Đề xuất cho phép doanh nghiệp công nghệ lỗ luỹ kế vẫn được IPO

THANH THANH
07:00 20/03/2025

Các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ khó có thể đáp ứng được điều kiện “không có lỗ lũy kế” để được IPO trên thị trường chứng khoán, bởi giai đoạn đầu tư ban đầu thường kèm theo thua lỗ tạm thời do chi phí đầu tư cao cho nghiên cứu và phát triển.

Việt Nam đã có 4 kỳ lân công nghệ

Tại Tọa đàm “Tạo đòn bẩy thị trường vốn để các công ty công nghệ Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên số” do báo Nhân Dân phối hợp cùng Viện Chiến lược phát triển kinh tế số (IDS) tổ chức, ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đã dẫn Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị, trong đó khẳng định rõ: “Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là “đột phá ưu tiên hàng đầu” trong mô hình tăng trưởng mới của đất nước…”

Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu này, cần một hệ thống tài chính mạnh mẽ, trong đó thị trường vốn đóng vai trò trung tâm - không chỉ cung cấp nguồn lực tài chính mà còn tạo niềm tin cho nhà đầu tư, giúp phát triển các doanh nghiệp tư nhân nội địa, phát triển trung tâm tài chính quốc tế và góp phần quan trọng vào việc tăng trưởng hai con số theo sự chỉ đạo của lãnh đạo Đảng và Nhà nước.

Ông Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu tại Tọa đàm. Ảnh: ND

Kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển cho thấy, sau thời gian đầu ươm tạo, các doanh nghiệp công nghệ lớn trong nước đều giữ vị trí then chốt trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.

Thực tế cho thấy, các quốc gia dẫn đầu về công nghệ như Hoa Kỳ, Trung Quốc hay Singapore đều sở hữu thị trường vốn phát triển, cho phép các start-up công nghệ huy động vốn công chúng thông qua chào bán công khai lần đầu (IPO), từ đó tạo ra những “kỳ lân” – các công ty định giá hơn 1 tỷ USD.

Việt Nam có triển vọng trở thành điểm đến hàng đầu cho đầu tư nước ngoài vào công nghệ. So với các quốc gia trong khu vực như Indonesia, Singapore, và Thái Lan - Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh về khả năng thu hút đầu tư. Tuy nhiên để vượt lên các quốc gia này, cần lưu ý tới sự thay đổi trong khẩu vị đầu tư của các quỹ toàn cầu vào các thị trường mới nổi. Nhà đầu tư hiện vẫn còn quan ngại về các yếu tố rủi ro như cơ chế IPO và chiến lược thoái vốn. Họ mong đợi các chính sách để tạo dựng thị trường mang tính ổn định cao hơn, từ đó giúp họ hoạch định chiến lược và xây dựng mô hình kinh doanh vững chắc, dài hạn hơn…

Bà Nguyễn Ngọc Anh - Tổng Giám đốc SSI Asset Management

Tại Việt Nam, dù hệ sinh thái khởi nghiệp đã phát triển mạnh mẽ, số lượng “kỳ lân” vẫn còn hạn chế do những vướng mắc trong cơ chế hỗ trợ, đặc biệt là việc khơi thông dòng vốn. Tính đến cuối năm 2021, Việt Nam có 4 kỳ lân công nghệ được công nhận: VNG, MoMo, VNLife (VNPay) và Sky Mavis – đưa Việt Nam đứng thứ ba ở Đông Nam Á, sau Singapore và Indonesia.

Để đưa Việt Nam trở thành trung tâm phát triển công nghiệp công nghệ số, với ít nhất 5 doanh nghiệp công nghệ số đạt tầm cỡ quốc tế đến năm 2030 như Nghị quyết số 57-NQ/TW đặt ra, tọa đàm tập trung gợi mở các vấn đề vướng mắc từ chính thực tiễn, qua đó đề xuất các giải pháp cụ thể và có thể tiến hành được ngay.

Đề xuất cơ chế riêng

Tại Tọa đàm, các chuyên gia đến từ IDS đưa ra một thực tế là hiện Việt Nam đã có một số công ty công nghệ có tiềm năng cạnh tranh trên trường quốc tế, song các doanh nghiệp này không thể lớn do gặp rào cản về huy động vốn để phát triển quy mô.

Cụ thể, theo quy định của Luật Chứng khoán 2019, để thực hiện IPO trên sàn chứng khoán Việt Nam, doanh nghiệp cần bảo đảm có lợi nhuận trong 2 năm liên tiếp trước khi đăng ký IPO và không có lỗ lũy kế. Quy định này là rất khó thực hiện đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ, bởi giai đoạn đầu tư ban đầu thường kèm theo thua lỗ tạm thời do chi phí đầu tư cao cho nghiên cứu và phát triển.

Xuất phát từ thực tế này, chuyên gia của IDS đề xuất một giải pháp có thể thực hiện ngay, đó là nghiên cứu các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật để start-up công nghệ có thể IPO trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tham gia đóng góp ý kiến tại Tọa đàm, các chuyên gia cũng đồng tình về việc cần có chính sách đột phá để các doanh nghiệp công nghệ có thể huy động vốn trong nước, bảo đảm thực hiện nhanh và hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Trước mắt có thể xem xét khả năng cho phép các doanh nghiệp công nghệ thực hiện IPO và niêm yết mà không bị ràng buộc bởi điều kiện “không lỗ lũy kế” ngay trên HOSE/HNX, hoặc thử nghiệm trong khuôn khổ Trung tâm Tài chính Quốc tế đang trong quá trình xây dựng tại TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Với các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ, giai đoạn đầu tư ban đầu thường kèm theo thua lỗ tạm thời do chi phí đầu tư cao cho nghiên cứu và phát triển. Ảnh: ITN

Một câu hỏi dược đặt ra tại Tọa đàm là: “Làm thế nào để dòng vốn quốc tế không chỉ chảy vào Việt Nam, mà còn thật sự trở thành bệ phóng giúp các công ty công nghệ Việt Nam vươn lên tầm cỡ khu vực và thế giới, đặc biệt là đạt được danh hiệu “kỳ lân” – những doanh nghiệp được định giá trên 1 tỷ USD?”

Ông Il-Dong Kwon – Giám đốc điều hành Công ty Tư vấn Boston Consulting Group Việt Nam nhấn mạnh đến những lợi thế sẵn có của Việt Nam như dân số trẻ, am hiểu công nghệ, lực lượng kỹ sư tài năng, và tốc độ chuyển đổi số nhanh chóng... “Những lĩnh vực tiềm năng như Fintech, thương mại điện tử, trí tuệ nhân tạo hay blockchain, cùng các yếu tố then chốt - từ tiếp cận vốn, phát triển nhân tài, đến đầu tư vào nghiên cứu và phát triển – sẽ giúp đưa các start-up Việt Nam lên một tầm cao mới”- ông Il-Dong Kwon khẳng định.

Quốc hội tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật để thể chế hóa Nghị quyết 57-NQ/TW

Tại Tọa đàm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phạm Thúy Chinh cho biết, theo mục tiêu của Nghị quyết 57-NQ/TW, đến năm 2030, quy mô kinh tế quốc tế số đạt tối thiểu 30% GDP. Kinh phí dành cho nghiên cứu phát triển (R&D) đạt 2% GDP, trong đó kinh phí xã hội sẽ chiếm tới 60%.

Thể chế hóa quan điểm trên, tại Kỳ họp bất thường lần thứ Chín vừa qua, Quốc hội đã thông qua nhiều nghị quyết nhằm tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế. Đặc biệt, Nghị quyết 193/2025/QH15 về chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo đã thể chế hóa Nghị quyết 57- NQ/TW một cách cụ thể với nhiều chính sách quan trọng.

Trong dự kiến chương trình làm việc của Kỳ họp thứ chín tới đây, Quốc hội sẽ tiếp tục hoàn thiện các luật như Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đầu tư, Luật Khoa học và Công nghệ. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính cho biết, khi cho ý kiến với các dự luật này, vấn đề huy động nguồn lực tài chính của xã hội cho phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, và chuyển đổi số sẽ được quan tâm, xem xét.

  • Cùng chuyên mục
Hòa Phát chi 14.000 tỷ đầu tư dự án sản xuất đường ray

Hòa Phát chi 14.000 tỷ đầu tư dự án sản xuất đường ray

Ông Trần Đình Long cho biết Tập đoàn Hòa Phát có dự án mới sản xuất ray đặt tại Khu liên hợp Gang thép Dung Quất 2, tổng mức đầu tư khoảng 14.000 tỷ đồng, phấn đấu tháng 5/2027 có sản phẩm đường ray đầu tiên.

Tài chính - 17/04/2025 15:01

Lãi ròng Hòa Phát 3 tháng đầu năm đạt 3.300 tỷ đồng, cao nhất 11 quý trở lại đây

Lãi ròng Hòa Phát 3 tháng đầu năm đạt 3.300 tỷ đồng, cao nhất 11 quý trở lại đây

Quý I/2025, doanh thu Tập đoàn Hòa Phát đạt 37.000 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước. Lãi ròng 3.300 tỷ đồng, tăng 15%. Xét theo quý, đây là kết quả lợi nhuận cao nhất của Tập đoàn tính từ quý III/2022 trở lại.

Tài chính - 17/04/2025 10:37

Novaland muốn phát hành gần 100 triệu cổ phiếu ESOP

Novaland muốn phát hành gần 100 triệu cổ phiếu ESOP

Novaland trình phát hành gần 100 triệu cổ phiếu ESOP thay các đợt phát hành chưa triển khai trong 3 năm qua. Doanh nghiệp đang tuyển hơn 1.000 nhân sự chuẩn bị cho giai đoạn tăng trưởng sắp tới.

Tài chính - 17/04/2025 10:36

SSI Research: Nhóm tài chính sẽ bị các ETF bán mạnh

SSI Research: Nhóm tài chính sẽ bị các ETF bán mạnh

SSI Research dự báo nhóm tài chính như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm thuộc VN30 sẽ bị các ETF bán hàng triệu đơn vị, hạn cuối cơ cấu danh mục là 25/4.

Tài chính - 17/04/2025 09:46

Đề xuất ưu đãi vượt trội cho ngân hàng nước ngoài vào Trung tâm tài chính

Đề xuất ưu đãi vượt trội cho ngân hàng nước ngoài vào Trung tâm tài chính

Để phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM và Đà Nẵng, các chuyên gia đề xuất, cần nhiều cơ chế vượt trội liên quan đến hạ tầng tài chính, công nghệ, ưu đãi cho ngân hàng nước ngoài chuyển trụ sở, chi nhánh vào Việt Nam.

Tài chính - 16/04/2025 16:34

Phát Đạt hoàn tất hoán đổi khoản vay 30 triệu USD với đối tác ngoại

Phát Đạt hoàn tất hoán đổi khoản vay 30 triệu USD với đối tác ngoại

Phát Đạt đã chuyển đổi khoản vay 30 triệu USD thành cổ phiếu giúp giảm áp lực nợ đáng kể, bởi nếu không hoàn thành trước 23/4 thì sẽ phải thanh toán khoản vay trước ngày 24/9.

Tài chính - 16/04/2025 14:40

BVBank trình phương án chuyển sàn năm thứ 3 liên tiếp

BVBank trình phương án chuyển sàn năm thứ 3 liên tiếp

BVBank sẽ thực hiện chuyển sàn năm nay để đón đầu các triển vọng khởi sắc sắp tới. Đồng thời, ngân hàng chào bán tiếp cổ phiếu cho cổ đông và ESOP để tăng vốn lên 7.676 tỷ đồng.

Tài chính - 16/04/2025 08:23

Chủ tịch FPT: Bằng mọi giá thực hiện mục tiêu lợi nhuận năm 2025 tăng trưởng 21%

Chủ tịch FPT: Bằng mọi giá thực hiện mục tiêu lợi nhuận năm 2025 tăng trưởng 21%

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT, ông Trương Gia Bình khẳng định mục tiêu kinh doanh năm 2025 dù khó khăn, song Tập đoàn sẽ cố gắng thực hiện bằng mọi giá.

Tài chính - 15/04/2025 17:40

Doanh nghiệp và lãnh đạo đồng loạt nhảy vào ‘cứu giá’ cổ phiếu

Doanh nghiệp và lãnh đạo đồng loạt nhảy vào ‘cứu giá’ cổ phiếu

Giá lao dốc sau biến cố thuế quan, nhiều doanh nghiệp lên kế hoạch mua lại cổ phiếu bất chấp việc giảm vốn. Các lãnh đạo cũng dự chi hàng chục tỷ gom cổ phiếu.

Tài chính - 15/04/2025 13:16

Lãnh đạo Chứng khoán MB: Thời kỳ Tổng thống Donald Trump 2.0 mở ra các cơ hội kinh doanh hấp dẫn

Lãnh đạo Chứng khoán MB: Thời kỳ Tổng thống Donald Trump 2.0 mở ra các cơ hội kinh doanh hấp dẫn

Dù TTCK trong nước đã có những biến động do sự kiện áp thuế đối ứng, song HĐQT Chứng khoán MB nhìn nhận vẫn có nhiều điều kiện thuận lợi và thông tin hỗ trợ tích cực như Chính phủ giảm chi phí, thuế, nâng hạng thị trường chứng khoán...

Tài chính - 15/04/2025 12:50

Chuyên gia ACBS: Nhà đầu tư không nên 'lướt sóng' cổ phiếu

Chuyên gia ACBS: Nhà đầu tư không nên 'lướt sóng' cổ phiếu

Bà Đỗ Minh Trang, Giám đốc Trung tâm Phân tích, Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS) cho rằng nhà đầu tư cá nhân không nên tham gia lướt sóng hay sử dụng margin vào lúc này vì rủi ro biến động giá vẫn rất cao.

Tài chính - 15/04/2025 10:47

Sớm áp dụng APA để gỡ điểm nghẽn về xác định giá giao dịch liên kết

Sớm áp dụng APA để gỡ điểm nghẽn về xác định giá giao dịch liên kết

Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) là một biện pháp được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng để giải quyết hữu hiệu vấn đề "chuyển giá".

Tài chính - 15/04/2025 07:41

‘Vững vàng’ như cổ phiếu VIC

‘Vững vàng’ như cổ phiếu VIC

Với diễn biến tích cực của VIC, VHM và VRE, tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng (theo Forbes) hiện đạt 8,4 tỷ USD, đứng thứ 344 top người giàu trên thế giới.

Tài chính - 14/04/2025 15:32

Chủ tịch Hưng Thịnh Incons: ‘Chậm lại là để đi nhanh hơn’

Chủ tịch Hưng Thịnh Incons: ‘Chậm lại là để đi nhanh hơn’

Hưng Thịnh Incons đánh giá ngành xây dựng có triển vọng tích cực năm nay. Doanh nghiệp đã tiến hành tái cấu trúc và kỳ vọng có sự chuyển mình mạnh mẽ.

Tài chính - 14/04/2025 11:10

Niềm tin đang trở lại với thị trường chứng khoán

Niềm tin đang trở lại với thị trường chứng khoán

Sau cú sốc thuế quan, áp lực bán tháo và giải chấp ngắn hạn, niềm tin đang trở lại với thị trường chứng khoán khi VN-Index tăng liên tiếp trong 2 phiên 10/4 và 11/4.

Tài chính - 14/04/2025 06:45

Cơ hội vàng để sở hữu ngân hàng 100% vốn ngoại

Cơ hội vàng để sở hữu ngân hàng 100% vốn ngoại

Suốt 8 năm qua, không có thêm ngân hàng 100% vốn nước ngoài nào được thành lập tại Việt Nam. Do vậy, giấy phép ngân hàng 100% vốn ngoại là cơ hội vàng cho nhà đầu tư.

Tài chính - 13/04/2025 13:05