Doanh nghiệp Trung Quốc chuyển cơ sở sản xuất sang Việt Nam để né thuế Mỹ: Lợi hay hại?

Không ít doanh nghiệp bày tỏ mối lo ngại về những ảnh hưởng tiêu cực khi một loạt các công ty Trung Quốc chuyển hoạt động sản xuất sang Việt Nam để né thuế Mỹ trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
ANH MAI
19, Tháng 11, 2018 | 15:59

Không ít doanh nghiệp bày tỏ mối lo ngại về những ảnh hưởng tiêu cực khi một loạt các công ty Trung Quốc chuyển hoạt động sản xuất sang Việt Nam để né thuế Mỹ trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.

chien tranh thuong mai

Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc chuyển cơ sở sản xuất sang Việt Nam để tránh những tác động tiêu cực của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Ảnh: AFP

Tháng trước, Giám đốc điều hành Jiang Bin của GoerTek - nhà sản xuất tai nghe không dây Airpods của Apple tại Sơn Đông, Trung Quốc tuyên bố sẽ chuyển sản xuất sang Việt Nam. Ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung là lý do dẫn đến quyết định này của GoerTek, ông Jiang Bin nói với South China Morning Post (SCMP).

Ông Jim Weber, Giám đốc điều hành Brooks Running - thương hiệu giày thuộc sở hữu của tỷ phú Warren Buffett, tiết lộ, công ty này cũng lên kế hoạch cho một động thái tương tự. 

Mặc dù Việt Nam đã và đang nhận được vốn đầu tư lớn từ Trung Quốc, các chuyên gia kinh tế và giới doanh nhân Việt Nam vẫn những cái nhìn khác nhau về xu hướng phát triển này.

"Không rõ giá trị gia tăng của Việt Nam sẽ tăng lên bao nhiêu", bà Phạm Chi Lan - cố vấn kinh tế cho nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải và Võ Văn Kiệt nói. Theo bà, riêng việc đầu tư vào ngành hàng may mặc sẽ ít có lợi hơn. "Ngành công nghiệp này vẫn nhập khẩu rất nhiều nguyên vật liệu từ Trung Quốc. Vì vậy, Trung Quốc có lợi nhất khi các công ty Trung Quốc chuyển nhà máy của họ sang Việt Nam", bà Phạm Chi Lan nới với tờ SCMP.

Ông Thân Đức Việt, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần May 10, cho rằng, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ vừa mang lợi ích, vừa gây tác động tiêu cực cho hoạt động kinh doanh của công ty.

Ông Việt cho biết, kể từ khi cuộc chiến thương mại này bắt đầu, Công ty May 10 đã nhận được nhiều hơn các đơn đặt hàng từ các khách hàng Mỹ, nhưng ông bày tỏ mối lo ngại về tác động của một loạt các công ty Trung Quốc chuyển hoạt động sang Việt Nam để né thuế của Mỹ.

"Các công ty này sẽ cạnh tranh trực tiếp với chúng tôi về lực lượng lao động. Vì vậy, sẽ tạo ra áp lực lớn đối với chúng tôi", ông Việt nói.

chien tranh thuong mai ddd

GoerTek, nhà sản xuất tai nghe không dây Airpods của Apple tại Sơn Đông, Trung Quốc, đã quyết định chuyển sản xuất sang Việt Nam vào tháng trước. Ảnh: AP

Bà Phạm Thúy Liễu, Tổng Giám đốc liên doanh may mặc Msa-Hapro, cũng đồng có cùng quan điểm trên. "Khi (các doanh nghiệp Trung Quốc) đến đây, họ sẽ thu hút lao động bằng cách tăng lương cho công nhân. Do đó, công nhân của chúng tôi có thể sẽ sang làm việc cho họ", bà Liễu nói và cho biết thêm Msa-Hapro không nhận được nhiều lợi ích từ cuộc chiến thương mại vì khách hàng của công ty chủ yếu đến từ châu Âu.

Mức lương tối thiểu của Việt Nam thấp hơn Trung Quốc, dao động từ 2,76 triệu đồng (120 USD) đến 3,98 triệu đồng (170 USD) mỗi tháng, tùy thuộc vào khu vực. Mức lương tối thiểu hàng tháng tại Quảng Đông, Trung Quốc là 2.200 nhân dân tệ (315 USD), trong khi Thượng Hải là 2.240 nhân dân tệ (350 USD), theo SCMP.

Hồi tháng 5, Washington đã áp đặt thuế quan đối với nhôm và thép của Việt Nam với lý do Trung Quốc đang sử dụng Việt Nam để tránh thuế chống bán phá giá.

Các chuyên gia kinh tế nhận định rằng, việc doanh nghiệp Trung Quốc chuyển hoạt động sản xuất sang Việt Nam có thể mang lại lợi ích cho một bộ phận nhỏ người lao động khi họ được tăng thu nhập. Nhưng nó sẽ tạo ra rủi ro rất lớn vì nó có thể dẫn đến việc chính phủ Mỹ nghi ngờ và điều tra nguồn gốc hàng hóa Việt Nam.

chien tranh thuong mai  fff

Washington trong tháng 5 đã áp đặt thuế quan đối với nhôm và thép của Việt Nam với lý do Trung Quốc đang sử dụng Việt Nam để tránh thuế chống bán phá giá. Ảnh: AFP

Giáo sư Carlyle A. Thayer từ Đại học New South Wales, nhận định rằng, trong khi Việt Nam có thặng dư thương mại lớn thứ 6 với Mỹ, con số này vẫn chỉ là "củ khoai tây nhỏ" so với Trung Quốc và Đức.

"Tôi nghĩ xác suất Việt Nam phải chịu thuế quan vì thặng dư thương mại là khá thấp vì Việt Nam đã phát tín hiệu sẵn sàng đàm phán một hiệp định thương mại song phương với Mỹ", ông Thayer nói.

Ông Mai Vũ Minh, một nhà đầu tư và là Chủ tịch SAPA Thale GmbH của Đức - tập đoàn hoạt động cả ở Đức và Việt Nam, cho rằng Việt Nam không đơn thuần chỉ ứng phó để thay đổi mà còn phải hành động để đổi mới chuỗi cung ứng.

"Các doanh nhân cần phải thay đổi để thích ứng với công nghệ mới, phong cách quản lý và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư", ông Mai Vũ Minh nói.

(Theo SCMP)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ