EVN lại thoái vốn EVNFC, căn cứ nào cho mức giá 13.480 đồng/CP?

Nhàđầutư
Việc thoái vốn của EVN nhằm tuân thủ Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Điện lực giai đoạn 2017-2020 đã được Thủ tướng phê duyệt.
XUÂN TIÊN
24, Tháng 07, 2019 | 11:56

Nhàđầutư
Việc thoái vốn của EVN nhằm tuân thủ Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Điện lực giai đoạn 2017-2020 đã được Thủ tướng phê duyệt.

Screen Shot 2019-07-24 at 11.28.53 AM

 

Thoái hết vốn

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có thông báo đăng ký làm đại lý đấu giá bán cổ phần của Công ty Tài chính cổ phần Điện lực (EVNFC) do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sở hữu.

Theo đó, EVN đăng ký đấu giá 18,75 triệu cổ phần EVNFC (7,5% vốn) với đơn giá khởi điểm 13.480 đồng/CP, tương đương 252,75 tỷ đồng. Được biết, điều kiện tham dự là các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và cá nhân trong, ngoài nước theo quy định.

Phiên đấu giá dự kiến diễn ra vào 8h30 sáng 23/8/2019 nếu thành công, sẽ là sự kiện đáng chú ý, khi EVN hoàn tất thoái hết vốn khỏi "con cưng" một thời EVNFC.

EVNFC được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép ngày 7/7/2008, chính thức khai trương và đi vào hoạt động ngày 1/9/2008 với vốn điều lệ 2.500 tỷ đồng, con số ấn tượng ngay đối với các ngân hàng thương mại lúc bấy giờ.

EVNFC ra đời trong bối cảnh các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước đua nhau thành lập ngân hàng, công ty tài chính. Bản thân EVN, ngoài EVNFC còn tham gia hợp tác với Tập đoàn Geleximco tại Ngân hàng An Bình (ABBank). 

Tính đến năm 2014, EVN vẫn chi phối tới 40% vốn EVNFC, đối tác quen thuộc ABBank giữ 8,4% cổ phần.

Ngày 5/12/2014, EVN đã bán thành công 58,75 triệu cổ phần trên tổng số 62,5 triệu cổ phần chào bán, tương tương 23,5% vốn điều lệ cho 26 cá nhân và 01 tổ chức. Qua đó, giảm tỷ lệ sở hữu tại EVNFC xuống còn 16,5%. Đến 09/03/2015, EVN đã hoàn thành chuyển nhượng theo phương thức đấu giá. Với giá bán thành công bình quân 10.100 đồng, EVN thu về 593,3 tỷ đồng.

Đến hết tháng 10/2015, EVN tiếp tục hoàn tất thoái thêm 1,5% cổ phần tại EVNFC, kéo tỷ kệ sở hữu tại công ty này về còn 15% nhằm tuân thủ quy định của Luật các tổ chức tín dụng.

Ngày 14/6/2017, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án tổng thể sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giai đoạn 2017 – 2020”, trong đó xác định lĩnh vực kinh doanh của Tập đoàn cùng kế hoạch sắp xếp cơ cấu lại các công ty con, đơn vị trực thuộc. Theo Đề án, Công ty mẹ - EVN phải thoái toàn bộ vốn tại một loạt đơn vị, trong đó có EVNFC.

Trầy trật thoái vốn

Ngay sau đó, EVN cuối tháng 7/2017 đăng ký đấu giá toàn bộ 37,5 triệu cổ phần, tương đương 15% vốn EVNFC với giá khởi điểm 14.133 đồng/CP. Tuy nhiên phiên đấu giá không thể diễn ra bởi chỉ có 1 nhà đầu tư đăng ký.

2 tháng sau, đầu tháng 10/2017, EVN thay đổi "chiến thuật", chia số cổ phần làm 3 lô, mỗi lô 12,5 triệu cổ phần và đấu giá cả lô với mức khởi điểm được giảm xuống còn 11.654 đồng/CP, giảm 21% so với lần đấu giá ngay trước đó.

Tuy nhiên, trong khi lô thứ ba không có nhà đầu tư nào quan tâm, thì 2 lô thứ nhất và thứ hai cũng không thể xác định được bên trúng đấu giá (do các nhà đầu tư cùng đặt giá ngang mức khởi điểm) và phải thông qua thủ tục chào bán cạnh tranh để bán hết với tổng cộng 25 triệu cổ phần.

Mặc dù vậy, diễn biến EVN đưa ra đấu giá 18,75 triệu vừa qua cho thấy đã có nhà đầu tư chấp thuận mất cọc và trả lại 6,25 triệu cổ phần EVNFC sau khi trúng đấu giá.

Căn cứ nào cho mức giá 13.480 đồng/CP?

6 tháng đầu năm 2019, EVNFC đạt thu nhập lãi 616 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái, giúp thu nhập lãi thuần tăng gấp đôi lên 240 tỷ đồng. Tuy nhiên, các chi phí bật cao khiến lãi sau thuế chỉ tăng nhẹ 6,5% lên 88,2 tỷ đồng, với lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) ở mức 353 đồng.

Trên sàn UpCOM, cổ phiếu EVF của EVNFC hiện được giao dịch quanh ngưỡng 7.000 đồng/CP.

Thực trạng kinh doanh không quá tích cực cùng giá khởi điểm gấp đôi mức thị trường sẽ là rào cản lớn đối với đợt đấu giá tới đây.

Dĩ nhiên, EVN vẫn có những căn cứ nhất định cho mức giá 13.480 đồng mỗi cổ phần EVNFC. Dù mang danh là công ty tài chính, song trên thực tế EVNFC hoạt động không khác một ngân hàng thương mại. Giấy phép hoạt động của tổ chức tín dụng gần như đã bị NHNN "đóng cửa" từ sau năm 2008, EVNFC bởi vậy có sự hấp dẫn không nhỏ từ giấy phép hoạt động của mình.

Bên cạnh đó, với hơn 5 vạn cổ đông, EVNFC là tổ chức tín dụng có cơ cấu sở hữu "loãng" bậc nhất hiện nay. Trong bối cảnh ABBank không thể gia tăng tỷ lệ nắm giữ, các đợt thoái vốn liên tục trước đây của EVN đã định hình lại cơ cấu sở hữu tại EVNFC, và bắt đầu xuất hiện các nhóm cổ đông với tham vọng riêng. 7,5% cổ phần của EVN theo đó sẽ có ý nghĩa không nhỏ trong cuộc tranh chấp tranh chấp quyền lực tại EVNFC.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24550.00 24560.00 24880.00
EUR 26323.00 26429.00 27594.00
GBP 30788.00 30974.00 31925.00
HKD 3099.00 3111.00 3212.00
CHF 27288.00 27398.00 28260.00
JPY 161.63 162.28 169.90
AUD 15895.00 15959.00 16446.00
SGD 18115.00 18188.00 18730.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 17917.00 17989.00 18522.00
NZD   14768.00 15259.00
KRW   17.70 19.32
DKK   3538.00 3670.00
SEK   2323.00 2415.00
NOK   2274.00 2365.00
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ