Đưa khu kinh tế Dung Quất trở thành khu kinh tế chuyên biệt, xanh và thông minh
Tăng trưởng xanh là xu hướng tất yếu của thời đại phải thực hiện để phát triển bền vững. Vì vậy, tỉnh Quảng Ngãi xác định không thể tăng trưởng bằng mọi giá để đánh đổi môi trường, tiến bộ và công bằng xã hội.
Sáng 16/11, Tạp chí Nhà đầu tư/Nhadautu.vn tổ chức diễn Diễn đàn KCN năm 2023, Nhadautu.vn xin trân trọng giới thiệu bài viết của ông Hà Hoàng Việt Phương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban quản lý (BQL) Khu kinh tế (KKT) Dung Quất và các Khu công nghiệp (KCN) Quảng Ngãi.
Hướng đến tăng trưởng xanh
BQL KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi đã quán triệt quan điểm về tăng trưởng xanh trong chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt cũng như kế hoạch hành động tăng trưởng xanh tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2030.
KKT Dung Quất với quy mô diện tích 45.332ha, là KKT tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực; có trung tâm lọc hoá dầu, năng lượng quốc gia, cơ khí - luyện kim và trung tâm logictics lớn của khu vực nhằm phát huy và khai thác hiệu quả cảng nước sâu Dung Quất, sân bay Chu Lai; là đầu mối vận chuyển hàng hoá và giao thương quốc tế quan trọng trong khu vực miền Trung, Tây Nguyên. KKT Dung Quất là một trong những KKT được Chính phủ Việt Nam cho phép áp dụng các chính sách ưu đãi về thuê đất và thuế thu nhập doanh nghiệp cao nhất hiện nay.
Sau hơn 26 năm hình thành và phát triển, KKT Dung Quất có bước phát triển vượt bậc, được đánh giá là một trong những KKT tiên phong và thành công của Việt Nam; là trung tâm sản xuất công nghiệp và là động lực phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ngãi và Vùng kinh tế điểm miền Trung. Đến nay, đã thu hút 344 dự án còn hiệu lực, vốn đăng ký khoảng 18 tỷ USD (trong đó có 61 dự án FDI, vốn đăng ký khoảng 2 tỷ USD), vốn thực hiện đạt khoảng 10,5 tỷ USD, có 250 dự án đã đi vào hoạt động; đóng góp ngân sách hàng năm khoảng 1 tỷ USD (chiếm khoảng 80% tổng thu ngân sách tỉnh) và giải quyết việc làm cho 66.670 lao động.
Từ những năm 2000, việc phát triển công nghiệp theo mô hình KCN truyền thống cũng đã bộc lộ những bất cập như: quy hoạch chưa đồng bộ về hạ tầng, đặc biệt là khu xử lý nước thải tập trung; cộng đồng doanh nghiệp trong KCN cũng chưa liên kết với nhau để tạo chuỗi sản xuất, cung ứng, tăng sức cạnh tranh; bản thân các doanh nghiệp hoạt động tại KCN sản xuất theo hướng "thâm dụng năng lượng", "thâm dụng đất đai, tài nguyên", các sản phẩm tạo với hàm lượng công nghệ và chất xám chưa cao, dẫn đến sức cạnh tranh trên thị trường còn hạn chế và chưa tận dụng được những lợi thế của nhau để phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả hơn; hơn nữa, trong quá trình sản xuất nhiều chất thải không dược tái chế - tái sử dụng.
Đến năm 2013, việc thành lập KCN - Đô thị - Dịch vụ VSIP Quảng Ngãi với mô hình đầu tư và phát triển hạ tầng theo chuẩn mực của KCN chuyên nghiệp, xanh và thân thiện với môi trường, hạ tầng và các công trình công cộng được xây dựng đồng bộ, trạm xử lý nước thải, trạm cứu hỏa và nhiều tiện ích để phục vụ cho nhu cầu thu hút các nhà đầu tư thuộc các ngành nghề có giá trị gia tăng cao, công nghệ hiện đại, có tính liên kết trong sản xuất chuỗi giá trị và bảo vệ môi trường. Ngoài ra, Công ty TNHH VSIP Quảng Ngãi đã phát triển khu dịch vụ hỗn hợp, nhiều tiện ích công cộng; đảm bảo không gian ở, sinh hoạt, dịch vụ... để đáp ứng nhu cầu về nhà ở, dịch vụ cho các doanh nghiệp và người lao động.
Nghị định 35/2022 của Chính phủ quy định về quản lý KCN, KKT đã có nhiều khái niệm, thuật ngữ mới như "KCN sinh thái", "công nghiệp cộng sinh"… Đây là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng để các địa phương thực hiện tăng trưởng xanh tại các KCN, KKT. Đồng thời, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân đầu tư vào các mô hình hoạt động về KCN sinh thái, hướng đến phát triển bền vững.
Trước bối cảnh quốc tế và trong nước đang có nhiều chuyển biến mang tính bước ngoặt, chứa đựng những cơ hội và thách thức rất khác biệt so với giai đoạn trước đây. Thực tiễn đòi hỏi việc phát triển KCN, KKT cần được đổi mới mạnh mẽ hơn, hiệu quả và bền vững để thích ứng với bối cảnh thế giới và trong nước, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Do đó, trong thời gian tới, tỉnh Quảng Ngãi đã xây dựng mục tiêu, chiến lược phát triển công nghiệp theo hướng phát triển xanh.
Về định hướng phát triển KCN, đến năm 2030, tỉnh Quảng Ngãi định hướng phát triển 10 KCN, gồm 6 KCN nằm trong KKT Dung Quất (trong đó, có 4 khu hiện có là KCN phía Tây, KCN Đông Dung Quất, KCN Bình Hoà - Bình Phước, KCN Tịnh Phong; dự kiến thành lập mới 2 khu là KCN Dung Quất II, KCN Bình Thanh) và 4 KCN nằm ngoài KKT Dung Quất (trong đó, có 2 khu hiện có là KCN Phổ Phong, KCN Quảng Phú; dự kiến thành lập mới 2 khu là KCN Bình Long và KCN An Phú). Tổng diện tích đất tính toán theo nhu cầu phát triển cho 10 KCN này là 6.648 ha. Tỉnh cũng định hướng phát triển các KCN này theo các mô hình KCN - đô thị - dịch vụ, KCN hỗ trợ, KCN sinh thái, KCN công nghệ cao nhằm phát huy tối đa nguồn lực đất đai và lợi thế sẵn có để phát triển KKT Dung Quất trở thành KKT chuyên biệt, xanh, thông minh và phát triển bền vững.
Về định hướng thu hút đầu tư, tái cơ cấu các ngành công nghiệp theo hướng công nghệ cao, công nghiệp xanh, tham gia sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu; hạn chế công nghiệp "thâm dụng năng lượng", "thâm dụng lao động", "thâm dụng đất đai, tài nguyên", tăng các ngành công nghiệp "thâm dụng công nghệ".
Theo đó, tiếp tục khai thác những thế mạnh, tiềm năng sẵn có về các lĩnh vực công nghiệp nền tảng (với chủ lực là lọc hóa dầu, hóa chất, luyện kim và chế tạo cơ khí) và thúc đẩy phát triển các lĩnh vực này theo chiều sâu, thân thiện với môi trường và mở rộng theo chuỗi giá trị. Đồng thời, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu các ngành công nghiệp theo hướng xanh, có sức cạnh tranh cao, tạo bước đột phá để nâng cao năng suất, tăng nhanh tỷ trọng đóng góp của công nghiệp chế biến, chế tạo có giá trị gia tăng lớn.
Ngoài ra, thu hút các ngành dịch vụ đa dạng, hiện đại, bền vững, từng bước đưa đưa Khu kinh tế Dung Quất trở thành cửa ngõ, trung tâm trung chuyển hàng hóa, vận tải, kho bãi, logistic, thương mại của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; Hình thành và phát triển các khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng ven biển, đảo, các khu vui chơi giải trí hiện đại, đẳng cấp mang tầm quốc tế, phát triển huyện đảo Lý Sơn gắn với bãi biển Bình Châu, Mỹ Khuê trở thành trung tâm du lịch biển - đảo.
Một số định hướng và giải pháp
Để thực hiện mục tiêu này, BQL đưa ra một số định hướng và giải pháp. Một là, BQL đang lập và trình phê duyệt các quy hoạch phân khu xây dựng các KCN, đô thị, dịch vụ; theo đó phân bố không gian phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ hợp lý; dành quỹ đất thích đáng để phát triển hệ thống cây xanh cảnh quan, cây xanh cách ly, hình thành các vùng đệm sinh thái giữa các khu công nghiệp, đô thị và khu du lịch; bảo tồn và phát huy giá trị hệ sinh thái tự nhiên trên địa bàn như Khu vực bờ biển (các dãy núi nhô ra biển, các rừng phòng hộ…), khu vực đồi núi, hệ thống sông, hồ, kênh và các vùng ngập nước… nhằm đảm bảo phát triển thuận tự nhiên, xanh và bền vững.
Hai là, xây dựng danh mục dự án thu hút đầu tư theo các ngành đã xác định, ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo có giá trị gia tăng cao, công nghệ cao, thân thiện với môi trường; phát triển công nghiệp theo chiều sâu và mở rộng theo chuỗi giá trị dựa trên cơ sở các điều kiện và lợi thế của các ngành công nghiệp đang có (ngành lọc hóa dầu, luyện kim, cơ khí) nhằm từng bước điều chỉnh mô hình tăng trưởng công nghiệp từ chủ yếu dựa trên số lượng sang dựa trên năng suất, chất lượng và hiệu quả; Tập trung kêu gọi thu hút các nhà đầu tư có thương hiệu, năng lực, kinh nghiệm để đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN sinh thái, KCN công nghệ cao, KCN hỗ trợ, KCN - đô thị - dịch vụ,…
Ba là, hướng đến thu hút các nhà đầu tư kết hợp các thiết kế nhà máy thông minh, tích hợp các công nghệ tiên tiến; sử dụng năng lượng từ các nguồn năng lượng tái tạo (điện mặt trời áp mái nhà xưởng) để tạo ra một KCN hoạt động với tác động tối thiểu tới môi trường và cố gắng đạt được sự cân bằng giữa tiêu thụ năng lượng và sản xuất năng lượng tái tạo; áp dụng hệ thống xử lý nước thải tiên tiến nhằm đảm bảo không có chất ô nhiễm/chất thải có hại nào thải ra môi trường.
Bốn là, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích hoạt động tiết kiệm năng lượng, sử dụng hiệu quả tài nguyên, cộng sinh công nghiệp trong KKT, KCN; hỗ trợ các nhà đầu tư có cộng sinh công nghiệp giữa các doanh nghiệp trong KCN; giữa KCN và đô thị, giữa các KCN. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế, thúc đẩy phát kinh tế tuần hoàn (là mô hình sản xuất và tiêu dùng bao gồm việc chia sẻ, thuê, sử dụng và tái sử dụng các nguyên vật liệu và sản phẩm hiện tại một cách nhiều nhất và lâu dài) thông qua khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và năng lượng dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số.
Năm là, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu yếu tố đầu vào, đầu ra hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong KKT để tích hợp vào hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin của tỉnh và quốc gia nhằm quản lý và giám sát chặt chẽ các nguồn phát thải ra môi trường...
Sáu là, ngoài việc tập trung phát triển các sản phẩm du lịch đô thị gắn với sự kiện, lễ hội, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch sinh thái biển; du lịch vui chơi giải trí cao cấp; kết hợp với du lịch tham quan, thưởng ngoạn cảnh quan biển đảo, công viên địa chất thì một trong những sản phẩm du lịch mới hứa hẹn sẽ mang lại nhiều điều thú vị, mới mẻ đối với du khách khi đến với Quảng Ngãi mà BQL đang tập trung nghiên cứu, xây dựng trong thời gian đến là phát triển sản phẩm "du lịch công nghiệp". Theo đó sẽ thực hiện liên kết, kết nối tour, tuyến tham quan các nhà máy, công ty, cơ sở sản xuất tiêu biểu trong các KCN, KKT với các khu, điểm du lịch trên địa bàn trong và ngoài tỉnh nhằm giới thiệu đến đông đảo du khách trong và ngoài nước về loại hình du lịch mới này. Đây là tiềm năng lớn thu hút khách du lịch "khám phá công nghiệp" thông qua trải nghiệm, tìm hiểu sâu hơn về các dây chuyền sản xuất hiện đại, được trải nghiệm trực tiếp quy trình sản xuất...
Với tiềm năng, lợi thế và nền tảng phát triển sẵn có, trong thời gian tới KKT Dung Quất sẽ bước vào giai đoạn phát triển mới theo hướng là "KKT chuyên biệt, xanh, thông minh và phát triển bền vững", tiếp tục sẽ là động lực, là hạt nhân tăng trưởng của kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
- Cùng chuyên mục
Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản vượt 62 tỷ USD
Mục tiêu xuất khẩu nông lâm thủy sản năm nay phấn đấu 54- 55 USD, tuy nhiên lãnh đạo Bộ NN&PTNT khẳng định chắc chắn con số này sẽ trên 62 tỷ USD.
Sự kiện - 18/12/2024 15:19
Thủ tướng: Phát triển công nghiệp văn hóa phải huy động hợp tác công tư
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, để phát triển ngành công nghiệp văn hóa cần huy động nguồn lực cho sự phát triển thông qua cơ chế, chính sách phù hợp, nhất là hợp tác công tư, lấy nguồn vốn Nhà nước dẫn dắt, kích hoạt mọi nguồn lực xã hội, người dân và doanh nghiệp.
Sự kiện - 18/12/2024 13:29
Tổng Bí thư: Thanh niên là nhân tố chủ chốt trong phát triển tương lai đất nước
Tổng Bí thư Tô Lâm tin tưởng, tuổi trẻ Việt Nam sẽ không ngừng vươn lên, tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, nỗ lực mạnh mẽ vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Sự kiện - 18/12/2024 13:15
Hơn 485.000 đảng viên ở Hà Nội sinh hoạt chuyên đề về 'Kỷ nguyên mới'
Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết có hơn 485.000 đảng viên sinh hoạt chính trị về "Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc".
Sự kiện - 18/12/2024 13:13
Ông Nguyễn Văn Thường làm Giám đốc Ban quản lý dự án công trình giao thông tỉnh Quảng Nam
Ông Nguyễn Văn Thường, Quyền Giám đốc Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Nam.
Sự kiện - 18/12/2024 06:32
Loạt địa phương kiểm tra, rà soát các sàn giao dịch bất động sản
Trước tình trạng thị trường bất động sản còn tiềm ẩn yếu tố rủi ro, hàng loạt địa phương đã siết chặt hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản.
Sự kiện - 18/12/2024 06:29
Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025
Ban Bí thư yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống lãng phí, tiêu cực; không tổ chức thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp; không tổ chức đoàn của Trung ương thăm, chúc Tết cấp uỷ, chính quyền các địa phương; nghiêm cấm việc biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức…
Sự kiện - 17/12/2024 17:33
Phó Thủ tướng: Hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ GTVT là để mạnh hơn
Phó Thủ tướng Trần Hồng nhấn mạnh, việc hợp nhất Bộ Xây dựng, Bộ GTVT "không mang tính cơ học, hợp sức để mạnh hơn" và không để tình trạng "chảy máu chất xám, lãng phí người tài".
Sự kiện - 17/12/2024 15:49
Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ ở Đà Nẵng cao nhất 700 triệu đồng
Tiền thưởng Tết Dương lịch năm 2025 tại Đà Nẵng cao nhất là 223,1 triệu đồng thuộc khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất là 700 triệu đồng thuộc khối doanh nghiệp dân doanh.
Sự kiện - 17/12/2024 15:35
Tổng Bí thư Tô Lâm: Bảo đảm an ninh phải góp phần mở rộng không gian phát triển
Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ đạo ngoài bảo đảm an ninh, trật tự phải tranh thủ tối đa thời cơ, biến thách thức thành cơ hội cho phát triển đất nước, không ngừng củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh.
Sự kiện - 17/12/2024 14:58
Năm 2025, Hà Nội triển khai xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 2
Chính phủ vừa phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo với tổng mức đầu tư 35.588 tỷ đồng.
Sự kiện - 17/12/2024 14:23
Trung tâm tài chính TP.HCM và Đà Nẵng - 'cú hích' mạnh cho nền kinh tế
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực (Đà Nẵng) và quốc tế (TP.HCM) tại Việt Nam để chuẩn bị cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; tạo ra cơ chế, nguồn lực mới, là "cú hích" mạnh đối với nền kinh tế.
Sự kiện - 17/12/2024 13:38
'Ngành hải quan tập trung hoàn thiện tổ chức bộ máy nhưng không để ngắt quãng công việc'
Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng yêu cầu ngành hải quan quán triệt tinh thần tổ chức bộ máy là để đảm bảo các công việc vẫn được diễn ra suôn sẻ, còn bộ máy thì hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn.
Sự kiện - 17/12/2024 09:00
Doanh nghiệp FDI Nghệ An thưởng Tết: Cao nhất 74 triệu đồng
Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các doanh nghiệp FDI tại Nghệ An thưởng cao nhất 74 triệu đồng/người, bình quân 4,6 triệu đồng/người, thấp nhất 300 nghìn đồng/người.
Sự kiện - 17/12/2024 08:54
Quốc hội họp bất thường trong tháng 2/2025 về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, quán triệt rõ đây là cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Sự kiện - 17/12/2024 07:13
Doanh nghiệp FDI tại Thanh Hóa thưởng tết Nguyên đán 2025 cao nhất 410 triệu đồng
Mức thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 tại 83 Doanh nghiệp FDI tại Thanh Hóa dự kiến cao nhất đạt 410 triệu đồng/người, thấp nhất 70 nghìn đồng/người.
Sự kiện - 16/12/2024 20:38
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Phó Đức Nam - Mr.Pips, đằng sau sự hào nhoáng xa hoa tuổi 30
Pháp luật - Update 1 week ago
Doanh nhân Chu Lập Cơ - Từ đỉnh cao đến vực sâu
Pháp luật - Update 1 week ago
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 1 month ago