Điểm nhấn quan hệ Việt Nam - Bắc Úc

Nhàđầutư
Chiến lược tăng cường hợp tác kinh tế Việt Nam và Australia đã được Chính phủ hai nước công bố vào 21/12/2021. Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) đã chủ động lập Chiến lược hợp tác đầu tư - thương mại giữa Việt Nam và Bắc Úc, coi đây là một phần của Chiến lược chung hai nước.
GS-TSKH. NGUYỄN MẠI (Chủ tịch VAFIE)
28, Tháng 03, 2024 | 09:00

Nhàđầutư
Chiến lược tăng cường hợp tác kinh tế Việt Nam và Australia đã được Chính phủ hai nước công bố vào 21/12/2021. Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) đã chủ động lập Chiến lược hợp tác đầu tư - thương mại giữa Việt Nam và Bắc Úc, coi đây là một phần của Chiến lược chung hai nước.

Quan hệ Việt Nam - Austraylia

Ngày 26/2/1973, Việt Nam và Australia đã thiết lập quan hệ ngoại giao. Kể từ đó, mối quan hệ giữa hai nước về du lịch, kinh doanh, giáo dục không ngừng phát triển. Hiện có khoảng 300 nghìn người gốc Việt sống ở Australia và tiếng Việt là ngôn ngữ được nói nhiều thứ năm ở Australia. Nhiều người Úc đã đến Việt Nam để du lịch, có những người đến sống ở Việt Nam để xây dựng mối quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước hoặc đã di cư đến Việt Nam với gia đình của họ.

IMG_9654

GS-TSKH. Nguyễn Mại phát biểu tại hội thảo Hợp tác Đầu tư Việt Nam - Bắc Úc ngày 28/3/2024. Ảnh: Trọng Hiếu

Việt Nam và Australia đã thiết lập quan hệ Đối tác Toàn diện vào năm 2009 và nâng lên quan hệ Đối tác Chiến lược vào năm 2018. Ngày 5/11/2020, Chính phủ hai nước đã nhất trí Kế hoạch hành động nhằm thúc đẩy quan hệ Đối tác Chiến lược trong giai đoạn 2020-2023. Ngày 7/3/2024, hai nước đã nâng cấp thành quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện.

Theo báo cáo của Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC "Vietnam at a glance: Việt Nam và Australia sẵn sàng một giai đoạn mới" thì kim ngạch thương mại giữa hai nước đã bùng nổ trong một thập niên vừa qua, tăng hơn gấp đôi lên 13,8 tỷ USD trong năm 2023.

Theo các chuyên gia HSBC, để tận dụng hơn nữa các hiệp định thương mại giữa hai quốc gia như AANFTA, CPTPP và RCEP, điều quan trọng là Việt Nam phải nâng cao kiểm soát chất lượng đối với xuất khẩu nông sản, đặc biệt trong bối cảnh tiêu chuẩn chất lượng và quy định của Australia ngặt nghèo hơn cả Mỹ và EU trong một số lĩnh vực. Hiện tại, chỉ có bốn loại trái cây tươi được tiếp cận thị trường Australia gồm xoài, thanh long, vải và nhãn, nhưng đó cũng là dấu hiệu cho thấy còn nhiều cơ hội lớn để mở rộng thị trường.

Không chỉ hàng hóa, dịch vụ cũng là một lĩnh vực có nhiều tiềm năng. Năm 2023, ASEAN đón 4 triệu khách du lịch từ Australia, nhưng chưa tới 10% trong số này đến Việt Nam. Một phần nguyên nhân có thể liên quan đến thị thực, vì Australia không được miễn thị thực và vẫn tồn tại tình trạng hạn chế số lượng chuyến bay. Điểm đáng khích lệ là Việt Nam đang xem xét mở rộng danh sách miễn thị thực, cũng như giới thiệu đường bay mới.

Liên quan đến vấn đề đầu tư, các chuyên gia của HSBC nhận định, Việt Nam có trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai thế giới và phần lớn chưa được khai thác. Các doanh nghiệp Australia có chuyên môn trong ngành khai thác mỏ và chế biến cũng đang tìm cách nắm bắt cơ hội này, với dòng vốn FDI ổn định đổ vào ngành này ở ASEAN nói chung.

Riêng đối với Việt Nam, một ví dụ minh họa chính là Blackstone Minerals, doanh nghiệp đang có hai cơ sở ở tỉnh Sơn La, một dự án thăm dò khai thác và một dự án chế biến sâu về nickel. Australia cũng có thể hỗ trợ Việt Nam trong việc chuyển đổi năng lượng. Theo đó, Chính phủ Australia đã cam kết cung cấp khoản hỗ trợ trị giá 105 triệu đô la Úc cho Việt Nam trong lĩnh vực này.

Ngoài thương mại và FDI, Việt Nam cũng chứng kiến dòng vốn hỗ trợ phát triển ổn định. Trong khi đào tạo nguồn nhân lực cũng có tiềm năng to lớn. Australia từ lâu đã tạo dựng một cột mốc về giáo dục khi thành lập trường đại học quốc tế có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên ở Việt Nam (Đại học RMIT) từ năm 2000.

HSBC nhận định: "Trong nhiều năm qua, Australia đã đóng một vai trò trong câu chuyện tăng trưởng của Việt Nam. Trong tương lai, những cơ hội xuất phát từ nhu cầu mới sẽ là nền tảng cho một trang mới trong quan hệ Việt Nam và Australia".

Quan hệ Việt Nam - Bắc Úc

Đầu năm 2022, Lãnh đạo VAFIE đã làm việc với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng để kiến nghị về đưa quan hệ Việt Nam - Bắc Úc vào Kế hoạch hành động nhằm thúc đẩy quan hệ giữa hai nước; được Bộ trưởng đồng tình và đã đưa vào Chiến lược hành động chung.

VAFIE và Tập đoàn VABIS đã xây dựng và ban hành "Chiến lược hợp tác Việt Nam - Bắc Úc".

Tháng 6 năm 2022, đoàn lãnh đạo của VAFIE đã thăm Bắc Úc, cùng với Đại sứ Việt Nam tại Úc Nguyễn Tất Thành đã gặp Thống đốc Vicki O'Halloran, Thủ hiến Natasha Fyles, Lãnh đạo đối lập Lia Finocchiaro, quyền Chủ tịch Hạ viện Mark Monaghan, Thị trưởng Darwin Kon Vatskalis; có các cuộc làm việc với Cao ủy về đầu tư Andrew Cowan, Giám đốc Cơ quan Hợp tác Quốc tế Gina Cassimatis, Giám đốc Cơ quan Di trú Pompea Sweet và CEO của Bộ Công nghiệp - Du lịch - Thương mại Shaun Drabsch cùng một số quan chức phụ trách các lĩnh vực nông nghiệp, khai khoáng, năng lượng, giáo dục, du lịch.

Thống đốc Vicki O'Halloran ủng hộ sớm triển khai nhiều hoạt động thiết thực để thúc đẩy các thỏa thuận hợp tác giữa Bắc Úc với các địa phương của Việt Nam; mong muốn đón các đoàn công tác của Việt Nam để thúc đẩy hợp tác toàn diện với Bắc Úc, trong đó có hợp tác về vấn đề dân tộc thiểu số. Thống đốc bày tỏ tự hào về vùng lãnh thổ Bắc Úc rộng lớn, trù phú và đánh giá cao đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại đây, đồng thời nhấn mạnh những đóng góp quan trọng của cộng đồng người Việt (khoảng 2.500 người) đối với kinh tế, xã hội, tạo nên nét đặc sắc trong cộng đồng đa sắc tộc tại Bắc Úc.

Thủ hiến Natasha Fyles bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển thuận lợi trong quan hệ Úc - Việt; nhấn mạnh vai trò của Việt Nam trong Chiến lược hợp tác quốc tế 2022-2026 của Bắc Úc, ủng hộ việc kết nối, nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác giữa Bắc Úc với các địa phương Việt Nam.

Lãnh đạo đối lập Lia Finocchiaro đánh giá cao các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại Bắc Úc và ủng hộ sớm xử lý các khó khăn để các doanh nghiệp yên tâm hoạt động lâu dài tại đây. Quyền Chủ tịch Hạ viện Mark Monaghan khẳng định Bắc Úc có vị trí chiến lược, gần gũi với Đông Nam Á nên đã điều chỉnh tiếp cận hướng ra bên ngoài, trong đó đặc biệt ưu tiên Việt Nam và cân nhắc việc thành lập nhóm nghị sỹ hữu nghị của địa phương. Thị trưởng Darwin Kon Vatskalis nhấn mạnh những hoạt động hỗ trợ, khuyến khích sinh viên Việt Nam du học tại Darwin và cân nhắc mở rộng hợp tác với Đại học Hải Phòng trên nền tảng hợp tác giáo dục và sự tương đồng về phát triển thành phố cảng.

Tháng 9/2022 Phó Chủ tịch Nguyễn Ngọc Mỹ đã hướng dẫn Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh và đoàn đại biểu Ủy ban Dân tộc thăm và làm việc tại Bắc Úc, ký thỏa thuân hợp tác giữa một số tỉnh miền núi, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với Cộng đồng thổ dân Bắc Úc.

VAFIE đã tổ chức một số cuộc hội thảo, tọa đàm, tổ chức chuyến thăm Bắc Úc của lãnh đạo một số doanh nghiệp Việt Nam.

Tuy vậy, việc triển khai kế hoạch hành động chậm so với dự kiến, nên đến nay vẫn chưa có chuyển biến rõ rệt về thương mại, du lịch, đầu tư và giáo dục. Vì vậy, cuộc tọa đàm hôm nay không chỉ nhắc lại mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch thực hiện, mà quan trọng hơn là tìm giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy quá trình hợp tác giữa nhà đầu tư, doanh nghiệp Việt Nam với đối tác Bắc Úc, cũng như doanh nghiệp Australia nói chung vì lợi ích của doanh nghiệp và dân tộc Việt Nam, góp phần phát triển quan hệ toàn diện giữa hai nước theo định hướng quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24675.00 24695.00 25015.00
EUR 26141.00 26246.00 27411.00
GBP 30532.00 30716.00 31664.00
HKD 3113.00 3126.00 3228.00
CHF 26871.00 26979.00 27815.00
JPY 159.92 160.56 168.00
AUD 15832.00 15896.00 16382.00
SGD 18029.00 18101.00 18636.00
THB 660.00 663.00 690.00
CAD 17973.00 18045.00 18577.00
NZD   14540.00 15029.00
KRW   17.60 19.20
DKK   3510.00 3640.00
SEK   2258.00 2345.00
NOK   2225.00 2313.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ