Doanh nghiệp bất động sản khó khăn chất chồng mùa COVID-19

Nhàđầutư
Sự tác động của dịch COVID-19 trong thời gian qua đã làm đảo lộn đời sống xã hội cũng như khiến các lĩnh vực, nghành nghề kinh doanh đối mặt nguy cơ rơi vào khủng hoảng, trong đó doanh nghiệp bất động sản cũng đang lâm vào tình thế khó khăn.
CHU KÝ
23, Tháng 03, 2020 | 08:47

Nhàđầutư
Sự tác động của dịch COVID-19 trong thời gian qua đã làm đảo lộn đời sống xã hội cũng như khiến các lĩnh vực, nghành nghề kinh doanh đối mặt nguy cơ rơi vào khủng hoảng, trong đó doanh nghiệp bất động sản cũng đang lâm vào tình thế khó khăn.

Tại Việt Nam, thị trường bất động sản (BĐS) đã phải đương đầu với nhiều khó khăn trong 2 năm qua, nay lại rơi vào tình thế ‘khó chồng khó’ vì dịch COVID-19, khiến doanh nghiệp BĐS đang phải gồng mình để vượt qua. 

Vậy những khó khăn, thách thức đó là gì? để làm rõ hơn về vấn đề này, Nhadautu.vn đã có các cuộc trao đổi với một số doanh nghiệp BĐS cũng như các chuyên gia trong lĩnh vực này.

Nhiều công ty gặp khó

Là một trong những công ty với hàng chục năm kinh nghiệm trong ngành BĐS, nhưng CTCP Phát triển và Kinh doanh Nhà (HDTC) cũng phải chịu nhiều ảnh hưởng do dịch COVID-19.

Chia sẻ với Nhadautu.vn, ông Đinh Trường Chinh - Chủ tịch HĐQT Công ty HDTC cho biết, ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã tác động rất lớn đến doanh thu của công ty, trước đó, phía công ty đã gặp khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý, dù thủ tục đã đầy đủ và nhiều lần ‘cầu cứu’ nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa phê duyệt, dẫn đến các sản phẩm, dự án không thể mở bán được, cũng như việc huy động vốn, vay ngân hàng không thể thực hiện…

dinhtruongchinh

Ông Đinh Trường Chinh - Chủ tịch HĐQT CTCP Phát triển và Kinh doanh Nhà (HDTC).

Theo ông Chinh, một vài dự án đã bán cho khách hàng nhưng thủ tục không được duyệt, cùng với đó là tác động của dịch COVID-19 làm ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng dẫn đến tình trạng khách hàng rút vốn ra khỏi dự án, gây thất thoát không nhỏ nguồn kinh phí đầu tư.

Bên cạnh đó, việc chi trả cho công tác phòng chống dịch COVID-19 cũng làm cho kinh phí của công ty bị sụt giảm, khi phải đầu tư các trang thiết bị (máy đo thanh nhiệt, khẩu trang, nước rửa tay…) để phòng tránh dịch, cũng như hỗ trợ, đảm bảo an toàn cho nhân viên công ty...

“Dù gặp khó khăn nhưng phía công ty hiện vẫn đảm bảo tốt các hoạt động, không để ảnh hưởng đến nhân viên, bởi nguồn kinh phí dự phòng luôn được chuẩn bị để ứng phó với các trường hợp xấu nhất. Tuy nhiên, nếu tình hình dịch bệnh có diễn biến phức tạp trong thời gian tới, vẫn phải tái cấu trúc lại công ty”, ông Chinh chia sẻ thêm.

Trong khi đó, CTCP Địa ốc Á Châu là một doanh nghiệp còn khá trẻ trong ngành BĐS, nhưng vẫn đang ứng phó tốt trước dịch bệnh COVID-19. Theo ông Nguyễn Hữu Tùng – Giám đốc kinh doanh Địa ốc Á Châu, hiện những khó khăn mà công ty đang gặp phải chỉ là về vấn đề tìm kiếm khách hàng hiện đang bị hạn chế do các kênh tìm kiếm offline (không trực tuyến) không phù hợp khiến số lượng khách hàng giảm.

Bên cạnh đó, do tâm lý lo sợ dịch bệnh khách hàng rất hạn chế đến những nơi đông người, khiến công ty không thể tổ chức các buổi sự kiện giới thiệu sản phẩm, dự án…, dẫn đến các dự án mới này chưa triển khai, lượng khách hàng mới cũng ít hơn, doanh thu bán hàng giảm.

69050264_1721704214641143_7999723574912876544_n (1)

Ông Nguyễn Hữu Tùng – Giám đốc kinh doanh CTCP Địa ốc Á Châu.

“Dịch COVID-19 trước mắt chưa chưa ảnh hưởng đến công ty nhiều, nhưng nếu tình hình dịch vẫn diễn biến phức tạp thì phía công ty sẽ tạm ngưng triển khai các dự án mới. Dù khó khăn, nhưng công ty sẽ vẫn đầu tư mạnh vào các kênh tìm kiếm khách hàng online (trực tuyến), cũng như bổ sung thêm nhân sự cho các kênh này”, ông Tùng chia sẻ.

Ngoài ra, Giám đốc Địa ốc Á Châu cũng cho rằng, việc tác động của dịch bệnh cũng sẽ giúp thanh lọc thị trường BĐS rất nhiều nhất là đối với những đơn vị phát triển những dự án yếu kém.

Biện pháp tháo gỡ

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với Nhadautu.vn, Chuyên gia kinh tế - TS. Lê Bá Chí Nhân cho rằng, với tình hình như hiện nay các doanh nghiệp BĐS cần tập trung nghiên cứu lại thị trường, chứ không nên chạy đua theo thị trường, cần xác định rõ các phân khúc nên đầu tư để sớm thu hồi vốn.

dd

Chuyên gia kinh tế - TS. Lê Bá Chí Nhân. 

“Đối với các doanh nghiệp BĐS nên tập trung vào những phân khúc thấp và trung cấp từ 2-3 tỷ đồng (đất nền, căn hộ giá rẻ…), bởi đây chính là phân khúc mà nhu cầu trên thị trường đang cần, qua đó, sẽ giúp doanh nghiệp dễ đầu tư, dễ bán và dễ thu tiền nhanh hơn và sớm thực hiện các dự án khác”, TS. Lê Bá Chí Nhân chia sẻ.

Cũng theo TS. Lê Bá Chí Nhân, trong tình hình dịch bệnh diễn biết như hiện nay, Nhà nước cũng nên đưa ra nhiều chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp như giảm 50% lãi suất trong thời gian diễn ra dịch hay 30% lãi suất cho thời gian 1 năm sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Đồng thời, xem xét cơ cấu thời hạn trả nợ, hoãn, giãn nợ… cho doanh nghiệp BĐS.

Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) cũng đã đưa ra hàng loạt giải pháp giúp doanh nghiệp BĐS tháo gỡ những nút thắt ban đầu cũng như vượt qua giai đoạn khó khăn trong mùa COVID-19.

Theo ông Châu, đối với doanh nghiệp BĐS, ngoài việc thực hiện chỉ dẫn của ngành y tế về các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 (đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, sử dụng dung dịch sát khuẩn, đo thân nhiệt, cách ly…), HoREA khuyến nghị các doanh nghiệp không nên tổ chức các sự kiện đông người (như tiếp thị, mở bán sản phẩm, động thổ, khởi công, khánh thành rầm rộ…), hạn chế các cuộc họp không cần thiết, sử dụng phương thức hội nghị trực tuyến (online) để phòng tránh nguy cơ lây lan virus Sars CoV2.

“Doanh nghiệp BĐS nên điều chỉnh lại dây chuyền sản xuất kinh doanh, cho phép một bộ phận cán bộ, nhân viên đủ điều kiện được làm việc từ xa, tại nhà, không phải đến cơ quan, nhất là lĩnh vực môi giới, tiếp thị, pháp chế, công nghệ thông tin. Cũng như, thực hiện các phương thức hỗ trợ đối tác thuê mặt bằng, như giảm giá cho thuê mặt bằng, giãn tiến độ trả tiền thuê, miễn tiền thuê trong một thời gian”, Chủ tich HoREA chia sẻ quan điểm.

thi-truong-bat-dong-san-0853

ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA)

Ngoài ra, ông Châu cũng cho rằng, trong giai đoạn thị trường trầm lắng và khó khăn hiện nay, cũng chính là cơ hội để các Tập đoàn và doanh nghiệp BĐS thực hiện chiến lược “tái cấu trúc doanh nghiệp” theo hướng tinh gọn, hiệu quả; tái cơ cấu đầu tư, cơ cấu lại sản phẩm chủ lực, coi trọng phát triển sản phẩm nhà ở vừa túi tiền, nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu thực của đông đảo người tiêu dùng.

“Đối với các Tập đoàn lớn có thể lựa chọn phát triển sản xuất, kinh doanh đa ngành để có thể ứng phó hiệu quả với các biến động của thị trường. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để chuyển hướng sử dụng công nghệ thông tin, số hóa, trí tuệ nhân tạo, thực tại ảo, kinh doanh online vào lĩnh vực BĐS”, ông Châu nói.

Trong khi đó, chia sẻ về công tác ứng phó với dịch COVID-19 tại công ty, ông Nguyễn Hữu Tùng – Giám đốc kinh doanh Địa ốc Á Châu cho biết,  là 1 doanh nghiệp trẻ và đã phát triển nhiều dự án nên công ty cũng đã thay đổi rất nhiều về chính sách cho khách hàng và nhân viên để chung tay phòng chống dịch mà kết quả không ảnh hưởng nhiều như:  Khuyến mãi tốt hơn cho khách hàng, kéo dài thời gian thanh toán, cung cấp thông tin mới về dự án bằng các video thực tế tại dự án.

Đồng thời, hỗ trợ thêm cho nhân viên chi phí marketing online, mua các DATA chất lượng phát miễn phí cho nhân viên chăm sóc và tư vấn khách từ xa. Tặng khẩu trang y tế và thuốc sát trùng miễn phí cho nhân viên và khách hàng để tự tin hơn khi giao tiếp và phòng chống dịch bệnh lây lan. Khuyến khích hàng hàng mua bán và thanh toán online...

Còn ông Đinh Trường Chinh, chính quyền cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp BĐS trong việc giải quyết thủ tục pháp lý, cũng như rút ngắn thời gian phê duyệt, bởi việc này có thể giúp doanh nghiệp có cơ sở, cũng như tạo lòng tin cho các khách hàng khi mở bán các sản phẩm dự án, đồng thời tăng doanh thu cho công ty nhất là ở thời điểm khó khăn như hiện nay.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ