Đan Mạch cam kết hỗ trợ Việt Nam trong phát triển năng lượng tái tạo

Nhàđầutư
Tại buổi họp báo sau lễ công bố Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam 2019, Ngài Quốc vụ khanh phụ trách lĩnh vực Khí hậu, Năng lượng và Hạ tầng Đan Mạch khẳng định việc phát triển năng lượng tái tạo là một cơ hội cho Việt Nam, phù hợp xu thế giảm phát thải khí CO2 và giảm ô nhiễm môi trường.
THANH THẮNG
05, Tháng 11, 2019 | 22:18

Nhàđầutư
Tại buổi họp báo sau lễ công bố Báo cáo Triển vọng Năng lượng Việt Nam 2019, Ngài Quốc vụ khanh phụ trách lĩnh vực Khí hậu, Năng lượng và Hạ tầng Đan Mạch khẳng định việc phát triển năng lượng tái tạo là một cơ hội cho Việt Nam, phù hợp xu thế giảm phát thải khí CO2 và giảm ô nhiễm môi trường.

ttxvn_vietnam_dan_mach

Ông Morten Baek, Quốc vụ khanh phụ trách lĩnh vực Khí hậu, Năng lượng và Hạ tầng Đan Mạch phát biểu tại buổi họp báo chiều 5/11

Phát biểu tại buổi họp báo, ông Morten Baek cho biết, việc sớm dừng đầu tư vào những nhà máy nhiệt điện than mới có thể giúp Việt Nam tránh được hiệu ứng mắc kẹt với nhiệt điện than và phụ thuộc vào than nhập khẩu trong dài hạn.

Việc thực hiện giảm tiêu thụ than chỉ đòi hỏi tăng khoảng 2% tổng chi phí của hệ thống năng lượng vào năm 2030 và 5% vào năm 2050 nhưng lợi ích mang lại là giảm đáng kể phát thải CO2, giảm ô nhiễm không khí và giảm phụ thuộc vào nhập khẩu than.

Ngoài ra, ông Jakob Stenby Lundsager - cố vấn dài hạn Chương trình hợp tác năng lượng còn cảnh báo, nếu Việt Nam không sớm bỏ điện than, điều này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Theo như EOR19, với mức tiêu thụ điện than như hiện tại, Việt Nam sẽ phải bỏ ra 20 tỷ USD tương đương 2% GDP cho chi phí chăm sóc sức khỏe vào năm 2050.

Với việc cắt giảm tiêu thụ than, điện mặt trời kết hợp với pin tích trữ điện năng sẽ là nguồn năng lượng tái tạo chính ở Việt Nam trong tương lai. Mức đầu tư vào pin tích trữ điện năng này là khả thi cả về mặt kinh tế và kỹ thuật, nhưng cần có điều tra nghiên cứu để loại bỏ những rào cản thị trường.

Ông Morten Baek cũng khuyến nghị rằng, tiết kiệm năng lượng cần được ưu tiên hàng đầu trong quy hoạch điện 8 kết hợp với khung pháp lý ổn định, đơn giản, minh bạch và tăng cường tính cạnh tranh đối với các dự án năng lượng tái tạo. Qua đó, Việt Nam có thể đạt được tỷ lệ 40% năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn điện vào năm 2030.

Hiện tại Chương trình hợp tác Đối tác năng lượng (DEPP) giữa Việt Nam và Đan Mạch đã được triển khai từ năm 2013. Giai đoan thứ hai sẽ bắt đầu từ năm 2017 và hoàn thành trong năm 2020. Giai đoạn ba dự kiến có thời hạn 5 năm, bắt đầu vào cuối năm 2020. Ưu tiên hàng đầu sẽ là việc triển khai xây dựng quy hoạch dài hạn ngành năng lượng, tháo bỏ rào cản trong phát triển năng lượng tái tạo, tăng cường năng lực cho Việt Nam về tích hợp năng lượng tái tạo vào hệ thống điện, hỗ trợ tiết kiệm năng lượng.

Theo tính toán chi phí cực tiểu của toàn bộ hệ thống điện, với 20 GW điện gió và điện mặt trời tại những nơi có tiềm năng tốt nhất ở Việt Nam sẽ có hiệu quả đầu tư cao hơn so với điện than vào năm 2030. Con số này sẽ tăng lên đến khoảng 90 GW vào năm 2050. Điều này chứng tỏ sức hấp dẫn của công nghệ điện gió và điện mặt trời ngay cả khi không có trợ giá.

Phía Đan Mạch cho rằng hiện tại Việt Nam đang có 6 vị trí điện gió ngoài khơi tiềm năng. Điều này sẽ tạo một bước đệm thuận lợi cho việc phát triển điện gió ngoài khơi vào năm 2030. Một khuôn khổ pháp lý minh bạch và ổn định là tối cần thiết cho phát triển năng lượng tái tạo thành công ở Việt Nam.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ