Các đại gia thủy sản tiếp tục gặp khó

Nhàđầutư
Ảnh hưởng từ dịch COVID-19 cùng những rào cản về chính sách khiến cho doanh nghiệp thủy sản khó chồng khó.
PHƯƠNG LINH
28, Tháng 10, 2020 | 14:04

Nhàđầutư
Ảnh hưởng từ dịch COVID-19 cùng những rào cản về chính sách khiến cho doanh nghiệp thủy sản khó chồng khó.

xk_ca_tra

Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm của một số doanh nghiệp thuỷ sản niêm yết tiếp tục cho thấy gam màu tối

Năm 2020, ngành thủy sản đặt chỉ tiêu tổng sản lượng đạt 8,6 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD. Tuy nhiên, Ảnh hưởng từ dịch COVID-19 cùng những rào cản về chính sách khiến cho doanh nghiệp thủy sản nói chung khó chồng khó.

Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm của một số doanh nghiệp thuỷ sản niêm yết tiếp tục cho thấy gam màu tối. 

CTCP Vĩnh Hoàn (VHC) vừa công bố BCTC quý 3/2020 với doanh thu thuần giảm nhẹ 4% so với cùng kỳ về còn 1.799 tỷ, lợi nhuận sau thuế giảm 31% về 175 tỷ. Luỹ kế 9 tháng, doanh thu VHC giảm 11% xuống còn 5.093 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 552 tỷ đồng, giảm 44% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu thành phẩm và bán hàng hoá giảm đáng kể so với cùng kỳ. So với kế hoạch kinh doanh mà VHC đề ra từ đầu năm, đơn vị này mới đạt 60% chỉ tiêu doanh thu và 52% kế hoạch lợi nhuận sau thuế.

Tính đến ngày 30/09/2020, tổng tài sản của VHC gần 7.008 tỷ đồng, tăng 6% so với đầu năm. Hàng tồn kho ghi nhận ở mức 1.440 tỷ đồng, nợ phải trả giảm về 1.619 tỷ đồng.

Với CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (UPCOM: MPC), theo BCTC quý 3/2020, doanh thu thuần của MPC đạt 2.781 tỷ đồng, giảm 14,5% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của MPC đạt 6.618 tỷ đồng và 408,9 tỷ đồng, lần lượt giảm 21% và 15,5% so với cùng kỳ năm trước. Tại thời điểm 30/6/2020, tổng tài sản của MPC đạt 8.263 tỷ đồng, tăng 21% so với hồi đầu năm, trong đó nợ phải trả ở mức 2.910 tỷ đồng, tăng 1,9 lần. 

CTCP Nam Việt (Navico; mã ANV) đặt kế hoạch kinh doanh năm 2020 với chỉ tiêu doanh thu dự kiến đạt 3.000 tỷ đồng, giảm trên 30%; lợi nhuận sau thuế đạt 200 tỷ đồng, giảm hơn 70% so với năm 2019.

Ông Doãn Tới, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nam Việt cho biết, từ cuối năm 2019, Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc Navico đã định hướng “không bỏ trứng vào một giỏ”, tích cực đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nam Mỹ, EU và Ðông Nam Á. Tuy nhiên, dịch bệnh lan rộng trên toàn cầu, các thị trường đều giảm mạnh, đơn hàng bị hủy hoặc tạm hoãn, nên tình hình kinh doanh của Công ty không mấy khả quan.

Theo BCTC quý 3/2020 của ANV công bố mới đây, đơn vị này tiếp tục ghi nhận doanh thu và lợi nhuận giảm mạnh so với cùng kỳ. Doanh thu thuần của ANV đạt hơn 808 tỷ đồng, giảm 28,3% so với cùng kỳ, giá vốn hàng bán chiếm tới 87% trong doanh thu thuần nên lợi nhuận gộp đạt 107 tỷ đồng, giảm tới hơn 1 nửa. Biên lãi gộp tương ứng đạt 13%, trong khi quý 3/2019 đạt 21%.

Sau khi giảm trừ các khoản chi phí thuế, ANV ghi nhận lãi sau thuế 40 tỷ đồng, giảm mạnh 74% so với cùng kỳ, tương đương EPS đạt 315 đồng. Phía công ty cho biết do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên giá bán giảm cũng như doanh thu bán hàng giảm nên đã dẫn đến kết quả lợi nhuận giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng năm 2020, ANV đạt 2.503,6 tỷ đồng doanh thu thuần, LNST đạt 115,5 tỷ đồng, lần lượt giảm 19% và 77% so với 9 tháng đầu năm 2019, EPS cũng giảm mạnh từ 3.985 đồng xuống còn 909 đồng.

Năm 2020, ANV đặt mục tiêu doanh thu đạt 3.000 tỷ đồng và LNST đạt khoảng 200 tỷ đồng, theo đó kết thúc 9 tháng đầu năm 2020, mặc dù đã hoàn thành được hơn 83% mục tiêu về doanh thu nhưng doanh nghiệp này mới thực hiện được 58% kế hoạch về lợi nhuận.

Một số công ty hoạt động trong lĩnh vực thủy sản khác cũng ghi nhận kết quả kinh doanh giảm sút mạnh, đơn cử như CTCP Xuất nhật khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang (HOSE: ACL), doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu thuần quý 3/2020 giảm 31% xuống 179 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 9 tỷ đồng, giảm đến 53% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng năm 2020, ACL ghi nhận doanh thu thuần 655 tỷ đồng, giảm 39% so với cùng kỳ 2019. Trừ đi giá vốn, các chi phí và thuế, lợi nhuận sau thuế của ACL chỉ còn 14,2 tỷ đồng, giảm tới 89% so với cùng kỳ năm trước.

CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre (HOSE: ABT) và CTCP Thủy sản MeKong (HOSE: AAM) cũng cùng chung số phận khi doanh thu và lợi nhuận đều giảm sút mạnh so với cùng kỳ. Theo đó, lãi ròng ABT quý 3/2020 chỉ còn 2,4 tỷ đồng, giảm tơis 87% so với quý 2/2019. Còn CTCP Thủy sản MeKong (HOSE: AAM) thậm chí đã phải ghi nhận lỗ sau thuế 4,4 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lãi 5 tỷ đồng. Theo giải trình kết quả kinh doanh của AAM, nguyên nhân chủ yếu của việc giảm sút này là do doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 30,8 tỷ đồng (chủ yếu là do doanh thu xuất khẩu quý 3/2020 giảm mạnh).

Đánh giá tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng mạnh đến ngành thủy sản thế giới, khiến tiêu thụ giảm, đơn đặt hàng của các doanh nghiệp giảm 35 - 50%, dẫn dến tình hình kinh doanh những tháng đầu năm đi xuống.

Cũng theo VASEP, ngoài COVID-19, nhiều doanh nghiệp trong ngành còn gặp khó bởi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với ngành chế biến thủy sản liên quan đến quy định tại Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 và Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015. Theo đó, đa số mặt hàng thủy sản chế biến xuất khẩu bị áp sang là hàng “sơ chế”, thay vì là “chế biến”. Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hàng thủy sản sơ chế là 20%, trong khi đó, hàng đã qua chế biến được phép áp dụng thuế suất 10 - 15%.

122754017_2765283677069120_6676200773087238232_n

 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24620.00 24635.00 24955.00
EUR 26213.00 26318.00 27483.00
GBP 30653.00 30838.00 31788.00
HKD 3106.00 3118.00 3219.00
CHF 26966.00 27074.00 27917.00
JPY 159.88 160.52 167.96
AUD 15849.00 15913.00 16399.00
SGD 18033.00 18105.00 18641.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17979.00 18051.00 18585.00
NZD   14568.00 15057.00
KRW   17.62 19.22
DKK   3520.00 3650.00
SEK   2273.00 2361.00
NOK   2239.00 2327.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ