EVN Finance lãi kỷ lục

Nhàđầutư
Năm 2019, EVN Finance lãi trước thuế 285 tỷ đồng - là mức cao nhất từ khi công bố báo cáo tài chính (2013).
ĐÌNH VŨ
04, Tháng 04, 2020 | 07:00

Nhàđầutư
Năm 2019, EVN Finance lãi trước thuế 285 tỷ đồng - là mức cao nhất từ khi công bố báo cáo tài chính (2013).

evnfc-1701

EVN Finance dự kiến trình thông qua phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược tại ĐHĐCĐ thường niên diễn ra vào ngày 28/4 tới đây

Công ty Tài chính CP Điện lực (EVN Finance) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2019 với nhiều diễn biến đáng chú ý.

Theo đó, tổng tài sản tới cuối năm 2019 tăng hơn 10% so với đầu năm, lên mức 22.124 tỷ đồng, chiếm phần lớn là cho vay khách hàng (9.719 tỷ đồng), chứng khoán đầu tư (6.982 tỷ đồng).

Bên kia bảng cân đối kế toán, nguồn vốn của EVN Finance không tập trung từ huy động khách hàng (4.642 tỷ đồng), mà non nửa là tiền gửi và vay các TCTD khác (9.277 tỷ đồng); và vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư, cho vay TCTD chịu rủi ro (4.359 tỷ đồng).

Nếu áp dụng đúng quy định về trích lập dự phòng rủi ro chung và cụ thể với cho vay khách hàng, EVN Finance phải có số dư trích lập 365 tỷ đồng tới cuối năm ngoái, thay vì chỉ vỏn vẹn 155 tỷ đồng như báo cáo tài chính. Nếu trích lập đủ, mức lợi nhuận sẽ giảm tương ứng 210 tỷ đồng.

Nhìn chung, các chỉ tiêu tài chính của EVN Finance đều tăng trưởng khả quan, trong đó tín dụng tăng 12%, huy động tiền gửi khách hàng tăng 40%. Nhờ đó, "ngân hàng" này báo lãi trước thuế 285 tỷ đồng - là mức kỷ lục từ khi công bố báo cáo tài chính (2013), tăng 12% so với năm 2018 và vừa vặn hoàn thành kế hoạch được ĐHĐCĐ thường niên năm 2019 thông qua (280,5 tỷ đồng).

Các chỉ tiêu tài chính tích cực được công bố trong bối cảnh EVN Finance sắp sửa tổ chức ĐHĐCĐ thường niên dự kiến diễn ra vào cuối tháng 4 tới đây, với nhiều nội dung quan trọng cần thông qua như miễn nhiệm, bầu bổ sung thành viên HĐQT, phát hành cổ phần riêng lẻ cho cổ đông chiến lược, sửa đổi bổ sung điều lệ.

Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 tác động tiêu cực tới lĩnh vực ngân hàng, và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sớm muộn thoái nốt 7,5% cổ phần còn lại, hơn 65.000 cổ đông EVN Finance có lẽ sẽ cần Chủ tịch Hoàng Văn Ninh cùng các cộng sự làm rõ những tồn tại, đồng thời vạch ra đường hướng phát triển hợp lý trong ngắn và trung hạn.

Dù không còn là "công ty mẹ", nắm 40% vốn, song vai trò của EVN ở EVN Finance vẫn là rất lớn, với số dư tiền gửi đến cuối năm ngoái duy trì ở 1.000 tỷ đồng, tăng 200 tỷ đồng so với đầu năm. Dù vậy, với định hướng thoái nốt 7,5% cổ phần đã vạch ra, dấu ấn EVN chắc hẳn sẽ suy giảm đáng kể.

Cách đây nửa tháng, EVN Finance công bố tăng vốn thêm gần 150 tỷ đồng, là lần đầu tiên tăng vốn sau 12 năm hoạt động. Cùng với sự rút lui của EVN, nội dung ĐHĐCĐ thường niên hé lộ EVN Finance có thể chào đón sự hiện diện của nhà đầu tư chiến lược trong thời gian tới.

Cổ đông EVN Finance kỳ vọng nhà đầu tư chiến lược này sẽ là một cái tên đủ năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng để trở thành một điểm tựa và động lực cho tổ chức tín dụng này, trong bối cảnh cạnh tranh trong lĩnh vực "buôn tiền" ngày càng khắc nghiệt và gay gắt.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25170.00 25172.00 25472.00
EUR 26456.00 26562.00 27742.00
GBP 30871.00 31057.00 32013.00
HKD 3176.00 3189.00 3292.00
CHF 27361.00 27471.00 28313.00
JPY 160.49 161.13 168.45
AUD 15933.00 15997.00 16486.00
SGD 18272.00 18345.00 18880.00
THB 671.00 674.00 701.00
CAD 18092.00 18165.00 18691.00
NZD   14693.00 15186.00
KRW   17.52 19.13
DKK   3553.00 3682.00
SEK   2267.00 2353.00
NOK   2251.00 2338.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ