Đóng cửa 14 nhà máy điện hạt nhân, Pháp thiệt hại lớn về tài chính, nhân lực và môi trường

PHILIPPE MURER
11:46 28/04/2020

Giữa mùa dịch bệnh Covid-19, chính phủ Pháp hôm 23/4 vừa rồi đã thông qua một sắc lệnh đóng cửa 14 nhà máy điện hạt nhân trong vòng 15 năm tới. Theo các tính toán, điều này sẽ khiến nước Pháp thiệt hại rất lớn không chỉ về tài chính, công ăn việc làm mà cả về môi trường.

Chiếm 1/4 trong tổng số nhà máy điện hạt nhân của Pháp, 14 nhà máy điện hạt nhân nói trên trong vòng 40 năm qua đã mang lại một 'lợi ích khí hậu khổng lồ', tiết kiệm được một lượng lớn khí thải cho nước Pháp, cho dù chúng vẫn bị các nhà hoạt động môi trường chỉ trích, tờ Causeur vừa đăng lại một bài viết công phu của nhà kinh tế môi trường nổi tiếng của Pháp, ông Philippe Murer.

_0 1 a a EDF-CNPE-Fessenheim

Nhà máy điện Fessenheim khi còn hoạt động ở Pháp. Ảnh Aufildurhin

Nhờ việc sử dụng 250.000 nhân công, ngành công nghiệp hạt nhân của Pháp cũng đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra công ăn việc làm, đóng góp lớn cho nền kinh tế của nước Pháp.

Theo Tòa Kiểm toán, việc loại bỏ 14 nhà máy điện hạt nhân cũng sẽ khiến nước Pháp chịu thiệt hại lớn về tài chính bởi việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân ở Pháp đã buộc nước này chi ra tới 96 tỷ euro (tương đương 104 tỷ USD).

"Việc chấm dứt hoạt động các nhà máy điện hạt nhân, dù có theo lộ trình, cũng sẽ để lại một mớ hỗn độn khổng lồ, không chỉ ở việc thiệt hại hàng chục tỷ euro, mà còn mất rất nhiều công ăn việc làm được trả lương cao, đặc biệt là ảnh hưởng tới cuộc chiến chống lại sự nóng lên trên toàn cầu (biến đổi khí hậu)", ông Phiplippe Murer viết.

Vẫn theo nhà kinh tế môi trường này, cho đến nay chúng ta vẫn chưa có cách nào để sản xuất được điện mà ít thải ra khí CO2. Trên thực tế thì việc lưu trữ năng lượng gió và năng lượng mặt trời vẫn là điều khó khả thi vì sự biến động liên tục của thiên nhiên.

Viện Hàn lâm Khoa học Pháp trong năm 2017 đã công bố một nghiên cứu cho thấy để lưu trữ được lượng điện tương đương 2 ngày nhu cầu điện trong mùa đông ở Pháp phải cần tới 15 triệu tấn pin chứa 300.000 tấn lithium, gấp 7 lần sản lượng lithium hiện nay trên toàn thế giới.

Cách sạch nhất để sản xuất được 1 lượng điện bù đắp sản lượng điện cho 14 nhà máy điện hạt nhân nói trên là sản xuất điện bằng năng lượng tái tạo gió và mặt trời, bổ sung bằng các nhà máy điện khí khi không có đủ gió và năng lượng mặt trời, hoặc cho ban đêm.

Trong trường hợp tốt nhất thì các tuabin điện gió và các tấm pin năng lượng mặt trời sẽ tạo ra 35% sản lượng điện với lượng khí thải CO2 thấp, và các nhà máy điện khí bổ sung 65% lượng điện nhưng với lượng phát thải CO2 cao. Tính toán đơn giản của các nhà khoa học cho thấy 14 nhà máy điện hạt nhân nói trên thải ra lượng CO2 ít hơn 30 lần so với cặp năng lượng tái tạo và khí.

Nếu thay thế toàn bộ các nhà máy điện hạt nhân bằng năng lượng tái tạo và khí bổ sung theo Chương trình Năn lượng Xanh châu Âu, lượng khí thải CO2 hàng năm ở Pháp sẽ tăng lên 121 triệu tấn CO2. Những tính toán cho thấy một sự vô lý đối với một dự án như vậy: mỗi năm, nước Pháp sẽ thải ra một lượng CO2 nhiều hơn 40% so với hiện nay!

Năng lượng hạt nhân, vẫn theo nghiên cứu nói trên, đã tiết kiệm lượng khí thải lên tới 22 năm cho một quốc gia tiêu thụ nhiều năng lượng như nước Pháp.

_0 1 a a 11111F AFP

Tổ máy đầu tiên của nhà máy điện hạt nhân Fessenheim (Haut-Rhin) của Pháp đã chính thức dừng hoạt động trong tháng 2/2020. Ảnh AFP

Mặc dù bị các nhà hoạt động môi trường chỉ trích nhưng thực tế năng lượng hạt nhân đã phát thải CO2 ít hơn đáng kể so với điện tái tạo không liên tục.

Điều đáng nhạc nhiên là nước Đức, nhà vô địch về năng lượng tái tạo ở châu Âu những năm gần đây đã mở lại một số nhà máy điện khí, và thậm chí cả nhà máy điện than. Ngay trong năm 2020 nay, Đức đã mở lại thêm một nhà máy điện than, không biết là thứ mấy ở nước này.

Từ năm 1977 đến nay, các trung tâm hạt nhân ở Pháp đã tiết kiệm 22 năm lượng khí thải CO2 cho nước Pháp, và tương đương 9 năm phát thải CO2 của nước Đức.

Năng lượng hạt nhân đã giúp nước Pháp trở thành nước công nghiệp hóa ít phát thải khí CO2 nhất.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, người Pháp phát thải trung bình cỡ 4,6 tấn CO2/năm, trong khi mức phát thải trung bình của các nước khác là 5 tấn CO2/năm và Đức phát thải cỡ 8,9 tấn CO2/người/năm.

Nước sản xuất hydro, 'xăng của tương lai' lớn trên thế giới

Điện hạt nhân cho phép sản xuất điện với lượng phát thải khí CO2 thấp nhất nhưng có phải vì thế mà tuabin gió và các tấm pin năng lượng mặt trời sẽ trở thành vô dụng? Chắc chắn không phải vậy.

Một quốc gia lớn như nước Pháp, vốn có truyền thống sản xuất điện với tỷ lệ phát thải CO2 rất thấp có thể lắp đặt nhiều tuabin điện gió cũng như các tấm pin điện mặt trời. Lượng điện thu được sẽ dùng để sản xuất hydro không có CO2 trong các máy điện phân. Mặc dù chiếm tỉ lệ lớn trong sản xuất điện, các nhà máy điện hạt nhân ở Pháp vẫn chưa từng chạy hết công suất thiết kế. Như vậy, sẽ rất hiệu quả nếu sử dụng các nguồn điện bổ sung này, với chi phí gần như bằng 0 để sản xuất nhiều hydro sạch hơn nữa.

Hydro sạch này được sản xuất với giá thành rất rẻ, như trên đã nói, sẽ có giá bán thấp hơn xăng, thứ nhiên liệu vốn cõng trên lưng rất nhiều loại thuế, phí khác nhau. Như vậy, hydro sẽ trở thành một nhiên liệu cho tương lai.

_0 1 a a AlstomZero-Emission-Train

Đoàn tàu chạy hydro không phát thải khí CO2 đầu tiên trên thế giới của hãng Alstom đã chạy thử từ tháng 9/2016 tại Velim, cộng hòa Czech. Ảnh Alstom

Hãng Alstom đã chế tạo nhiều đoàn tàu sử dụng nhiên liệu hydro để thay thế cho các đoàn tàu chạy dầu. Điều thú vị là những con tàu thế hệ mới này đã lăn bánh trên nước Đức.

Hãng hỏa xa Pháp SNCF cũng đã đặt hàng Alstom sản xuất 17 đoàn tàu chạy hydro. Sử dụng công nghệ mới này, chúng ta có thể thay thế các xe buýt chạy dầu trong thành phố bằng các xe buýt chạy hydro vừa sạch vừa có chi phí nhiên liệu rẻ hơn, và đặc biệt ít phát thải các hạt mịn ra không khí hơn.

Khi cơ sở hạ tầng cho hydro phát triển, trong vòng 10 năm tới, chúng ta có thể tiến tới sử dụng các xe tải chạy bằng hydro, và xe hơi chạy hydro. Hiện ở Paris đã có 3 chiếc taxi sử dụng hydro trong số 100 chiếc taxi hydro đang chạy thử nghiệm. Con số này sẽ nhanh chóng tăng lên 600 chiếc thời gian tới. Trong một tương lai xa hơn, việc máy bay và tàu thủy sử dụng hydro là một điều hoàn toàn sớm trở thành hiện thực.

Hệ thống giao thông công cộng do đó có thể vượt qua thời kỳ sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Do vậy, việc đóng cửa nhà máy điện hạt nhân Fessenheim cùng một loạt nhà máy điện hạt nhân khác ở Pháp sẽ là một lỗ hổng nghiêm trọng trong quá trình chuyển đổi năng lượng ở nước này. Đó sẽ là một tổn thất ghê gớm cho cuộc chiến đấu chống biến đổi khí hậu, một sự hoang phí tài chính khổng lồ và một sự lãng phí lớn về mặt nhân lực, ông Philippe Murer viết.

"Một quyết định tồi của chính phủ, thật không may, lại không phải là một chiến lược thực tế cho nước Pháp trong quá trình chuyển đổi khỏi việc sử dụng năng lượng hóa thạch trong dài hạn", ông Murer nhấn mạnh.

Theo Causeur

CHÍ THÀNH chuyển ngữ

  • Cùng chuyên mục
Tuyến Metro đầu tiên TP.HCM
công bố giá vé và khai thác thương mại

Tuyến Metro đầu tiên TP.HCM công bố giá vé và khai thác thương mại

Dự kiến tháng 12, Metro số 1 - tuyến đường sắt đô thị đầu tiên tại TP.HCM sẽ đưa vào khai thác thương mại. Hiện mức giá vé của tuyến đã được UBND TP.HCM công bố.

Đầu tư - 21/11/2024 17:51

Vingroup thành lập công ty nghiên cứu phát triển người máy vốn 1.000 tỷ đồng

Vingroup thành lập công ty nghiên cứu phát triển người máy vốn 1.000 tỷ đồng

Tập đoàn Vingroup thông báo chính thức thành lập Công ty Cổ phần Nghiên cứu Phát triển và Ứng dụng người máy VinRobotics với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng. Mục tiêu của VinRobotics là góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tối ưu hóa quy trình trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và đời sống.

Công nghệ - 21/11/2024 15:58

Hà Nội chi 460 tỷ đồng cải tạo đê, chống ngập cho vùng rốn lũ

Hà Nội chi 460 tỷ đồng cải tạo đê, chống ngập cho vùng rốn lũ

Hà Nội sẽ đầu tư cả tạo, nâng cấp đê tả Bùi, hữu Đáy đoạn qua huyện Chương Mỹ (Hà Nội) với tổng mức đầu tư khoảng 460 tỷ đồng, nhằm giúp người dân vùng rốn lũ thoát cảnh ngập lụt mỗi khi mưa lớn.

Đầu tư - 21/11/2024 14:21

Doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ nặng

Doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ nặng

Doanh nghiệp nhà nước là trụ cốt kinh tế đất nước, tuy nhiên gần đây ngoài những DNNN làm ăn được thì nhiều DN đang trên đà bị thua lỗ nặng.

Đầu tư - 21/11/2024 12:30

Thanh Hóa sắp có thêm khu công nghiệp 55 triệu USD

Thanh Hóa sắp có thêm khu công nghiệp 55 triệu USD

Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa phê duyệt chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án Khu Công nghiệp WHA Smart Technology tại tỉnh Thanh Hóa.

Đầu tư - 21/11/2024 12:05

Khánh Hòa chấp thuận dự án hơn 17.330 tỷ tại Nha Trang

Khánh Hòa chấp thuận dự án hơn 17.330 tỷ tại Nha Trang

Dự án Khu đô thị hỗn hợp TP. Nha Trang có diện tích hơn 226 ha, tổng mức đầu tư hơn 17.330 tỷ đồng được kỳ vọng sẽ trở thành điểm đến mới thu hút người dân địa phương và khách du lịch trong nước, quốc tế.

Đầu tư - 21/11/2024 09:04

Cầu, đường chạy nước rút về đích

Cầu, đường chạy nước rút về đích

Những tháng cuối năm 2024, hàng loạt công trình tại TP. HCM đang chạy nước rút để về địch. Đây là tín hiệu vui của ngành giao thông.

Đầu tư - 21/11/2024 09:03

Đường Đồng Khởi đắt đỏ thứ 14 toàn cầu

Đường Đồng Khởi đắt đỏ thứ 14 toàn cầu

Đường Đồng Khởi (TP.HCM) tiếp tục là con đường đắt đỏ nhất Việt Nam và xếp hạng 14 toàn cầu. Còn phố Tràng Tiền (Hà Nội) đứng thứ 18 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Đầu tư - 21/11/2024 08:50

 Dự án điện khí 5,4 tỷ USD ở Huế được bổ sung vào quy hoạch lưới điện 220kV

Dự án điện khí 5,4 tỷ USD ở Huế được bổ sung vào quy hoạch lưới điện 220kV

Dự án Nhà máy điện khí LNG Chân Mây được bổ sung vào quy hoạch phát triển nguồn điện, lưới điện cấp điện áp 220 kV trở lên, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050.

Đầu tư - 20/11/2024 18:26

Bộ Chính trị đồng ý thành lập Trung tâm Tài chính quốc tế và khu vực tại TP.HCM và Đà Nẵng

Bộ Chính trị đồng ý thành lập Trung tâm Tài chính quốc tế và khu vực tại TP.HCM và Đà Nẵng

Bộ Chính trị đồng ý thành lập Trung tâm Tài chính quốc tế toàn diện tại TP.HCM và Trung tâm tài chính khu vực tại TP Đà Nẵng.

Đầu tư - 20/11/2024 16:45

Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển đổi xanh

Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển đổi xanh

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup sẽ ký kết hợp tác toàn diện trong công tác xúc tiến, thu hút đầu tư, liên kết hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy chuyển đổi xanh, phát triển bền vững.

Đầu tư - 20/11/2024 11:18

Doanh nghiệp 1 năm tuổi làm khu đô thị gần 450 tỷ ở Quảng Ngãi

Doanh nghiệp 1 năm tuổi làm khu đô thị gần 450 tỷ ở Quảng Ngãi

Công ty TNHH Bất động sản Đại Việt.VN được Quảng Ngãi chấp thuận là nhà đầu tư dự án Khu đô thị phía Đông đường Nguyễn Tất Thành, với tổng vốn gần 450 tỷ đồng.

Đầu tư - 20/11/2024 09:30

Đường sắt tốc độ cao trên thế giới phát triển nhanh như thế nào?

Đường sắt tốc độ cao trên thế giới phát triển nhanh như thế nào?

Tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên trên thế giới được vận hành năm 1964 tại Nhật Bản. Hiện nay, 22 quốc gia, vùng lãnh thổ khai thác đường sắt tốc độ cao.

Đầu tư - 20/11/2024 08:08

Hà Nội yêu cầu quản lý chặt chẽ việc tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách

Hà Nội yêu cầu quản lý chặt chẽ việc tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành, các địa phương quản lý chặt chẽ việc tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước theo chỉ đạo của Thủ tướng.

Đầu tư - 20/11/2024 06:37

Aqua City của Novaland chính thức được 'cởi trói'

Aqua City của Novaland chính thức được 'cởi trói'

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chính thức phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung 1/10.000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua.

Đầu tư - 19/11/2024 17:13

Chân dung nhà đầu tư khu công nghiệp 450ha ở Quảng Bình

Chân dung nhà đầu tư khu công nghiệp 450ha ở Quảng Bình

Công ty TNHH Đầu tư Capella Quảng Bình vừa được chấp thuận là nhà đầu tư dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Cam Liên.

Đầu tư - 19/11/2024 15:06