Đầu tư trực tiếp nước ngoài với nền kinh tế xanh (Bài 2)

GS-TSKH NGUYỄN MẠI
23:45 29/04/2017

Để FDI hướng vào kinh tế xanh, Chính phủ cần kiên quyết không cho phép các tỉnh, thành phố tiếp nhận các dự án FDI mới vào những ngành công nghiệp tiêu hao nhiều năng lượng, gây hiệu ứng nhà kính, không thân thiện với môi trường.

Đồng thời, hạn chế thu hút FDI vào dệt nhuộm với yêu cầu khắt khe về công nghệ, thành lập các khu chuyên biệt về dệt nhuộm và may mặc để vừa tạo ra chuỗi cung ứng dệt - nhuộm - may mặc có hiệu quả kinh tế cao, vừa bảo đảm yêu cầu về môi trường và khí thải.

Chính phủ vừa giao Bộ Công thương nghiên cứu điều chỉnh chính sách ưu đãi để khuyến khích đầu tư vào điện mặt trời, điện gió, năng lượng tái tạo, vì mặc dù đã có chủ trương từ những năm đầu thập niên này về việc phát triển nhanh chóng các loại năng lượng sạch, nhưng do giá mua điện và chính sách ưu đãi chưa đủ hấp dẫn nhà đầu tư quốc tế, các cuộc thương thảo dự án đầu tư gặp nhiều trở ngại vì vẫn duy trì cơ chế độc quyền đối với ngành điện. Do vậy, cho đến nay, mới có vài dự án điện mặt trời, điện gió vận hành, hầu như chưa có dự án năng lượng tái tạo. Một số tỉnh như Ninh Thuận đã ký kết 14 dự án điện gió, nhưng phần lớn không được thực hiện.

phongdien2

Một dự án điện gió tại Tuy Phong (Bình Thuận) - Ảnh: Huyền Dũng

Có thể coi trạng thái đó là sự lãng phí lớn về thời gian và nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước vì chính sách không được ứng dụng vào thực tế. Cũng nên tìm ra nguyên nhân và người chịu trách nhiệm về sự lãng phí đó để rút kinh nghiệm cho việc điều chỉnh lần này.

Trong điều kiện Đảng và Nhà nước đã có quyết định đúng đắn và kịp thời dừng triển khai xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân công suất 4.000 MW, nguồn thủy điện không còn nhiều, đã phải nhập hàng chục triệu tấn than cho nhà máy điện than, thì chính sách khuyến khích FDI và đầu tư trong nước vào năng lượng sạch phải dựa trên các căn cứ sau:

1) Giá mua điện được hình thành trên nguyên tắc bảo đảm lợi nhuận hợp lý của nhà đầu tư tương ứng với các ngành khác trên cơ sở tính giá thành và hiệu quả kinh tế không chỉ bao gồm các chi phí trực tiếp như các loại năng lượng khác, mà cần hạch toán cả việc tiết kiệm chi phí bảo vệ môi trường, phát sinh khí thải gây hiệu ứng nhà kính nếu sử dụng năng lượng truyền thống.

2) Tạo thuận lợi trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán điện, bảo đảm chuyển đổi ngoại tệ theo nhu cầu hợp lệ của nhà đầu tư.

3) Xóa bỏ càng nhanh càng tốt trạng thái độc quyền của EVN, áp dụng đồng bộ cơ chế thị trường trong sản xuất và bán điện để bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư và người tiêu dùng.

4) Ngoài chính sách ưu đãi về thuế, đất đai thì cần nghiên cứu áp dụng chính sách ưu đãi tài chính, trợ cấp cho một số dự án lớn trong những năm đầu bằng ngân sách nhà nước (như đã thực hiện đối với dự án của Intel tại TP.HCM).

Việc tổ chức quá trình điều chỉnh chính sách lần này cần khắc phục nhược điểm khi xây dựng nghị định để không lặp lại quá trình rất mất thời gian từ khi lập đề án, tìm nguồn tài chính, tiến hành khảo sát, tổ chức hội thảo, lấy ý kiến chuyên gia các ngành, địa phương..., trong khi cuộc sống đang đòi hỏi cần có càng nhanh càng tốt nghị định mới về lĩnh vực này. Việc điều chỉnh chính sách chỉ cần khảo sát một vài dự án điện sạch đang vận hành và các dự án không được thực hiện để tìm trúng nguyên nhân, trên cơ sở đó lấy ý kiến các chủ dự án để có cơ sở sửa đổi một số quy định chưa đủ khuyến khích và bổ sung chính sách mới. Do đó, nếu được điều hành tốt thì chỉ cần một quý, Chính phủ có thể ban hành nghị định mới.

Nếu có chính sách đúng, chắc chắn sẽ tạo ra bước đột phá trong khai thác tiềm năng và lợi thế của nước ta về điện mặt trời, điện gió, năng lượng tái tạo, gia tăng nhanh chóng tỷ lệ các loại năng lượng này trong tổng nguồn cung năng lượng quốc gia trong điều kiện thuận lợi do giá cả máy móc, thiết bị và công nghệ của loại năng lượng này đã giảm nhiều trong vài năm gần đây và đang có xu hướng giảm. Hơn nữa, nhiều nhà đầu tư lớn từ Đức, Đan Mạch, Hàn Quốc, Trung Quốc đang tìm cách tiếp cận lãnh đạo một số địa phương để hình thành các dự án năng lượng sạch.

Đối với các dự án FDI trong các ngành và lĩnh vực vẫn tiếp tục được khuyến khích thì cần quan tâm đến công nghệ tiên tiến, tiết giảm năng lượng, thân thiện với môi trường, giám sát chặt chẽ trong quá trình xây dựng nhà máy, công trình kiến trúc để góp phần tạo ra nền kinh tế xanh.

Chính phủ cũng cần có chính sách ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiệp FDI đang sử dụng công nghệ lạc hậu, không thân thiện với môi trường đầu tư chuyển đổi công nghệ, đáp ứng tiêu chuẩn nền kinh tế xanh; định ra một thời hạn để các doanh nghiệp thực hiện. Đầu tư, bao gồm cả FDI để tạo ra cuộc sống tốt hơn và bền vững hơn cho con người.

Nếu cuối cùng, đầu tư không làm tăng no ấm và hạnh phúc cho mọi người theo hướng kinh tế xanh, thì không nên tiến hành đầu tư và càng không nên theo đuổi đầu tư.

  • Cùng chuyên mục
Gần 80% doanh nghiệp FDI ở TP.HCM dự báo kinh doanh khởi sắc trong quý III

Gần 80% doanh nghiệp FDI ở TP.HCM dự báo kinh doanh khởi sắc trong quý III

79,4% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại TP.HCM đánh giá tình hình kinh doanh sẽ tốt hơn trong quý III/2024. Con số này ở khối doanh nghiệp nhà nước là 82,5% và doanh nghiệp ngoài nhà nước là 76,9%.

Ý kiến - 01/07/2024 16:05

Tổng Kiểm toán Ngô Văn Tuấn: Ngân hàng SCB không thuộc phạm vi của Kiểm toán Nhà nước

Tổng Kiểm toán Ngô Văn Tuấn: Ngân hàng SCB không thuộc phạm vi của Kiểm toán Nhà nước

Theo Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn, vụ việc SCB hay vụ án của Tập đoàn Phúc Sơn và Tập đoàn Thuận An liên quan không thuộc phạm vi kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước, bởi các đơn vị này không có vốn nhà nước.

Ý kiến - 05/06/2024 13:33

Thủ tướng: Khơi dậy tinh thần khởi nghiệp không giới hạn trong thế hệ trẻ, gen Z

Thủ tướng: Khơi dậy tinh thần khởi nghiệp không giới hạn trong thế hệ trẻ, gen Z

Chia sẻ tại "Ngày hội Khởi nghiệp Quốc gia" của học sinh sinh viên ở TP. Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn tinh thần khởi nghiệp không giới hạn, không có điểm dừng trong thế hệ trẻ. Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo phải dũng cảm chấp nhận rủi ro, có sự đầu tư nhưng không cầu toàn, nóng vội.

Sự kiện - 12/05/2024 12:39

Khu công nghiệp VSIP đầu tiên của miền Tây đang gặp khó

Khu công nghiệp VSIP đầu tiên của miền Tây đang gặp khó

Với mục tiêu trở thành trung tâm chế biến và phân phối thực phẩm lớn ở khu vực phía Nam, KCN VSIP Cần Thơ với tổng vốn đầu tư hơn 3.717 tỉ đồng đang trong giai đoạn 1 triển khai nhưng đã gặp không ít trở ngại.

Ý kiến - 03/04/2024 10:08

Chuyên gia UNDP: Thiếu nhất quán trong môi trường kinh doanh là một thách thức lớn

Chuyên gia UNDP: Thiếu nhất quán trong môi trường kinh doanh là một thách thức lớn

Đó là khẳng định của ông Jonathan Pincus, Chuyên gia kinh tế quốc tế cao cấp của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) khi chia sẻ với Tạp chí Nhà đầu tư về kinh tế và môi trường kinh doanh Việt Nam trong năm 2024.

Ý kiến - 13/02/2024 14:22

HoREA đề nghị tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng xử lý 'nợ xấu' là bất động sản

HoREA đề nghị tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng xử lý 'nợ xấu' là bất động sản

Hiệp hội bất động sản TP.HCM đề nghị sửa đổi quy định về chuyển nhượng tài sản bảo đảm, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng xử lý nợ xấu. Bởi, nhiều dự án bất động sản là tài sản bảo đảm nhưng chủ đầu tư chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai.

Ý kiến - 17/01/2024 08:13

Khai trương toà căn hộ hàng hiệu Marriott Residences đầu tiên tại Việt Nam

Khai trương toà căn hộ hàng hiệu Marriott Residences đầu tiên tại Việt Nam

Sự kiện ra mắt chính thức Tòa Lake - tòa tháp đầu tiên của Grand Marina, Saigon - đánh dấu việc Khu căn hộ hàng hiệu Marriott Residences đầu tiên tại Việt Nam chính thức đi vào hoạt động

Ý kiến - 16/11/2023 10:00

[Café cuối tuần] Bàn quanh câu chuyện về sự tồn tại của chung cư mini

[Café cuối tuần] Bàn quanh câu chuyện về sự tồn tại của chung cư mini

Chung cư mini tại các đô thị lớn là một vấn đề phức tạp, không chỉ là một khoảng trống mênh mông về pháp luật và thực thi mà còn rất nhiều vấn đề xã hội cần được các nhà hoạch định chính sách xem xét thấu đáo.

Ý kiến - 30/09/2023 10:23

Tập đoàn PC1 nặng gánh nợ vay

Tập đoàn PC1 nặng gánh nợ vay

Chi phí tài chính ngày càng gia tăng từ 2022 đến nay đang bào mòn dần lợi nhuận của doanh nghiệp. Tổng nợ vay của PC1 tại thời điểm 30/6 là 10.547 tỷ đồng, tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu 1,49.

Ý kiến - 14/09/2023 13:44

Hé mở 'ông chủ' sân golf Tân Thái

Hé mở 'ông chủ' sân golf Tân Thái

Golf Tân Thái (tiền thân là CTCP Golf Thái Nguyên) được thành lập vào tháng 2/2022 với 3 cổ đông sáng lập gồm CTCP BCD Group (51%), ông Chu Quốc Công (25%) và ông Nguyễn Hồng Quân (24%).

Tài chính - 01/06/2023 06:50

Khánh thành đường bao biển Hạ Long-Cẩm Phả

Khánh thành đường bao biển Hạ Long-Cẩm Phả

Quảng Ninh đã tổ chức khánh thành và đưa vào khai thác dự án đường bao biển Hạ Long-Cẩm Phả (Giai đoạn 2) phục vụ nhu cầu đi lại của người dân và du khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.

Ý kiến - 30/04/2023 14:28

[Gặp gỡ thứ Tư] Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự: Tổ chức cho vay tài chính chưa làm tròn trách nhiệm

[Gặp gỡ thứ Tư] Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự: Tổ chức cho vay tài chính chưa làm tròn trách nhiệm

Theo Trung tướng Trần Ngọc Hà, có những tổ chức thực hiện hoạt động cho vay tiêu dùng nhưng không rõ người vay ở đâu, sử dụng tiền vay vào mục đích gì và có khả năng chi trả hay không, rồi sử dụng nhiều biện pháp thu hồi nợ, đòi nợ trái pháp luật.

Pháp luật - 19/04/2023 08:06

'Doanh nghiệp càng lớn, thanh, kiểm tra càng nhiều'

'Doanh nghiệp càng lớn, thanh, kiểm tra càng nhiều'

Trên đây là ý kiến của ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký, Trưởng ban pháp chế VCCI nêu ra tại Diễn đàn Tái định vị doanh nghiệp để phát triển bền vững. Điều này là trái ngược với các quy luật kinh tế, làm nhụt chí của doanh nghiệp.

Sự kiện - 24/03/2023 06:03

Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội triển khai chậm do địa phương không sát thực tiễn

Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội triển khai chậm do địa phương không sát thực tiễn

Số vốn còn lại của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội hiện chưa phân bổ, giao cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương là 28.862 tỉ đồng và khó có thể giải ngân hết trong năm nay.

Ý kiến - 13/02/2023 14:18

Đánh giá xếp loại cán bộ cuối năm: Đừng để 'cả làng' đều vui

Đánh giá xếp loại cán bộ cuối năm: Đừng để 'cả làng' đều vui

Đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức hàng năm phải đảm bảo khách quan, công bằng, chính xác không nể nang, trù dập, thiên vị.

Ý kiến - 24/12/2022 07:10

'Khoảng trống' chính sách gây nhiều trở ngại cho nhà đầu tư điện gió, điện mặt trời

'Khoảng trống' chính sách gây nhiều trở ngại cho nhà đầu tư điện gió, điện mặt trời

"Khoảng trống" về việc ban hành chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển đối điện mặt trời, điện gió đã và đang gây ra nhiều khó khăn trở ngại cho các nhà đầu tư dành nhiều nguồn lực cho mua sắm, xây dựng, lắp đặt mà vẫn không kịp hưởng giá FIT.

Ý kiến - 18/11/2022 10:44