Đầu tư tàu sân bay trực thăng phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển

Nhàđầutư
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt đóng 2 tàu mới, hiện đại nhằm tăng cường công tác tìm kiếm cứu nạn (TKCN) trên biển. Những chiếc tàu này sẽ chịu sóng gió cấp 9, có sân bay trực thăng, có công nghệ phòng cháy chữa cháy cao…
NHÂN HÀ
10, Tháng 04, 2018 | 19:51

Nhàđầutư
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt đóng 2 tàu mới, hiện đại nhằm tăng cường công tác tìm kiếm cứu nạn (TKCN) trên biển. Những chiếc tàu này sẽ chịu sóng gió cấp 9, có sân bay trực thăng, có công nghệ phòng cháy chữa cháy cao…

gdvn_2-0058

Ảnh minh họa 

Tổng giám đốc Trung tâm tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam (VNMRCC) Nguyễn Anh Vũ cho biết, VNMRCC được giao nhiệm vụ chủ trì phối hợp hoạt động tìm kiếm, cứu nạn trên vùng biển Việt Nam lên tới hơn 3.260km, với diện tích mặt biển hơn 1 triệu km2 bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Để thực hiện nhiệm vụ được giao trên phạm vi rộng lớn đối với một đơn vị nhỏ bé như trung tâm là rất khó khăn.

Ông Nguyễn Anh Vũ cũng cho biết: Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện chúng ta có khoảng 130.000 tàu cá, hàng nghìn tàu biển, tàu chở khách du lịch, chở khách từ bờ ra đảo, tàu biển quốc tế chạy qua, giàn khoan... Bên cạnh đó, là lượng tàu chạy sông pha biển tăng đột biến trong thời gian gần đây, vì thế, nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn trên biển ngày càng nặng nề.

Trong 21 năm qua, VNMRCC đã xử lý 2.615 vụ báo nạn (trung bình hàng năm, VNMRCC thu nhận và xử lý từ 300 - 500 thông tin báo nạn); hỗ trợ và cứu được 9.689 người, trong đó có 921 người nước ngoài; hỗ trợ và cứu được 921 tàu, trong đó có 74 tàu nước ngoài.Năm 2016, VNMRCC cứu được 932 người. Năm 2017, tính đến ngày 10/4, VNMRCC đã cứu và hỗ trợ được gần 1.000 người bị nạn trên biển. Tuy nhiên, theo ông Vũ, việc TKCN trên biển còn gặp nhiều khó khăn khi cơ sở vật chất khá nghèn nàn: “Hiện trung tâm có 7 chiếc tàu cứu hộ, các tàu này đã sử dụng trên 16 năm và đa phần là các tàu nhỏ. Tàu lớn nhất là tàu SAR 411, cũng chỉ chịu được sóng gió cấp 7, tốc độ 26 hải lý/giờ. Vì thế, việc nâng cấp đóng tàu mới để tăng cường công tác TKCN trên biển là rất cấp thiết”, ông Vũ nói.

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý đóng 2 tàu cứu nạn mới, hiện đại, trong đó, các bộ thống nhất  sử dụng phí đảm bảo hàng hải vượt thu 860 tỉ đồng từ năm 2016 trở về trước để đóng 1 tàu và 1 tàu từ phí ngân sách.

Hiện các thủ tục đóng tàu đã hoàn thành, Cục hàng hải sẽ đấu thầu lựa chọn nhà thầu đóng tàu.

Theo ông Nguyễn Anh Vũ, những chiếc tàu mới này là mong mỏi rất lớn từ những người “bám biển” như cán bộ trung tâm TKCN và cả bà con ngư dân. Bởi có tàu lớn, hiện đại sẽ đi xa hơn, cứu được nhiều người hơn. “Đây là những chiếc tàu lớn nhất từ trước đến nay được trang bị hiện đại nhằm tăng cường TKCN trên biển. Đặc biệt tàu có sân đỗ cho trực thăng riêng sẵn sàng cứu trợ trong những trường hợp khẩn cấp (bay đưa thẳng vào đất liền). Tàu có thể chịu được sóng, gió mùa lên đến cấp 8, cấp 9 (thay vì cấp 5-6 như hiện nay).

Ngoài ra, tàu lớn nên sẽ cứu được nhiều người hơn, có thể hoạt động dài ngày trên biển mà không cần tiếp nhiên liệu (gần chục lần so với hiện tại), cùng đó, sẽ trang thiết bị cứu hoả trong trường hợp tàu dầu bị cháy… Để hoạt động, chiếc tàu có khoảng 27 cán bộ, nhưng hiệu quả sẽ rất lớn trong công tác TKCN.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ