EVS gợi ý 2 nhóm ngành cho tháng Tư

Nhàđầutư
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán gặp nhiều biến động, CTCP Chứng khoán Everest lựa chọn 2 ngành tiềm năng cho tháng Tư là thủy sản và dệt may.
TẢ PHÙ
13, Tháng 04, 2022 | 08:23

Nhàđầutư
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán gặp nhiều biến động, CTCP Chứng khoán Everest lựa chọn 2 ngành tiềm năng cho tháng Tư là thủy sản và dệt may.

Empty

Thị trường chứng khoán biến động, nhà đầu tư nên "trú ẩn" ở nhóm cổ phiếu nào? Ảnh: Trọng Hiếu.

Chốt phiên giao dịch 12/4, VN-Index đạt 1.455,25 điểm, giảm 1,8% (tương đương 26,75 điểm). Đây là phiên giảm mạnh thứ ba liên tiếp của chỉ số chính (tính cả phiên 7/4 và 8/4). Tính ra, VN-Index so với thời điểm đầu năm đã giảm gần 2,9%.

Thị trường chứng khoán điều chỉnh trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam quý I/2022 ghi nhận nhiều thông tin tích cực.

Theo đó, GDP quý I/2022 ước tính tăng 5,03% so với cùng kỳ năm ngoái; tình hình xuất nhập khẩu quý I/2022 ghi nhận tổng kim ngạch ước tính đạt 176,35 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 809 triệu USD (quý I/2021 xuất siêu 2,76 tỷ USD)….

Những yếu tố vĩ mô tích cực được kỳ vọng là nền tảng tốt cho chỉ số trong dài hạn.

Bên cạnh đó, một động lực quan trọng khác “kéo” chỉ số là các nhà đầu tư cá nhân – nhóm chiếm tỷ trọng 87%-88% cơ cấu thị trường và mua ròng 12.421 tỷ đồng trong quý I/2022.

Trong Báo cáo quan điểm đầu tư tháng 4/2022 vừa công bố, CTCP Chứng khoán Everest (EVS) đánh giá nhà đầu tư trong nước sẽ tiếp tục mua ròng trong các tháng tới do chứng khoán vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn và dễ tiếp cận hơn vàng, bất động sản…; một số các sai phạm trong giao dịch chứng khoán được cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, gia tăng tính minh bạch của thị trường; và hệ thống EKYC được áp dụng rộng rãi tại các công ty chứng khoán, giúp nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận với thị trường.

Ngược với vốn nội, khối ngoại quý I/2022 bán ròng 7.156 tỷ đồng. Dù vậy, EVS kỳ vọng khối ngoại sẽ sớm quay lại mua ròng nhờ Việt Nam duy trì được lãi suất thực dương trong bối cảnh lạm phát toàn cầu tăng cao; và các thương vụ bán vốn lớn nhiều khả năng xảy ra đặc biệt ở nhóm Ngân hàng (VPBank – SMBC, Sacombank,…)

Dự báo về mức điểm của chỉ số, EVS đánh giá VN-Index trong tháng 4/2022 có thể đi ngang trong vùng 1.460 – 1.500 điểm với kịch bản tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi những thông tin tiêu cực. Ở kịch bản thuận lợi, EVS kỳ vọng VN-Index có thể quay lại ngưỡng tâm lý 1.520 điểm.

Nhóm thủy sản, dệt may “lên ngôi”

Theo VASEP, xuất khẩu thủy sản tháng 3 đạt 920 triệu USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái; tính chung quý I/2022, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 2,4 tỷ USD, tăng 40%. Trong đó, tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt 42%, Trung Quốc tăng 77%, EU tăng 37%. Đặc biệt, nhóm xuất khẩu cá tra vào Mỹ tăng 119,7% trong 2 tháng đầu năm.

EVS1

Ảnh: EVS.

EVS nhận định:”Việc Bộ Thương mại Mỹ công bố POR17 (đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 17) có thêm một số doanh nghiệp cá tra Việt Nam hưởng mức thuế 0% sang thị trường Mỹ cũng là một thông tin khởi sắc, dự báo cho những tháng tới rất triển vọng cho ngành thủy sản Việt Nam”.

Đáng chú ý, việc đứt gãy chuỗi cung ứng làm gia tăng chi phí vận chuyển (thiếu hụt container, giá cước vận tải tăng) khiến cho giá thủy sản xuất khẩu liên tục tăng. Theo Argomonitor, giá cá tra tháng hiện đang xấp xỉ 3 USD/kg, tăng 40% so với cùng kỳ. Theo dự báo của EVS, xu hướng giá này sẽ duy trì trong quý II và đầu quý III/2022 do nhu cầu nhập khẩu cao từ các thị trường trọng điểm như Mỹ, Trung Quốc; và giá cá tra nguyên liệu và chi phí chăn nuôi tăng thúc đẩy giá bán tăng cao hơn.

EVS cũng cho biết 2 cổ phiếu thủy sản cần quan tâm là VHC và ANV.

Bên cạnh thuỷ sản, EVS cũng kỳ vọng lĩnh vực dệt may sẽ hồi phục nhờ trụ cột xuất khẩu. Số liệu từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho thấy, kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành trong năm nay có thể đạt 42 tỷ USD (tăng 7,29% so với cùng kỳ năm ngoái và 7,51% so với 2019).

Với việc các thị trường lớn của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản đều đã mở cửa nền kinh tế, nhu cầu may mặc tăng cao sẽ là động lực chính cho ngành dệt may vốn chịu tổn thương nặng nề sau 2 năm đại dịch. Quý I/2022 ghi nhận xuất khẩu dệt may đạt 8.84 tỷ USD, tăng 22,5% so với cùng kỳ phần nào minh chứng cho sự phục hồi mạnh mẽ của toàn ngành.

EVS2

 

Trong bối cảnh Mỹ và EU cấm nhập khẩu bông nguyên liệu sản xuất tại Tân Cương (Trung Quốc) và diễn biến dịch COVID-19 tại Bangladesh và Myanmar còn rất phúc tạp, ngành dệt may Việt Nam đã nắm bắt thời cơ rất kịp thời, liên tục mở rộng chiếm lĩnh thị phần mà các đối thủ để lại.

Có thể thấy, thị phần của Trung Quốc tại Mỹ giảm mạnh xuống 26%, Bangladesh và Ấn Độ đi ngang thì Việt Nam đã nâng được thị phần trở lại như giai đoạn trước dãn cách lần thứ 4 ( khoảng 14%). Lưu ý rằng, thị trường Mỹ chiếm đến 49% sản lượng xuất khẩu của dệt may Việt Nam trong năm 2021.

Trên cơ sở đó, EVS kỳ vọng xu hướng này sẽ tiếp diễn trong năm 2022 ở Mỹ và các thị trường mà Việt Nam có lợi thế về thuế quan nhờ các hiệp định thương mại như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc….

Với nhóm dệt may, EVS lựa chọn mã TNG và MSH.

Trong phiên giao dịch 12/4, nhiều cổ phiếu nhóm thủy sản gây chú ý khi “ngược dòng” thị trường và tăng điểm mạnh. Theo đó, mã CMX, ACL đồng loạt tăng hết biên độ đạt lần lượt 22.750 đồng/CP và 24.350 đồng/CP. Ngoài ra, VHC cũng tăng mạnh 6,9% đạt 97.800 đồng/CP, ANV tăng 1% lên 40.200 đồng/CP.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ