rất chậm.

Do đó, kết quả kinh doanh quý II/2020 của các doanh nghiệp dệt may sẽ còn cho thấy những tác động nghiêm trọng hơn, bởi nhu cầu giảm mạnh trong bối cảnh đại dịch. Đồng thời, xuất khẩu dệt may cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn trong quý này”, VNDIRECT dự báo.

Sản xuất khẩu trang làm dịu nỗi đau của ngành dệt may Việt

Theo thống kê của Bộ Công Thương về 50 doanh nghiệp có báo cáo, công suất sản xuất khẩu trang nội địa đã đạt 8 triệu chiếc/ngày, tương đương gần 200 triệu chiếc/tháng. Ở quy mô quốc gia, công suất sản xuất sẽ lớn hơn nhiều.

Khẩu trang là một sản phẩm không đòi hỏi mức đầu tư nhiều để sản xuất. Hầu hết các nhà máy, thiết bị và nhân công hiện có trong ngành may mặc Việt Nam đều có thể làm khẩu trang.

Chất liệu vải kháng khuẩn được sử dụng để làm khẩu trang kháng khuẩn có thể được sản xuất trong nước hay nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc Hàn Quốc mà không gặp nhiều khó khăn.

Do đó, năng lực sản xuất khẩu trang của Việt Nam là rất lớn. Dự kiến sau khi đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, sản phẩm có thể được xuất khẩu, đưa Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất khẩu trang mới của thế giới.

Trong số các nhà sản xuất hàng may mặc trong nước, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (UpCOM: VGT), CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG), Tổng công ty May 10 – CTCP (UpCOM: M10), CTCP May Sông Hồng (HoSE: MSH),… đang nắm bắt cơ hội từ nhu cầu rất lớn về khẩu trang vải và khẩu trang y tế để sản xuất nhằm tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, đồng thời, đây cũng là một giải pháp để doanh nghiệp này đối phó với khoảng thời gian khó khăn.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đã ký kết những hợp đồng xuất khẩu trị giá hàng triệu USD, phần nào giúp xoa dịu thiệt hại từ thực trạng nhu cầu thấp của hàng may mặc.

Ngành dệt may thiếu động lực tăng trưởng ngắn hạn

Theo VNDIRECT, dịch bệnh đã được kiểm soát tốt ở Trung Quốc, tạo điều kiện cho 90% các nhà máy hiện đã hoạt động trở lại, góp phần khôi phục 85-90% nguồn cung ứng nguyên liệu cho ngành dệt may thế giới. Do đó, sự gián đoạn chuỗi cung ứng không còn là một vấn đề lớn.

Đồng thời, sự lây lan đáng báo động của đại dịch ở Mỹ và các nước trong khối EU đã dẫn đến nhu cầu đối với các sản phẩm thời trang ở hai thị trường trên giảm mạnh, kìm hãm tăng trưởng bán lẻ toàn cầu.

“Các biện pháp phong tỏa ở nhiều quốc gia sẽ để lại tác động nghiêm trọng hơn đối với xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong quý II/2020. Do đó, trong ngắn hạn ngành dệt may sẽ gặp nhiều tiêu cực và không khuyến nghị đầu tư trong giai đoạn này. Về dài hạn, các Hiệp định thương mại EVFTA và CPTPP vẫn là các yếu tố hỗ trợ. Tuy nhiên, nút thắt trong khâu sản xuất vải và sự phục hồi sau dịch vẫn là vấn đề cần giải quyết để có thể có những bước tiến xa hơn”, VNDIRECT dự báo.

Xuất khẩu: Trong quý I/2020, giá trị xuất khẩu hàng may mặc giảm 7,7% so với cùng kỳ, trong khi đó giá trị xuất khẩu mặt hàng xơ sợi giảm 5,4% so với cùng kỳ. Trong nửa đầu tháng 4/2020, ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh COVID-19 lên hoạt động xuất khẩu đã trở nên rõ ràng hơn với giá trị xuất khẩu hàng may mặc giảm 35,4% so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 739 triệu USD.

Nhập khẩu: Khoảng 60% vải sử dụng cho sản xuất trong nước của Việt Nam được nhập khẩu từ Trung Quốc. Do đó, nhu cầu vải trong nước đã tăng mạnh trong quý I/2020, khi sản xuất của Trung Quốc bị gián đoạn bởi việc đóng cửa do dịch bệnh. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất khẩu trang tăng mạnh trong giai đoạn dịch làm cho nhu cầu vải cũng tăng lên. Cụ thể, giá trị nhập khẩu vải tháng 3/2020 tăng 50,6% so với tháng trước lên 1,07 tỷ USD.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ