EMC – TBD: Tăng mạnh nhờ hiệu ứng thoái vốn của EVN

Nhàđầutư
Trong thời gian gần đây, cổ phiếu EMC của Công ty CP Cơ điện Thủ Đức và cổ phiếu TBD của Tổng Cty Thiết bị Điện Đông Anh – Công ty CP đều tăng điểm khá mạnh.
BẢO NGỌC
10, Tháng 04, 2018 | 07:09

Nhàđầutư
Trong thời gian gần đây, cổ phiếu EMC của Công ty CP Cơ điện Thủ Đức và cổ phiếu TBD của Tổng Cty Thiết bị Điện Đông Anh – Công ty CP đều tăng điểm khá mạnh.

EEMC

 

Cụ thể, EMC trong giai đoạn từ 7/3 đến 19/3 đã tăng từ mức giá 11.500 đồng/cổ phiếu lên 18.650 đồng/cổ phiếu, tương đương đem lại mức tỷ suất sinh lời hơn 62% cho nhà đầu tư.

Trong khi đó, một cổ phiếu khác là TBD với mức sinh lời 110% đã tăng từ 43.000 đồng/cổ phiếu lên 90.300 đồng/cổ phiếu, thời gian mã này tăng diễn ra từ ngày 20/3 đến ngày 8/4.

Thanh khoản cả hai mã này trong các phiên giao dịch tăng điểm cũng ‘đáng chú ý’.

Với EMC, nhiều phiên tăng điểm của mã này ghi nhận có đến hàng triệu cổ phiếu được giao dịch với tổng giá trị lên đến hàng tỷ đồng. Điển hình nhất là thanh khoản các phiên ‘tăng trần’ 15/3 và 16/3 ghi nhận có đến lần lượt hơn 1 triệu và gần 4 triệu cổ phiếu được giao dịch.

Trước đó, thanh khoản EMC khá ‘èo uột’ khi chỉ có vài nghìn đến vài chục nghìn cổ phiếu ở mỗi phiên.

EMC

 Diễn biến giá cổ phiếu EMC từ đầu năm đến nay

Với TBD, thanh khoản phiên 3/4 đạt 420.160 cổ phiếu, tương đương tổng giá trị hơn 25 tỷ đồng. Đây là mức thanh khoản khá cao với TBD. Ngoài ra, các phiên giao dịch tăng điểm của TBD ghi nhận các phiên giao dịch ‘trao tay’ với khối lượng lên đến hàng triệu cổ phiếu.

Theo đó, phiên 30/3 có hơn 3,1 triệu cổ phiếu được giao dịch thỏa thuận với tổng giá trị hơn 140,7 tỷ đồng; phiên 4/4 ghi nhận hơn 4,2 triệu cổ phiếu được ‘trao tay’ với tổng giá trị hơn 225 tỷ đồng.

Đáng chú ý, sau chuỗi ngày tăng điểm ‘nóng’, phiên 9/4 ghi nhận TBD đã bị ‘xả’ khi giảm đến 14,84% còn 76.900 đồng/cổ phiếu, thanh khoản đạt 577.984 cổ phiếu, tương đương tổng giá trị hơn 46,1 tỷ đồng – mức thanh khoản cao nhất mà cổ phiếu này đạt được từ trước đến nay.

TBD

 Diễn biến giao dịch của TBD từ đầu đến nay

Điểm chung trong đợt tăng giá của hai cổ phiếu này đều đến từ cổ đông lớn EVN!

Trước công bố thoái vốn, EVN sở hữu gần 4,6 triệu cổ phiếu, tương đương 40,5% vốn điều lệ. Trong khi đó, EVN nắm 13,1 triệu cổ phiếu TBD, tương ứng 46,6% vốn điều lệ Công ty này.

Về mặt thời gian, sau 4 phiên giao dịch kể từ khi EVN công bố thoái vốn (2/3 với EMC và 27/3 với TBD), cổ phiếu hai công ty này đều tăng ‘dựng đứng’.

Như EMC, kịch bản ‘kéo – xả’ sẽ lặp lại với TBD?

Sau chuỗi ngày tăng điểm ‘nóng’, cổ phiếu EMC đã giảm ‘không phanh’. Sau khi đạt mức giá cao nhất trong năm 2018 là 18.650 đồng/cổ phiếu ở phiên 19/3, EMC đã giảm không phanh. 6 phiên giao dịch gần đây của EMC đều giảm điểm (trong đó phiên 5/4 ghi nhận giảm sàn), điều này khiến thị giá EMC chỉ còn 13.450 đồng/cổ phiếu, tương đương mức giảm gần 28% so với mức giá đỉnh.

BCTC EMC cho thấy LNST sau kiểm toán của EMC giảm từ hơn 1,8 tỷ đồng trong BCTC quý IV/2017 tự lập còn gần 1,2 tỷ đồng tại BCTC 2017 sau kiểm toán. Giải trình từ phía ECM cho biết LNST giảm do kiểm toán điều chỉnh phân bổ khoản chi phí trả trước ngắn hạn là 21 triệu, điều chỉnh giảm chi phí khấu hao TSCĐ 1,6 triệu và trích bổ sung dự phòng khản phải thu khó đòi khoản tiền ứng trước cho nhà cung cấp 599 triệu.

Thông tin đáng chú ý nhất trong giai đoạn EMC giảm giá là cổ đông lớn EVN đã thoái hết vốn. Cùng thời điểm này, EMC ghi nhận có sự xuất hiện các cổ đông lớn lạ là bà Lê Thị Anh Thư (nắm 1,1 triệu cổ phiếu – tỷ lệ 9,87%), Nguyễn Thị Bích Lan (nắm 964.960 cổ phiếu – tỷ lệ 8,41%) và bà Trần Ngọc Duật (nắm 1,5 triệu cổ phiếu – tỷ lệ 13,07%).

Với TBD, trước ngày EVN thoái vốn, nhiều cổ đông nội bộ Công ty này đã đăng ký bán cổ phiếu sau nhiều năm nắm giữ.

Các giao dịch này diễn ra từ cuối quý IV/2017. Đầu tiên , Chủ tịch HĐQT công ty - Ông Trần Văn Quang, đăng ký bán 200.000 cổ phiếu trong số hơn 431 nghìn cổ phiếu đang nắm giữ. Vợ của ông Quang cũng đăng ký bán toàn bộ hơn 368.000 cổ phiếu đang nắm giữ. Tuy vậy, hai vợ chồng Chủ tịch HĐQT chỉ bán được lượng nhỏ cổ phiếu.

Sau đó, lãnh đạo cao nhất của Thiết bị Điện Đông Anh lại tiếp tục đăng ký bán toàn bộ lượng cổ phiếu còn lại đang nắm giữ (431.339 cổ phiếu). Trong khi đó, vợ ông đã thoái thành công toàn bộ 267.122 cổ phiếu nắm giữ.

Tính tới thời điểm hiện tại, 9/10 thành viên thuộc HĐQT, BGĐ và KTT đăng ký bán cổ phần của Công ty.

Hiện, chưa thấy công bố EVN đã thoái xong chưa số cổ phần tại TBD, nhưng phiên giao dịch 9/4 ghi nhận TBD đã bất ngờ giảm mạnh 14,84% còn 13.400 đồng/cổ phiếu.

Liệu kịch bản ‘kéo – xả’ từ EMC đang diễn ra tương tự ở TBD?

Về Tổng Công ty Thiết bị Điện Đông Anh - Công ty CP

Công ty Cổ phần Chế Tạo Thiết Bị Điện Đông Anh được thành lập trên cơ sở từ Nhà máy sửa chữa thiết bị Điện Đông Anh năm 1971. Công ty chuyển đổi hoạt động sang công ty cổ phần từ 22/11/2004, với tỷ lệ cổ phần của EVN hiện nay là 45,2%. Ngày 24/1/2013, công ty đã đổi tên thành Tổng Công ty Thiết bị Điện Đông Anh. Hoạt động kinh doanh chính của Công ty là thiết kế, chế tạo, cung cấp và sửa chữa các thiết bị điện cho lưới điện trên toàn quốc, đặc biệt là các công trình lớn của quốc gia như: Trạm 500kV Nho Quan, trạm 500kV Nhiệt điện Vũng Áng, nhiều nhà máy điện khác như Ialy, Đa Nhim, Uông Bí, Phả Lại, Thác Bà, Hòa Bình.

Trong năm 2017, doanh thu Công ty tăng 25% đạt hơn 2.900 tỷ và lợi nhuận đạt trên 100 tỷ.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ