Dự án ngành điện hẹp cửa gọi vốn

THANH HƯƠNG
07:24 18/05/2018

Tiêu thụ điện trong 4 tháng đầu năm có chiều hướng tăng mạnh trở lại, trong khi một số dự án điện lớn vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai.

du-an-nganh-dien-hep-cua-goi-von1526407400

Do nhu cầu tăng nhanh, nên việc đảm bảo đủ điện năng cho nền kinh tế đang là một thách thức đối với ngành điện. Ảnh: Đức Thanh

Nhu cầu tăng trở lại

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho hay, tiêu thụ điện trong 4 tháng đầu năm 2018 đạt mức tăng trưởng 11,08%, cao hơn so với mức 9,2% của cùng kỳ năm 2017. Như vậy, tăng trưởng tiêu thụ điện đã quay trở lại mức 2 con số.

Sản lượng điện ngày lớn nhất trong 4 tháng đầu năm 2017 đạt 598,2 triệu kWh và công suất lớn nhất toàn hệ thống là 28.763 MW, thì sang năm năm 2018 đã có sự bứt tốc với sản lượng ngày cao nhất đạt 646,5 triệu kWh (ngày 13/4/2018) và công suất tiêu thụ toàn hệ thống điện lớn nhất đạt 30.720 MW (ngày 24/4/2018).

Điều này cũng đặt ra những thách thức mới trong việc đảm bảo nguồn điện cho nền kinh tế trong thời gian tới khi trong 2 năm trở lại đây, số lượng dự án điện được triển khai xây dựng mới giảm đáng kể.

BOT cũng khó

Dự án Nhiệt điện than Nghi Sơn 2 (1.200 MW), được đầu tư theo hình thức xây dựng - khai thác - chuyển giao (BOT), vừa đạt được thỏa thuận vay vốn với các tổ chức tín dụng trong nửa cuối tháng 4/2018, để tiến tới khởi công. Ở dự án này, chủ đầu tư đã đi vay 1,869 tỷ USD trong tổng mức đầu tư 2,793 tỷ USD.

Đáng nói là, chỉ vài tháng trước, vẫn có những tổ chức tín dụng từ chối cho BOT Nghi Sơn 2 vay vốn bởi những ràng buộc liên quan đến các chính sách về nhiệt điện than. Để chốt được tài chính cho BOT Nghi Sơn 2 với sự tham gia đầu tư của Marubeni (Nhật Bản) và Kepco (Hàn Quốc), công lao của hai tổ chức tài chính là Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (KEXIM) không hề nhỏ.

Theo kế hoạch, sau khi hoàn tất đàm phán một số tồn tại, Dự án sẽ bước vào khâu xây dựng, với mục tiêu vận hành tổ máy số 1 vào năm 2021.

Thu xếp tài chính là một công việc không dễ với các dự án đầu tư phát triển nguồn điện tại Việt Nam. Nhìn lại quãng đường kể từ lúc phát hồ sơ mời thầu Dự án BOT Nghi Sơn 2 đến nay, đã 10 năm trôi qua.

Trước BOT Nghi Sơn 2, có BOT Hải Dương 1 được cấp phép từ năm 2011, nhưng sau nhiều thời gian cho việc chuyển đổi chủ đầu tư và thu xếp tài chính, tới tận tháng 1/2016, Dự án mới đóng được tài chính và đang thực hiện các bước liên quan đến phần thiết kế xây dựng nhà máy, với mục tiêu tổ máy 1 vào hoạt động trong năm 2020.

Hai dự án BOT khác đã được cấp phép trong năm 2017 cùng với BOT Nghi Sơn 2, là Nhiệt điện Nam Định 1 và Nhiệt điện Vân Phong 1, đến nay vẫn đang triển khai các thủ tục, giấy tờ. Theo kế hoạch đầy lạc quan, Dự án BOT Nam Định 1 và Vân Phong 1 phải sang năm 2019 mới hoàn tất thu xếp tài chính.

Trong nước cũng khó

Năm 2018, EVN chỉ dự tính đưa vào vận hành thêm 2 nguồn điện mới với công suất 760 MW, đó là Nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng (660 MW) và Thủy điện Sông Bung 2 (2 x 50 MW). Năm 2019, EVN cũng chỉ dự kiến đưa vào vận hành thêm khoảng 700 MW nguồn điện mới.

Trong khi đó, theo tính toán của các chuyên gia, để đảm bảo tăng trưởng điện năng ở mức 10%/năm, thì mỗi năm cần có thêm 3.000 - 4.000 MW nguồn điện mới và EVN được xác định là trụ cột của ngành điện.

Bởi vậy, nhiều chuyên gia đã nhắc tới câu chuyện đảm bảo điện cho nền kinh tế giai đoạn 2019 - 2021 với vẻ thận trọng, bởi nếu khởi công các nguồn điện mới ngay năm 2018, thì nhanh nhất cũng phải tới năm 2022 mới có nguồn điện bổ sung lên hệ thống.

Dự án điện có quy mô lớn do các doanh nghiệp nội địa triển khai đang được chú ý nhất hiện nay là Nhiệt điện Quảng Trạch 1, công suất 1.200 MW của EVN. Vốn là dự án được giao Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đầu tư, nhưng với thực tế đuối sức của nhà đầu tư cũ, EVN đã trở thành nhà đầu tư mới.

Ông Đinh Quang Tri, Phó tổng giám đốc EVN cho hay, EVN đã đàm phán xong với tổ hợp các ngân hàng thương mại trong nước gồm Vietcombank, VietinBank và BIDV cho khoản vay 27.100 tỷ đồng để triển khai Dự án Quảng Trạch 1.

“Khoản vay của 3 ngân hàng trong nước này không cần có bảo lãnh của Chính phủ và chiếm tới 70% nguồn vốn để thực hiện Dự án. Phần còn lại là vốn của EVN”, ông Tri cho biết.

Dẫu vậy, Quảng Trạch 1 cũng chưa chốt được ngày khởi công, bởi còn lựa chọn công nghệ cho phù hợp với yêu cầu môi trường và khả năng chịu đựng của giá điện.

Tại 3 dự án khác đang được xây dựng của PVN là Thái Bình 2 (600 MW), Long Phú 1 (1.200 MW) và Sông Hậu 1 (1.200 MW), tiến độ vận hành thương mại các tổ máy đều chưa có câu trả lời chính xác khi nhìn vào hiện trạng bị đóng băng hoặc triển khai rất chậm do có nhiều vướng mắc giữa các quy định hiện hành.

Thực tế này cũng đe dọa khả năng đảm bảo đủ và ổn định điện trong 1 - 3 năm tới, khi nền kinh tế đang có dấu hiệu tăng mạnh trở lại như từ đầu năm đến nay.

Theo Báo Đầu tư

  • Cùng chuyên mục
Mở rộng cao tốc Bắc - Nam: Cú 'bắt tay' của các ông lớn giao thông

Mở rộng cao tốc Bắc - Nam: Cú 'bắt tay' của các ông lớn giao thông

Tới nay đã có ít nhất 4 doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực giao thông đề xuất được tham gia đầu tư mở rộng dự án cao tốc Bắc - Nam phía đông.

Đầu tư - 09/06/2025 07:00

Quảng Nam 'chuyển mình' phát triển khu công nghiệp xanh

Quảng Nam 'chuyển mình' phát triển khu công nghiệp xanh

Quảng Nam đang đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp (KCN) xanh, nhằm tạo nền tảng phát triển bền vững, góp phần xây dựng tương lai xanh cho tỉnh và khu vực.

Đầu tư - 08/06/2025 16:54

Lộ diện 'ông trùm' cụm công nghiệp ở Bình Định

Lộ diện 'ông trùm' cụm công nghiệp ở Bình Định

Công ty TNHH Thiên Hưng Mỹ Thọ đang đầu tư loạt dự án hạ tầng cụm công nghiệp trên địa bàn các huyện, thị xã tại Bình Định. Tổng vốn đầu tư các dự án trên lên đến cả nghìn tỷ đồng.

Đầu tư - 08/06/2025 06:48

Quảng Ninh đặt mục tiêu thu hút dòng vốn Nhật Bản thế hệ mới

Quảng Ninh đặt mục tiêu thu hút dòng vốn Nhật Bản thế hệ mới

Quảng Ninh vừa ghi dấu ấn tại Nhật Bản với Diễn đàn hợp tác đầu tư 2025, thu hút hàng trăm doanh nghiệp và mở ra nhiều cơ hội hợp tác chiến lược.

Đầu tư - 07/06/2025 10:59

Vốn đầu tư nước ngoài tăng vọt nhờ loạt dự án tỷ đô

Vốn đầu tư nước ngoài tăng vọt nhờ loạt dự án tỷ đô

Bất chấp biến động kinh tế toàn cầu, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam vẫn duy trì đà tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2025.

Đầu tư - 07/06/2025 09:16

Ai hưởng lợi nếu đánh thuế bất động sản?

Ai hưởng lợi nếu đánh thuế bất động sản?

Thuế bất động sản có thể góp phần hạn chế tình trạng đầu cơ, từ đó giảm áp lực cầu ảo và hiện tượng tăng giá bất hợp lý. Đồng thời, khuyến khích chủ sở hữu sử dụng tài sản hiệu quả, từ đó tạo ra giá trị thực tiễn cho nền kinh tế.

Đầu tư - 07/06/2025 06:45

HoREA: Thủ tục làm nhà ở xã hội giảm hơn 1.000 ngày

HoREA: Thủ tục làm nhà ở xã hội giảm hơn 1.000 ngày

Bộ Xây dựng cho biết giảm được 350 ngày làm thủ tục nhà ở xã hội theo quy định mới, song Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu cho biết thực tiễn sẽ rút ngắn được hơn 1.000 ngày, tức không dưới 3 năm làm thủ tục.

Đầu tư - 06/06/2025 19:14

Quảng Trị thu hồi dự án khu du lịch sinh thái hồ Ái Tử

Quảng Trị thu hồi dự án khu du lịch sinh thái hồ Ái Tử

Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng hồ Ái Tử với tổng mức đầu tư 377 tỷ đồng vừa bị tỉnh Quảng Trị thu hồi do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính.

Đầu tư - 06/06/2025 11:20

Quảng Ninh phê duyệt 2 dự án nhà ở xã hội hơn 1.500 tỷ tại TP. Hạ Long

Quảng Ninh phê duyệt 2 dự án nhà ở xã hội hơn 1.500 tỷ tại TP. Hạ Long

UBND tỉnh Quảng Ninh chấp thuận chủ trương đầu tư 2 dự án nhà ở xã hội trên địa bàn TP. Hạ Long.

Bất động sản - 06/06/2025 11:18

VSAP LAB làm dự án vi mạch bán dẫn 1.800 tỷ đồng ở Đà Nẵng

VSAP LAB làm dự án vi mạch bán dẫn 1.800 tỷ đồng ở Đà Nẵng

CTCP VSAP LAB là nhà đầu tư thực hiện dự án Phòng thí nghiệm phục vụ sản xuất công nghệ đóng gói tiên tiến cho vi mạch bán dẫn tại Đà Nẵng, với tổng vốn đầu tư 1.800 tỷ đồng.

Đầu tư - 06/06/2025 10:50

Khu đô thị Bắc Lục Khẩu 'vướng' pháp lý, Phú Yên xin cơ chế đặc thù

Khu đô thị Bắc Lục Khẩu 'vướng' pháp lý, Phú Yên xin cơ chế đặc thù

Dự án Khu đô thị mới Bắc Lục Khẩu (khu A, tại Phú Yên) vướng hàng loạt sai phạm. Trước nguy cơ bị thu hồi, UBND tỉnh Phú Yên kiến nghị Thủ tướng cho áp dụng cơ chế đặc thù để gỡ khó.

Đầu tư - 06/06/2025 06:45

THACO 'lấn sân' sang sản xuất và chế biến sâm Ngọc Linh

THACO 'lấn sân' sang sản xuất và chế biến sâm Ngọc Linh

Tỉnh Quảng Nam thống nhất chủ trương cho phép THACO khảo sát thực địa và lập dự án sản xuất, chế biến sâm Ngọc Linh và các loại dược liệu tại huyện Nam Trà My, Bắc Trà My và Phước Sơn.

Đầu tư - 06/06/2025 06:45

Diễn biến mới tại dự án kéo dài đường cất hạ cánh sân bay Vinh

Diễn biến mới tại dự án kéo dài đường cất hạ cánh sân bay Vinh

Bộ Tài chính đề nghị UBND tỉnh Nghệ An làm việc với Bộ Xây dựng đánh giá tính cấp bách để lựa chọn phương án đầu tư và bố trí vốn phù hợp thực hiện dự án kéo dài đường cất hạ cánh tại Cảng hàng không quốc tế Vinh.

Đầu tư - 05/06/2025 17:02

TP.HCM lùi thời gian đấu giá 3 lô đất Thủ Thiêm

TP.HCM lùi thời gian đấu giá 3 lô đất Thủ Thiêm

Đại diện Sở NN&MT TP.HCM cho biết, 3 lô đất tại Thủ Thiêm sẽ đưa đấu giá vào đầu tháng 12 năm nay thay vì quý II như dự kiến.

Đầu tư - 05/06/2025 16:56

Nhờ đâu Hà Nội vọt lên vị trí đầu về thu hút FDI 5 tháng?

Nhờ đâu Hà Nội vọt lên vị trí đầu về thu hút FDI 5 tháng?

Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tích cực, cho thấy niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài với môi trường đầu tư trong nước tiếp tục được củng cố.

Đầu tư - 05/06/2025 16:35

Thanh hoá sắp có khu đô thị biển hơn 500ha

Thanh hoá sắp có khu đô thị biển hơn 500ha

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Phân khu G, khu nhà ở, dịch vụ, trung tâm văn hóa thể thao và cây xanh TP. Sầm Sơn.

Đầu tư - 05/06/2025 14:47