Đối thoại 2045: Khẳng định doanh nghiệp tư nhân là động lực quan trọng
TS. Cấn Văn Lực đánh giá để đạt được mục tiêu tới 2045 Viêt Nam trở thành nước phát triển, cần kiên định và nhất quán trong chủ trương chính sách, coi thành phần kinh tế tư nhân là động lực quan trọng.
Đầu tháng 3/2021, tại TP. HCM, Nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp mặt các doanh nhân, trí thức tiêu biểu với chủ đề “Đối thoại 2045” nhằm hiện thực hoá khát vọng về một Việt Nam thịnh vượng, hùng cường, có thể sánh vai với các cường quốc năm châu vào năm 2045.
Tạp chí Nhà Đầu tư đã có cuộc trao đổi với TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia, xoay quanh cuộc gặp này.
Ông đánh giá như thế nào về cuộc “Đối thoại 2045” giữa Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp vừa qua?
TS. Cấn Văn Lực:
Trước hết, có thể thấy mục tiêu chính của cuộc đối thoại là để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ lắng nghe, tiếp nhận ý kiến đóng góp tâm huyết cho phát triển kinh tế xã hội đất nước từ phía cộng đồng doanh nghiệp. Cuộc gặp đủ các thành phần doanh nghiệp trong nền kinh tế như DNNN, DN tư nhân, DN FDI và cả tri thức. Đó là ý tưởng và cách làm hay, tập hợp được ý kiến đa chiều từ cả phía các cơ quan quản lý, các doanh nhân và đội ngũ trí thức dưới hình thức thảo luận mở, mọi người có thể tham gia ý kiến một cách khách quan, thẳng thắn và có tính chất xây dựng. Đối thoại 2045 hứa hẹn sẽ được duy trì hàng năm như một hình thức để Nhà nước, Chính phủ nắm bắt tình hình phát triển của DN và người dân.
Qua Đối thoại 2045 có thể thấy, sự kiện tạo được cảm hứng, khiến người dân, doanh nghiệp thấy rằng Chính phủ, các Bộ ngành đã có tầm nhìn, khát vọng vươn xa đến năm 2045 - khuyến khích tư duy khát vọng, có tầm nhìn hơn từ phía cộng đồng người dân, doanh nghiệp. Điều này là hết sức quan trọng và cần thiết vì dù có định hướng phát triển theo cách nào thì trước hết phải có tầm nhìn, kế hoạch, chiến lược phát triển vì có những dự án, công trình, vấn đề lớn phải được hoạch định, xây dựng xuyên suốt mấy chục năm như làm hạ tầng, sân bay, cảng biển...
Ông đánh giá thế nào về mục tiêu năm 2045 Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập bình quân đầu người trên 12.000 USD/người?
Nghị quyết Đại hội XIII đã đưa ra những mục tiêu, tầm nhìn đến giữa thế kỷ XXI. Cụ thể: Đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
GDP Việt Nam năm 1995 là 20,74 tỷ USD, còn rất nhỏ bé, đứng thứ 58 trên thế giới. Đến năm 2020, GDP Việt Nam khoảng 340 tỷ USD (gấp hơn 16 lần năm 1995), đứng thứ 37 thế giới, thuộc cận trên của nhóm thu nhập trung bình thấp. Đến năm 2045, với giả định Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 7%/năm giai đoạn 2021-2045, quy mô nền kinh tế khi đó sẽ đạt khoảng 1.850 tỷ USD (gấp 5,5 lần năm 2020), tương đương quy mô kinh tế của Hàn Quốc, Italia, Canada, Australia, Nga.... năm 2020.
GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 1995 là 290 USD (đứng thứ 175/195 quốc gia), năm 2020 là 3.520 USD (gấp 12 lần năm 1995, đứng thứ 121/195 quốc gia) và ước tính năm 2045 sẽ đạt khoảng 14.730 USD (với giả định GDP tăng trưởng 7%/năm và dân số tăng 1,1% giai đoạn 2021-2030 và 1,05% giai đoạn 2031-2045). Mức này vượt mốc 12.375 USD (cận dưới của nhóm nước có thu nhập cao); tương đương với mức thu nhập bình quân đầu người năm 2020 của Ba Lan (15.300 USD), cao hơn Malaysia năm 2020 (10.200 USD) và tương đương Trung Quốc năm 2025...(với giả định GDP của Trung Quốc tăng trưởng 7%/năm từ nay đến 2025).
Để đạt được những mục tiêu trên, định hướng tới năm 2045, kinh tế tư nhân bao gồm cả hộ gia đình, cá thể ước tính đóng góp 60-65% GDP (Hiện nay khoảng 43% GDP). Cùng với đó, theo tôi có 4 việc cần phải làm như sau: Một là kiên định và nhất quán trong chủ trương chính sách, coi thành phần kinh tế tư nhân là động lực quan trọng. Hai là thực hiện tốt Nghị quyết 10 về phát triển kinh tế tư nhân. Trong Nghị quyết đã nêu khá rõ định hướng, mục tiêu, giải pháp để phát triển kinh tế tư nhân. Vấn đề bây giờ là cần đánh giá xem sau 3 năm thực hiện chúng ta đã làm được tới đâu? Ba là tạo ra môi trường đầu tư kinh doan minh bạch và bình đẳng - bình đẳng giữa các khối DN.
Cuối cùng là nhà nước cần phải hỗ trợ để DN tư nhân và kinh tế hộ gia đình có thể nâng tầm lên, ở đây thể chế có vai trò quyết định. Thể chế liên quan tới tạo môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, hỗ trợ tháo bỏ rào cản thủ tục, chi phí không chính thức để nâng cấp hộ kinh doanh lên DN theo hình thức khuyến khích. Thể chế hoá điều kiện, môi trường kinh doanh bình đẳng từ tiếp cận thông tin, tiếp cận đất đai, nguồn lực, tham gia các dự án lớn của Việt Nam; hỗ trợ để kinh tế tư nhân, trong đó có kinh tế tư nhân hộ gia đình triển công nghệ, nguồn nhân lực; hỗ trợ kết nối với DN lớn, DNNN, DN FDI.
Cải cách thể chế cần được hiểu là kiến tạo qua cơ chế, chính sách chứ không cần quá nhiều nguồn lực.
Ông nghĩ sao về quan điểm cần “hỗ trợ doanh nghiệp đầu đàn”?
Theo tôi là không nhất thiết. Luật Doanh nghiệp mới quy định, người dân có thể tham gia bất cứ lĩnh vực nào mà nhà nước không cấm, không hạn chế tham gia. Nghĩa là anh có thế mạnh ở lĩnh vực nào thì khởi nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực đó.
Cần xác định rằng, hỗ trợ phải theo 2 hướng, vừa hỗ trợ doanh nghiệp đầu đàn nhưng cũng phải hỗ trợ cả những DN nền tảng. Về lý thuyết, có thể thấy hỗ trợ “đại bàng thắng cuộc” sẽ tạo ra sự lan tỏa, khi những DN mạnh lên sẽ lôi kéo được những DN yếu kém cùng phát triển. Nhưng trên thực tế điều này lại phụ thuộc nhiều vào đạo đức kinh doanh của những DN đầu đàn đó. Nhà nước không thể bắt buộc họ phải có trách nhiệm với DN nhỏ hơn khi họ đã lớn mạnh.
Duy trì 2 phương thức hỗ trợ là hỗ trợ những DN đầu đàn theo một cách và những DN nhỏ yếu hơn theo cách khác, không cào bằng. DN yếu kém mà có khả năng phục hồi tốt thì hỗ trợ họ sẽ rất tốt, vì đằng sau đó là hàng nghìn, hàng triệu công ăn việc làm. Không những vậy, có những lĩnh vực, khu vực của Việt Nam chỉ phù hợp hơn với DN nhỏ và vừa như khu vực nông nghiệp nông thôn, miền núi hay làng nghề. Quan trọng hơn cả là hỗ trợ đúng và trúng những DN có khả năng phục hồi tốt, tạo công ăn việc làm, có tính lan toả.
Vậy theo ông trong bối cảnh mới, thế giới và Việt Nam chịu tác động tiêu cực từ dịch bệnh COVID-19 thì lợi thế của Việt Nam là gì?
Việt Nam có 3 ưu thế ở thời điểm hiện tại. Một là làm tốt mục tiêu kép vừa phòng chống dịch bệnh vừa phục hồi kinh tế, trở thành một quốc gia hiếm hoi tăng trưởng dương trong năm 2020. Trong cạnh tranh công nghệ, thương mại thì Việt Nam được đánh giá là điểm đến hấp dẫn để nhà đầu tư nước ngoài dịch chuyển.
Thứ 2, rất quan trọng, Việt Nam có địa chính trị ổn định, cùng với đó, môi trương đầu tư kinh doanh ngày càng được cải thiện.
Thứ 3, Việt Nam vẫn có ưu thế dân số tương đối trẻ, thu nhập bình quân đầu người tăng tương đối nhanh. Tầng lớp trung lưu tăng nhanh tạo ra thị trường tiêu thụ, tiêu dùng trong nước lớn. Cùng với đó là chi phí nhân công, lao động còn thấp hơn nhiều so với Đài Loan, Trung Quốc.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, chúng ta vẫn có những điểm yếu như chất lượng thể chế còn chưa tốt, thiếu nhất quán, thực thi yếu. Về đánh giá nguồn nhân lực, theo diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) năm 2019, chỉ số lao động có kỹ năng của Việt Nam mới đứng thứ hạng 90 trong số 141 nước được xếp hạng. Cơ sở hạ tầng cũng còn nhiều bất cập. Kinh tế số trên nền tảng khoa học công nghệ 4.0 phát triển tương đối tốt nhưng tốc độ còn chậm so với các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan. Đây là những điểm then chốt cần được quan tâm, cải thiện trong thời gian tới.
- Cùng chuyên mục
Dự án điện khí 5,4 tỷ USD ở Huế được bổ sung vào quy hoạch lưới điện 220kV
Dự án Nhà máy điện khí LNG Chân Mây được bổ sung vào quy hoạch phát triển nguồn điện, lưới điện cấp điện áp 220 kV trở lên, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050.
Đầu tư - 20/11/2024 18:26
Bộ Chính trị đồng ý thành lập Trung tâm Tài chính quốc tế và khu vực tại TP.HCM và Đà Nẵng
Bộ Chính trị đồng ý thành lập Trung tâm Tài chính quốc tế toàn diện tại TP.HCM và Trung tâm tài chính khu vực tại TP Đà Nẵng.
Đầu tư - 20/11/2024 16:45
Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển đổi xanh
UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup sẽ ký kết hợp tác toàn diện trong công tác xúc tiến, thu hút đầu tư, liên kết hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy chuyển đổi xanh, phát triển bền vững.
Đầu tư - 20/11/2024 11:18
Doanh nghiệp 1 năm tuổi làm khu đô thị gần 450 tỷ ở Quảng Ngãi
Công ty TNHH Bất động sản Đại Việt.VN được Quảng Ngãi chấp thuận là nhà đầu tư dự án Khu đô thị phía Đông đường Nguyễn Tất Thành, với tổng vốn gần 450 tỷ đồng.
Đầu tư - 20/11/2024 09:30
Đường sắt tốc độ cao trên thế giới phát triển nhanh như thế nào?
Tuyến đường sắt tốc độ cao đầu tiên trên thế giới được vận hành năm 1964 tại Nhật Bản. Hiện nay, 22 quốc gia, vùng lãnh thổ khai thác đường sắt tốc độ cao.
Đầu tư - 20/11/2024 08:08
Hà Nội yêu cầu quản lý chặt chẽ việc tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành, các địa phương quản lý chặt chẽ việc tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Đầu tư - 20/11/2024 06:37
Aqua City của Novaland chính thức được 'cởi trói'
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức chính thức phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung 1/10.000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua.
Đầu tư - 19/11/2024 17:13
Chân dung nhà đầu tư khu công nghiệp 450ha ở Quảng Bình
Công ty TNHH Đầu tư Capella Quảng Bình vừa được chấp thuận là nhà đầu tư dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Cam Liên.
Đầu tư - 19/11/2024 15:06
Hà Nội quy định tài sản công được sử dụng để kinh doanh, cho thuê
HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của thành phố vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.
Đầu tư - 19/11/2024 14:57
Diễn biến mới tại dự án gần 13.000 tỷ ở Thanh Hóa
Nhà đầu tư dự án Khu đô thị mới tại xã Hoằng Quang và xã Hoằng Long, TP. Thanh Hóa đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa giải quyết dứt điểm việc giao đất để triển khai dự án theo đúng tiến độ phê duyệt.
Đầu tư - 19/11/2024 11:21
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Tỷ phú người Malaysia Vincent Tan được cho là muốn đầu tư vào dự án 6A tại huyện Bình Chánh, TP.HCM của bà Trương Mỹ Lan. Trước đó, Tập đoàn Berjaya của vị tỷ phú này đã định đầu tư Khu đô thị đại học quốc tế Việt Nam tại huyện Hóc Môn nhưng đến nay vẫn chỉ là bãi đất trống.
Đầu tư - 19/11/2024 06:30
Động thái mới tại dự án khu công nghiệp 1.800 tỷ của Viglacera Yên Mỹ
Mức giá đền bù để thực hiện dự án Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng vừa được phê duyệt. Bên cạnh đó, HĐND tỉnh Khánh Hòa cũng đã thông qua Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng (tỷ lệ 1/2.000) của khu công nghiệp này.
Đầu tư - 19/11/2024 06:00
4 dự án PPP cao tốc lựa chọn nhà đầu tư
Sau một thời gian chuẩn bị, 4 dự án PPP đầu tư 4 tuyến đường cao tốc đã đồng loạt thông báo mời thầu trong nửa đầu tháng 11. Với hình thức lựa chọn nhà đầu tư là đấu thầu rộng rãi, cuộc chơi đang mở cho nhiều doanh nghiệp tham gia vào các dự án PPP mới.
Đầu tư - 18/11/2024 18:22
VinFuture công bố Tuần lễ Khoa học công nghệ 2024
Quỹ VinFuture chính thức công bố lịch trình Tuần lễ Khoa học công nghệ và lễ trao giải VinFuture 2024 diễn ra từ ngày 4-7/12/2024 tại Hà Nội.
Đầu tư - 18/11/2024 18:21
Đầu tư hơn 38.600 tỷ đồng mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận
Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường bộ cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận có tổng mức đầu tư sơ bộ là 38.693 tỷ đồng. Dự kiến, 100% vốn thực hiện dự án sẽ do nhà đầu tư thu xếp, trong đó, vốn chủ sở hữu là 5.804 tỷ đồng (chiếm 15%), vốn vay và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác 32.889 tỷ đồng (chiếm 85%).
Đầu tư - 18/11/2024 15:43
Doanh nghiệp địa ốc toan tính gì dịp cuối năm?
Dù đã tung nhiều chính sách ưu đãi, kích cầu mùa bán hàng dịp cuối năm, nhưng, dường như trên thị trường sức mua vẫn không nhiều cải thiện, trái ngược với kỳ vọng của nhiều doanh nghiệp địa ốc. Trên thị trường, cá biệt một vài dự án ra mắt nhận được lượng đặt cọc, giữ chỗ ấn tượng.
Đầu tư - 18/11/2024 14:49
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 5 day ago
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Đầu tư - Update 1 day ago
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 2 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 2 week ago