Dự án 'chết' tỷ đô của 5 'quả đấm thép' ở Quảng Ninh

XUÂN TIÊN
15:01 05/09/2019

5 tập đoàn, tổng công ty nhà nước gồm TKV, Vinashin, PVN, VNPT và Tổng công ty Sông Đà từng ôm mộng triển khai tổ hợp khu công nghiệp - cảng biển 15 tỷ USD ở Quảng Ninh. Tuy nhiên dự án sớm đi vào ngõ cụt với 2 đơn vị "ăn quả đắng" là TKV và Sông Đà.

texhong-mo-loi-thoat-cho-kcn-cang-bien-hai-ha-1

Phối cảnh dự án

Giấc mơ tỷ đô "chết yểu"

Năm 2006, trong thời kỳ hoàng kim của các tập đoàn kinh tế nhà nước, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản (TKV), Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ (Vinashin) và Tập đoàn Dầu khí quốc gia (PVN) đã ký biên bản hợp tác đầu tư vào Khu kinh tế cảng biển kết hợp công nghiệp tại huyện Hải Hà (Quảng Ninh).

Theo đó, Khu kinh tế Hải Hà quy mô 5.000ha sẽ bao gồm tổ hợp khu công nghiệp - cảng biển phát triển các lĩnh vực công nghiệp: đóng tàu, luyện cán thép, hoá dầu, hoá than, kho bãi chứa xăng dầu, nhà máy điện, công nghiệp vật liệu xây dựng, các ngành công nghiệp phụ trợ và hệ thống cảng tổng hợp phục vụ khu công nghiệp.

Dự kiến mức đầu tư cho các hạng mục trên khoảng 15 tỉ USD theo từng giai đoạn. Giai đoạn đầu sẽ đầu tư khoảng 500 triệu USD xây dựng cảng biển và hạ tầng cơ sở.

Đầu năm 2007, các bên thành lập doanh nghiệp dự án là CTCP Đầu tư Phát triển Khu kinh tế Hải Hà với vốn điều lệ 300 triệu USD, bắt đầu đi vào hoạt động từ 9/3/2007.

Các cổ đông sáng lập, ngoài TKV (10%), Vinashin (15%), PVN (7%), còn có 3 ông lớn quốc doanh khác là Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT - 7%), Tổng công ty Sông Đà (7%) và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV - 7%).

6 cổ đông sáng lập này nắm 53% vốn dự án, ngoài ngân hàng BIDV, số còn lại đều là các tập đoàn kinh tế hàng đầu cả nước (Tổng công ty Sông Đà năm 2010 chuyển thành Tập đoàn Sông Đà). 7% khác được hứa góp bởi Công ty Đầu tư Phát triển sản xuất Hạ Long (nay là BIM Group); 20% được góp bởi Quỹ Đầu tư Hải Hà - do các cổ đông trên thành lập và 20% còn lại của các cổ đông thể nhân khác.

Sự tham gia của loạt tập đoàn kinh tế nhà nước - được mệnh gia là những "quả đấm thép" của nền kinh tế mang tới kỳ vọng Hải Hà sẽ sớm chuyển mình trở thành một tổ hợp công nghiệp - cảng biển quy mô nhất miền Bắc. Tuy nhiên tham vọng này nhanh chóng đổ vỡ từ "trong trứng nước".

Năm 2009, 4 cổ đông BIDV, PVN, VNPT và BIM Group đồng loạt rút khỏi dự án, các cổ đông còn lại đề nghị giảm vốn góp. Tập đoàn TKV xin thôi không góp tiếp 27 triệu USD theo như đăng ký mà chỉ duy trì 3 triệu USD đã góp. Dự án lúc này có sự tham gia của một cổ đông tư nhân khác là CTCP Tập đoàn Thái Dương.

Tới cuối năm 2009, Vinashin bất đắc dĩ đảm trách cổ phần chi phối của dự án với tỷ lệ 65%, TKV còn 1%, Tổng công ty Sông Đà 7% và CTCP Tập đoàn Thái Dương 20%, 7% còn lại là cổ phần được quyền chào bán.

Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho Vinashin không tiếp tục đầu tư vào dự án và chuyển giao dự án cho đơn vị tiếp nhận là CTCP Tập đoàn INDEVCO. Tới đầu năm 2012, tới lượt Tập đoàn Thái Dương cũng rút khỏi dự án, INDEVCO cũng không có động thái chính thức và nghiêm túc tham gia vào dự án.

Muốn giải thể, chỉ còn 1 nhân sự

Đại hội đồng cổ đông CTCP Đầu tư Phát triển KKT Hải Hà ngày 5/1/2012 đã thông qua chủ trương giải thể công ty, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa thực hiện được.

Dù có vốn điều lệ đăng ký lên tới 4.800 tỷ đồng (300 triệu USD), song thực tế tới thời điểm hiện tại, chỉ có 2 cổ đông góp vốn thực là TKV góp gần 3 triệu USD, tương đương 47,89 tỷ đồng, chiếm 1% vốn điều lệ đăng ký và Tổng công ty Sông Đà góp 33,54 tỷ đồng (0,7%).

Từ khi thành lập đến tháng 6/2010, CTCP Đầu tư Phát triển KKT Hải Hà đã triển khai được một số phần việc trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư như thuê tư vấn điều chỉnh quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000, thực hiện xong phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2.000 xây dựng khu công nghiệp cảng biển Hải Hà, lập báo cáo dự án và báo cáo đánh giá tác động môi trường giai đoạn 1, đền bù giải phóng mặt bằng khu núi Võ, núi Lò Chum và khu vực cảng Ghềnh Võ. Từ 7/2010, công ty không có hoạt động sản xuất kinh doanh và từ năm 2012 chỉ duy trì 1 nhân sự duy nhất là tổng giám đốc.

Đến nay, dự án chưa có quyết định giao đất/ cho thuê đất, chưa có quyết định phê duyệt dự án đầu tư, chưa có giấy chứng nhận đầu tư, chưa có giấy phép xây dựng.

Nhà đầu tư INDEVCO từng được kỳ vọng là cứu cánh cho dự án sau đó cũng "tháo chạy". Đầu tháng 4/2019, doanh nghiệp tại Quảng Ninh được Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc cho phép không tiếp tục thực hiện việc tiếp nhận dự án.

Lối thoát nào cho TKV?

Như đã đề cập, TKV có chủ trương thoái vốn khỏi dự án từ năm 2009 sau khi đã góp 3 triệu USD. Tháng 6/2015, TKV từng đề xuất Bộ Công thương trình Thủ tướng phê duyệt phương án bán lại toàn bộ phần vốn trong dự án cho Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

1 năm sau, SCIC tháng 6/2016 cho biết không xem xét mua lại khoản đầu tư ngoài ngành này của TKV, bởi pháp lý về sở hữu cổ phần của TKV là chưa rõ ràng, tỷ lệ sở hữu thấp trong khi các cổ đông không thực hiện góp vốn; ngoài ra, còn do CTCP Đầu tư Phát triển KKT Hải Hà đang trong quá trình giải thể và dự án đã dừng triển khai nhiều năm. Dù vậy, SCIC cũng bỏ ngỏ khả năng nhận chuyển giao trong trường hợp TKV thực hiện các bước bán đấu giá, bán thoả thuận nhưng không thành công.

Sáng 27/9 tới đây trên Sở GDCK Hà Nội (HNX), TKV sẽ đưa ra đấu giá toàn bộ vốn góp góp 47,89 tỷ đồng trong Hải Hà, chia làm 299.338 cổ phần có mệnh giá 160.000 đồng/CP. Mức khởi điểm là 162.000 đồng/CP, đã bao gồm 1% giá trị "văn hoá, lịch sử".

Việc ra giá cao hơn mệnh giá đối với một doanh nghiệp muốn "chết" không được phần nào phản ánh lo ngại mất vốn nhà nước của ban lãnh đạo TKV. Tất nhiên, cũng không loại trừ khả năng TKV chưa hẳn đã muốn buổi đấu giá thành công, bởi như đã đề cập, tập đoàn này khi đó có cơ hội chuyển "cục nợ" tại Hải Hà cho SCIC.

Dù thuộc sở hữu của TKV hoặc sau này có thể là SCIC, thì phải nhấn mạnh rằng phần vốn nhà nước trong Hải Hà rất khó tìm chủ mới. Báo cáo tài chính kiểm toán thể hiện tới cuối năm 2018, tổng tài sản của doanh nghiệp này đạt 107,7 tỷ đồng, trong đó chi phí đã đầu tư vào dự án là 18,16 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu là 81,44 tỷ đồng, lỗ luỹ kế 903 triệu đồng. Tuy nhiên khoản lỗ này chưa tính tới khoản cho vay 80,65 tỷ đồng với Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân từ năm 2008 mà theo đơn vị kiểm toán Ocean Audit là không thể thu hồi được. Nếu trích lập khoản phải thu này, Hải Hà thực tế đã lỗ âm vốn chủ sở hữu.

Trung tuần tháng 8/2019, TKV cũng có kế hoạch đấu giá toàn bộ phần vốn trong Công ty Liên doanh Alumina Campuchia Việt Nam - chủ đầu tư dự án khai thác và chế biến quặng bauxite tại tỉnh Mondulkiri, Campuchia có vốn đầu tư 20 triệu USD. Giá trị phần vốn được đơn vị tư vấn là Công ty TNHH PKF Việt Nam tính toán chỉ còn 126 tỷ đồng, tuy nhiên sau đó đã được tăng lên 187,3 tỷ đồng với lo ngại "mất vốn nhà nước". Giá đấu khởi điểm là 189,2 tỷ đồng (cộng 1% giá trị văn hoá, lịch sử) và không bất ngờ khi phiên đấu giá không thể diễn ra do không có nhà đầu tư quan tâm.

Phiên đấu giá cổ phần của TKV trong CTCP Đầu tư Phát triển KKT Hải Hà diễn ra sau đây 3 tuần, nhiều khả năng cũng sẽ có kịch bản tương tự.

Mời đọc thêm: Dự án bauxite 20 triệu USD của TKV cạn tiền mặt, chỉ còn 1 nhân viên, vừa làm giám đốc, vừa kiêm văn phòng

  • Cùng chuyên mục
Eximbank bổ nhiệm thêm 2 Phó Tổng giám đốc

Eximbank bổ nhiệm thêm 2 Phó Tổng giám đốc

Đó là ông Phạm Quang Dũng và ông Trần Anh Thắng, nguyên là thành viên HĐQT và thành viên HĐQT độc lập của Eximbank nhiệm kỳ VII (2020-2025).

Tài chính - 08/05/2025 18:40

Bluechips kéo VN-Index tăng gần 20 điểm

Bluechips kéo VN-Index tăng gần 20 điểm

Cổ phiếu VIC nói riêng và nhóm VN30 nói chung là chất xúc tác tích cực giúp VN-Index tăng mạnh gần 20 điểm trong phiên giao dịch 8/5.

Tài chính - 08/05/2025 17:12

Tập đoàn Taseco tăng trưởng lợi nhuận 3 năm liên tiếp

Tập đoàn Taseco tăng trưởng lợi nhuận 3 năm liên tiếp

Tập đoàn Taseco đạt lợi nhuận gần 1.200 tỷ đồng trong năm 2024; cả 2 mảng hạt nhân gồm dịch vụ phi hàng không và bất động sản đều khởi sắc.

Tài chính - 08/05/2025 16:20

CEO CII: Các lô đất tại Thủ Thiêm được tính giá đất năm 2015 và 2016

CEO CII: Các lô đất tại Thủ Thiêm được tính giá đất năm 2015 và 2016

Các lô đất được thanh toán sau khi thực hiện dự án BT tại Thủ Thiêm cho CII sẽ được tính giá đất thời điểm tháng 4/2015 và tháng 4/2016.

Tài chính - 08/05/2025 13:50

Dòng tiền sẽ đổ về nhóm VNMidcap trong tháng 5?

Dòng tiền sẽ đổ về nhóm VNMidcap trong tháng 5?

Nhóm VNMidcap có nhiều cơ hội thu hút chú ý của nhà đầu tư trong tháng 5 nhờ phục hồi thấp hơn so với nhóm vốn hóa lớn trong tháng 4.

Tài chính - 08/05/2025 08:35

Chủ sở hữu Casino Phú Quốc lỗ lũy kế gần 5.000 tỷ

Chủ sở hữu Casino Phú Quốc lỗ lũy kế gần 5.000 tỷ

Mặc dù chi phí được cắt giảm đáng kể nhưng doanh thu đi lùi ở mảng chuyển nhượng bất động sản và casino đã khiến Du lịch Phú Quốc lỗ lớn năm 2024.

Tài chính - 07/05/2025 17:22

Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?

Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?

Dưới giai đoạn điều hành của CEO Đào Nam Hải (2022-2024), kết quả kinh doanh của Petrolimex có những chuyển biến đáng chú ý.

Tài chính - 07/05/2025 11:39

Chứng khoán kỳ vọng sẽ bùng nổ cùng KRX

Chứng khoán kỳ vọng sẽ bùng nổ cùng KRX

Trong hai ngày vận hành hệ thống KRX, thị trường chứng khoán chưa ghi nhận diễn biến bùng nổ, thanh khoản cũng kém sôi động. Song về dài hạn, việc đưa hệ thống KRX vào vận hành sẽ mở ra các sản phẩm mới, giúp thị trường chứng khoán vận hành tích cực hơn và có thể được nâng hạng trong thời gian gần.

Tài chính - 07/05/2025 09:02

Nhiều giải pháp để chứng khoán Việt Nam sớm nâng hạng

Nhiều giải pháp để chứng khoán Việt Nam sớm nâng hạng

Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Quốc Phương cho biết Bộ Tài chính sẽ tập trung triển khai các giải pháp lớn để gia tăng niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài với TTCK Việt Nam và tăng cường sự ủng hộ của NĐTNN đối với việc nâng hạng.

Tài chính - 07/05/2025 08:58

Loạt công ty niêm yết bị UBCKNN xử phạt

Loạt công ty niêm yết bị UBCKNN xử phạt

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành loạt quyết định xử phạt đối với doanh nghiệp, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.

Tài chính - 07/05/2025 08:51

Cổ phiếu giảm mạnh, điều gì đang diễn ra ở Bảo hiểm PJICO?

Cổ phiếu giảm mạnh, điều gì đang diễn ra ở Bảo hiểm PJICO?

Cổ phiếu PGI giảm gần 6% trong bối cảnh nhóm bảo hiểm phiên 6/5 diễn biến tích cực khi toàn ngành tăng 1,77%, với nhiều mã tăng tốt như BVH, PVI…

Tài chính - 07/05/2025 07:55

Giá vàng tăng cùng chiều, USD đi ngược thế giới

Giá vàng tăng cùng chiều, USD đi ngược thế giới

Tháng 4/2025, giá vàng thế giới tăng hơn 7% nhưng giá vàng trong nước tăng tới 10%. Trong khi đó, giá USD trong nước tăng gần 1% dù trên thị trường quốc tế giảm hơn 3%

Tài chính - 07/05/2025 07:00

Bất động sản An Gia không chia cổ tức 2 năm liên tiếp

Bất động sản An Gia không chia cổ tức 2 năm liên tiếp

Bất động sản An Gia không có kế hoạch chia cổ tức trong 2024 và 2025. Doanh nghiệp dự kiến lãi 340 tỷ đồng năm nay nhờ kinh doanh dự án The Gió Riverside.

Tài chính - 07/05/2025 07:00

Nhiều kỳ vọng từ các ‘bom tấn’ niêm yết, thoái vốn Nhà nước

Nhiều kỳ vọng từ các ‘bom tấn’ niêm yết, thoái vốn Nhà nước

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán rơi vào vùng trống thông tin sau mùa BCTC quý I/2025 và ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, các thông tin mới đây từ việc niêm yết lên HoSE của Vinpearl hay SCIC thoái vốn… được kỳ vọng sẽ là chất xúc tác tốt với VN-Index.

Tài chính - 06/05/2025 15:41

Chuyên gia BSC: Hệ thống KRX giúp TTCK Việt Nam sớm được nâng hạng

Chuyên gia BSC: Hệ thống KRX giúp TTCK Việt Nam sớm được nâng hạng

TS. Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích CTCP Chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng hệ thống KRX chính thức vận hành được kỳ vọng sẽ tạo tiền đề giải quyết các nút thắt, tiến tới được nâng hạng và gia tăng thanh khoản cho thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tài chính - 06/05/2025 11:11

Cao điểm nợ trái phiếu đáo hạn sắp tới

Cao điểm nợ trái phiếu đáo hạn sắp tới

Quý I lượng trái phiếu đáo hạn không lớn nhưng sẽ tăng dần trong các quý còn lại của năm, đặc biệt là quý III và IV. Trong đó, bất động sản chiếm phân nửa với hơn 100.000 tỷ đồng.

Tài chính - 05/05/2025 16:33