Đồng ý cho TP.HCM ứng hơn 3.300 tỷ đồng để xây tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên

Nhàđầutư
Theo thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc đồng ý cho TP.HCM ứng trước vốn ODA trong kế hoạch đầu tư 2016-2020 để thực hiện xây dựng dự án đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên. Theo đó số tiền tạm ứng hơn 3.300 tỷ đồng.
NHÂN HÀ
11, Tháng 07, 2017 | 10:23

Nhàđầutư
Theo thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc đồng ý cho TP.HCM ứng trước vốn ODA trong kế hoạch đầu tư 2016-2020 để thực hiện xây dựng dự án đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên. Theo đó số tiền tạm ứng hơn 3.300 tỷ đồng.

metro 1

 Một đoạn tuyến Metro Bến Thành - Suối Tiên (Ảnh: internet)

Như đã biết, Dự án tuyến đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên chính thức được khởi công ngày 28/8/2012. Tổng chiều dài toàn tuyến là 19,7km, bao gồm 2,6 km (3 nhà ga) và hơn 17,1km trên cao (11 nhà ga), đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức và TX Dĩ An (Bình Dương). Dự án có tổng vốn đầu tư 2,49 tỷ USD do Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản cho vay dưới hình thức ODA.

Theo đó, Thủ tướng đã đồng ý cho TP.HCM ứng trước vốn ODA trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020 để thực hiện TP.HCM (Bến Thành - Suối Tiên). Việc này nhằm đảm bảo dự án thực hiện theo tiến độ, hỗ trợ giải ngân và thúc đẩy tăng trưởng của thành phố. Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Bộ Tài chính đề xuất cụ thể báo cáo Thủ tướng trước 30/7.

Trước đó, tại buổi làm việc với Thủ tướng diễn ra ngày 23/6/2017, UBND TP.HCM đã kiến nghị Chính phủ tạm ứng 3.303 tỷ đồng trong năm 2017 từ nguồn kế hoạch vốn ODA trung hạn giai đoạn 2016-2020 do ngân sách Trung ương cấp để đẩy nhanh tiến độ dự án tuyến đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên, hoàn thành năm 2020 theo kế hoạch.

Về việc giải ngân vốn ODA đối với các dự án thực hiện theo Hiệp định và tiến độ các dự án, Thủ tướng cũng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Bộ Tài chính đề xuất hướng xử lý để đẩy mạnh giải ngân, thúc đẩy việc thực hiện các dự án ODA trên địa bàn, báo cáo Thủ tướng trước ngày 15/8.

3

Mô hình tàu điện tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên 

Đối với việc điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án đường sắt tuyến số 1 (Bến Thành-Suối Tiên) và tuyến số 2 (Bến Thành - Tham Lương), Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn UBND TP.HCM thực hiện các thủ tục theo quy định, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.

Cùng với đó, Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc của TP.HCM việc tiếp nhận khoản vay bổ sung 200 triệu Euro của Ngân hàng tái thiết Đức để thực hiện dự án tuyến đường sắt đô thị số 2 (Bến Thành - Tham Lương). Thủ tướng cũng giao Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn UBND TP.HCM thực hiện theo quy định, báo cáo Thủ tướng trước ngày 15/8.

Dự án tuyến đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên là dự án giao thông đặc biệt quan trọng của TP.HCM, được triển khai gắn với kết nối giao thông của các tỉnh trong vùng nhằm giải quyết ùn tắc giao thông, kích thích phát triển đô thị dọc theo hướng chính của thành phố về phía Đông - Đông Bắc, tạo động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội TP.HCM trong tương lai.

Tuyến Bến Thành - Suối Tiên là tuyến Metro được xây dựng đầu tiên, nằm trong hệ thống các tuyến Metro, tàu điện (ước tính sáu tuyến) sẽ được xây dựng trong khu vực TP theo quy hoạch đường sắt đô thị TP.HCM. Các tuyến đường sắt đô thị này đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết tình trang ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường, đóng góp vào sự phát triển đô thị hiện đại, văn minh nhờ vào những ưu thế của hệ thống Metro là vận chuyển nhanh và tự động khi tích hợp với các hệ thống xe buýt và các loại hình giao thông khác. Có thể nói Đường sắt đô thị là chiến lược giao thông đô thị quan trọng của TP.HCM. Tuyến số 1 kéo dài từ Bến Thành trạm trung chuyển quan trọng tại trung tâm Tp. HCM đến Suối Tiên cửa ngõ thành phố và nơi tiếp giáp với các tỉnh như Đồng Nai, Bình Dương, đây cũng là nơi tập trung của các trường đại học, khu công nghiệp, trong tương lai là các bệnh viện.

Hệ thống Metro Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm đi ngầm, đi trên cao. Metro là loại tàu điện (không sử dụng đầu kéo Diesel như tàu lửa). Tàu gồm toa có động cơ xen lẫn toa không động cơ chạy bằng điện. Tùy theo lượng hành khách đi lại vào giờ cao điểm mà tàu có từ 3 đến 6 toa và chạy giãn cách khoảng 3 đến 10 phút. Vận tốc hành trình của Metro là 40km/giờ (ví dụ đoạn Bến Thành – Suối Tiên dài 19.7km thì đi mất khoảng 30 phút).

Tàu điện cho tuyến số 01 ước tính vào năm 2014 sẽ bao gồm 03 toa cho một đoàn tàu, vận chuyển tối đa 930 hành khách, vào lúc cao điểm sẽ có 14 chuyến phục vụ khoảng 124800 lượt hành khách trong một giờ, cách giãn 4.5 phút.

Đến năm 2020 số toa tàu sẽ tăng gấp đôi, đưa vào phục vụ 20 đoàn tàu vào giờ cao điểm, cách giãn là 3 phút một chuyến tàu. Đến năm 2040 dự tính số đoàn tàu phục phụ hành khách là 28 chuyến, giảm thời gian cách giãn của mỗi chuyến tàu còn 2 phút 10 giây. Ước tính có thể phục vụ 1312572 lượt hành khach trong một ngày. (Picture of Metro)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ