Đơn hàng gặp khó, doanh nghiệp dệt may đề xuất tận dụng cơ hội này để cùng sử dụng sản phẩm của nhau

Thực tế thì nếu chưa có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao đến cơ sở thì việc tiếp tục thu bảo hiểm xã hội, thất nghiệp, công đoàn phí vẫn diễn ra ở các địa phương.
BẢO AN
03, Tháng 04, 2020 | 14:20

Thực tế thì nếu chưa có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao đến cơ sở thì việc tiếp tục thu bảo hiểm xã hội, thất nghiệp, công đoàn phí vẫn diễn ra ở các địa phương.

lao-dong-1585886033423128150447-15858860753791125391031-crop-15858860890951318602394

 

Dịch bệnh COVID-19 đã gây ra cuộc khủng hoảng chưa bao giờ có về kinh tế khi lần đầu tiên trong lịch sử, cầu thế giới đột ngột dừng lại. Trong hơn 1 tuần nay, không chỉ ngành Dệt May Việt Nam mà ngành Dệt May Ấn Độ, Bangladesh cũng đã lên tiếng về việc bị dừng, hoãn, hủy đơn hàng làm cho người lao động không có việc làm.

Theo thống kê của Tập đoàn Dệt May Việt Nam, ngay trong tháng 4 sẽ có trên 30% lao động của ngành thực sự thiếu việc làm. Tháng 5,6 tới đây, việc cam kết nhận hàng, tổ chức sản xuất của các khách hàng đều chưa rõ ràng nên có thể số người lao động sẽ gặp khó khăn trong tháng 5 sẽ là trên 50%.

Vừa qua, Chính phủ đã có những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch bệnh như dừng đóng bảo hiểm xã hội, thất nghiệp, công đoàn phí và cho vay để trả lương tối thiểu cho người lao động bị nghỉ việc.

Đối với các doanh nghiệp đông lao động như ngành dệt may thì đây là gói hỗ trợ hết sức cấp bách, cần thiết và rất quan trọng vì đây là lúc doanh nghiệp không có nguồn tiền về để thanh toán các khoản chi ở trong nước. Tuy nhiên, thực tế thì nếu chưa có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao đến cơ sở thì việc tiếp tục thu bảo hiểm xã hội, thất nghiệp, công đoàn phí vẫn diễn ra ở các địa phương. Các vấn đề về lao động và tiền lương đang rất nóng từng tuần, từng ngày đối với các doanh nghiệp dệt may vì vậy, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ cần được nhanh chóng đưa vào thực hiện để gỡ khó cho doanh nghiệp.

Bên cạnh các gói chính sách hỗ trợ của Chính phủ thì ngành Dệt May Việt Nam có 2 đề xuất đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam:

Một là trong điều kiện xuất khẩu khó khăn như hiện nay, các doanh nghiệp trong cộng đồng Việt nam cần tận dụng cơ hội này để cùng sử dụng sản phẩm của nhau.

Thứ hai, ngành điện cần xem xét giảm giá cho các doanh nghiệp và cho hoãn các kỳ trả nợ tiền điện dài ra. Hiện nay, ngành điện đang thu tiền điện 3 kỳ 1 tháng thì trong điều kiện hết sức khó khăn nên hoãn 3 tháng thu một lần. Đây chính là sự hỗ trợ cần thiết để doanh nghiệp có thể tồn tại được và sau này tiếp tục là khách hàng của ngành điện Việt Nam.

Được biết, đối mặt với nhiều áp lực, nhiều doanh nghiệp chia sẻ khi nghe có nguồn tín dụng cho rất mừng, tuy nhiên mong muốn sớm được tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ vì công ty đang ở trong tình trạng cấp bách.

(Theo Trí thức trẻ)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24770.00 24795.00 25115.00
EUR 26572.00 26679.00 27853.00
GBP 30920.00 31107.00 32061.00
HKD 3123.00 3136.00 3238.00
CHF 27038.00 27147.00 27988.00
JPY 160.39 161.03 168.47
AUD 16181.00 16246.00 16737.00
SGD 18179.00 18252.00 18792.00
THB 663.00 666.00 694.00
CAD 18049.00 18121.00 18655.00
NZD   14834.00 15326.00
KRW   17.66 19.26
DKK   3568.00 3700.00
SEK   2318.00 2409.00
NOK   2292.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ