Doanh nghiệp thủy sản vẫn gặp khó

Nhàđầutư
Quý 3/2020 tiếp tục là một "nốt trầm" của nhóm doanh nghiệp ngành thuỷ sản khi hầu hết các ông lớn đều ghi nhận kết quả kinh doanh suy giảm so với cùng kỳ.
PHƯƠNG LINH
18, Tháng 11, 2020 | 16:05

Nhàđầutư
Quý 3/2020 tiếp tục là một "nốt trầm" của nhóm doanh nghiệp ngành thuỷ sản khi hầu hết các ông lớn đều ghi nhận kết quả kinh doanh suy giảm so với cùng kỳ.

Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải quan, 9 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước đạt trên 6,04 tỷ USD, giảm 3% so với cùng kỳ năm 2019. Điều này đã trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp, thể hiện rõ nhất qua các ông lớn niêm yết.

Theo đó, quý 3/2020 tiếp tục là một "nốt trầm" của nhóm doanh nghiệp ngành thuỷ sản khi hầu hết các tên tuổi hàng đầu đều ghi nhận kết quả kinh doanh suy giảm so với cùng kỳ.

CTCP Vĩnh Hoàn (mã: VHC) vừa công bố BCTC quý 3/2020 với doanh thu thuần giảm nhẹ 4% so với cùng kỳ năm trước xuống 1.799 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 175 tỷ đồng, giảm 31% so với cùng kỳ năm 2019.

ttxvnche_bien_thuy_san_1

Quý 3/2020 tiếp tục là một "nốt trầm" của nhóm doanh nghiệp ngành thuỷ sản khi hầu hết các ông lớn đều ghi nhận kết quả kinh doanh suy giảm so với cùng kỳ. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, doanh thu Vĩnh Hoàn đạt 5.093 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 552 tỷ đồng, giảm lần lượt 11% và 44% so với 9 tháng năm 2019. So với kế hoạch kinh doanh mà công ty đặt ra hồi đầu năm, Vĩnh Hoàn mới đạt 60% chỉ tiêu doanh thu và 52% kế hoạch lợi nhuận sau thuế.

Tương tự, CTCP Nam Việt (mã: ANV) thậm chí còn ghi nhận doanh thu giảm tới 28% so với cùng kỳ năm 2019 xuống còn hơn 808 tỷ đồng. Sau khi giảm trừ các khoản chi phí thuế, Nam Việt chỉ còn lãi 40 tỷ đồng, giảm 74% so với quý 3/2019.

Theo giải trình của công ty, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên doanh thu bán hàng giảm đã dẫn đến kết quả lợi nhuận giảm mạnh. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, công ty ghi nhận 2.503,6 tỷ đồng doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế đạt 115,5 tỷ đồng lần lượt giảm 19% và 77% so với 9 tháng đầu năm 2019.

Một số công ty hoạt động trong lĩnh vực thủy sản khác cũng ghi nhận kết quả kinh doanh giảm sút, đơn cử như CTCP Xuất nhật khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang (mã: ACL), CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre (mã: ABT) và CTCP Thủy sản MeKong (mã: AAM)...

Cùng chung cảnh ngộ, CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (mã MPC) tiếp tục có thêm một quý kinh doanh suy giảm về doanh thu. Dịch COVID-19 khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, đặc biệt là các thị trường xuất khẩu chủ lực của doanh nghiệp tôm này. Ông Lê Văn Điệp, Phó tổng giám đốc của Minh Phú cho biết đây là nguyên nhân chính khiến sản lượng bán hàng của công ty sụt giảm.   

Quý 3/2020, "Vua" tôm Minh Phú đạt doanh thu 4.416 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Trừ giá vốn, lợi nhuận gộp giảm còn 531,5 tỷ đồng.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2020, MPC ghi nhận doanh thu thuần giảm 22% xuống còn 9.982 tỷ đồng. Dù vậy, nhờ chi phí được tiết giảm, MPC báo lãi ròng tăng 23%, đạt hơn 477 tỷ đồng. So với kế hoạch 15.206 tỷ đồng doanh thu và 915 tỷ đồng lãi sau thuế, đến nay MPC đã thực hiện được 66% chỉ tiêu doanh thu và 52% chỉ tiêu lợi nhuận 2020.

Tại ngày 30/9, đại gia ngành tôm này mở rộng quy mô tài sản 19,3% từ đầu năm lên 9.620 tỷ đồng,  vay nợ ngắn hạn ở mức 3.668 tỷ đồng, tăng 65% so với thời điểm đầu năm nhằm bổ sung vốn lưu động.

Không chỉ phải chịu sức ép từ dịch COVID-19, mới đây, Cơ quan hải quan và biên phòng Mỹ (CBP) đã đưa ra kết luận có đủ bằng chứng cho thấy MSeafood Corporation (MSeafood) – chi nhánh của Minh Phú vi phạm luật thương mại của Mỹ khi sử dụng tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Ấn Độ để tránh thuế chống bán phá giá của Mỹ.

Theo đó, sản phẩm tôm xuất khẩu bởi Minh Phú từ Việt Nam đến Mỹ sẽ phải chịu lệnh thuế chống bán phá giá như tôm Ấn Độ. Điều này có thể tác động đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong những kỳ tài chính về sau.

Đánh giá tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng mạnh đến ngành thủy sản thế giới, khiến tiêu thụ giảm, đơn đặt hàng của các doanh nghiệp giảm 35 - 50%, dẫn đến tình hình kinh doanh những tháng đầu năm đi xuống.

Cũng theo VASEP, ngoài COVID-19, nhiều doanh nghiệp trong ngành còn gặp khó bởi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với ngành chế biến thủy sản liên quan đến quy định tại Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 và Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015.

Theo đó, đa số mặt hàng thủy sản chế biến xuất khẩu bị áp sang là hàng “sơ chế”, thay vì là “chế biến”. Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hàng thủy sản sơ chế là 20%, trong khi đó, hàng đã qua chế biến được phép áp dụng thuế suất 10 - 15%.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ