Dầu thế giới 'rơi tự do', giá xăng dầu trong nước vẫn 'neo' cao, vì sao?
Trước diễn biến rơi tự do của giá dầu thế giới, nhiều ý kiến đặt vấn đề tại sao giá xăng dầu trong nước chỉ giảm nhỏ giọt, cùng với đó là câu hỏi liệu sự tồn tại của quỹ bình ổn giá xăng dầu có thật sự cần thiết?
Một trong những so sánh đáng chú ý về diễn biến giá xăng dầu thế giới và Việt Nam trong tuần qua là giá dầu thế giới đã giảm về sát mốc 20 USD/thùng, bằng với thời điểm giá xăng dầu trong nước chỉ khoảng 5-6.000 đồng/lít. Nhưng cho đến thời điểm hiện tại giá xăng dầu trong nước vẫn đang "neo" cao ở mức 16.000 đồng/lít. Như vậy có bất hợp lý?
Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với ông Ngô Trí Long, chuyên gia tài chính về vấn đề này.
Theo đó, ông Long cho rằng, so sánh như vậy là khập khiễng, không đúng về bản chất.
Ông Long phân tích, giá xăng dầu trong nước phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, như tỷ giá, lạm phát và các chính sách tài chính, thuế khoá.

Ông Ngô Trí Long, chuyên gia Tài chính
"Chúng ta phải thấy tỷ giá, lạm phát ở thời điểm này và thời điểm trước kia rất khác nhau. Vì thế, không thể đem giá xăng dầu ở thời điểm hiện tại so sánh với mười mấy năm về trước", ông Long nói.
Theo ông Long, về bản chất giá xăng dầu Việt Nam do nhà nước quy định, kinh doanh xăng dầu có sự cạnh tranh nhưng cạnh tranh yếu vì có một nhóm doanh nghiệp nắm giữ vị trí thống lĩnh trên thị trường. Giá xăng dầu trong nước có phụ thuộc vào giá thế giới, nhưng mỗi quốc gia lại có chính sách tài chính, thuế, phí khác nhau với mặt hàng này.
"Vì thế không thể so sánh một cách cơ học là giá thế giới giảm bao nhiêu thì trong nước cũng phải giảm bấy nhiêu. Giá xăng dầu trong nước đã có cả một tổ tư vấn để tính toán đưa ra mức giá bao nhiêu thì hợp lý, chứ không thể nói theo cảm tính bao nhiêu là đủ, bao nhiêu là đúng được", ông Long nhận định.
Đồng quan điểm với ông Long, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho hay, với quy định tại Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu, Việt Nam điều hành giá xăng dầu theo chu kỳ 15 ngày.
"Ngoài độ trễ điều hành giá theo bình quân 15 ngày, nhà điều hành cũng phải tính tới kịch bản để có dư địa cho kỳ điều hành tiếp theo nếu giá dầu bật tăng trở lại", ông Đông nói.
Quỹ bình ổn giá xăng dầu, nên bỏ hay giữ?
Trong lúc cuộc chiến giá dầu năm 2020 còn chưa có hồi kết, đa số người tiêu dùng sẽ thấy khó hài lòng với việc giá xăng dầu thế giới rơi tự do (đã mất hơn 30%) trong khi đó, giá xăng dầu trong nước chỉ giảm nhỏ giọt. Câu hỏi có nên tiếp tục giữ quỹ bình ổn giá xăng dầu hay không đã được đặt ra khi chênh lệch giá xăng dầu trong nước thời điểm hiện tại đã được bình ổn qua quỹ này?
Ngày 15/3, liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định giảm mạnh giá xăng dầu. Mỗi lít xăng E5RON92 giảm 2.290 đồng; xăng RON95 hạ 2.315 đồng. Các mặt hàng dầu cũng đồng loạt giảm 1.353 - 1.830 đồng, tuỳ loại. Sau điều chỉnh xăng E5 RON92 ở mức 16.050 đồng một lít, xăng RON95 là 16.810 đồng, mức giá thấp nhất kể từ tháng 7/2017.
Theo một số doanh nghiệp, với mức giá kể trên, mỗi lít xăng E5 RON92 được nhà điều hành trích 200 đồng vào Quỹ bình ổn, mức trích với xăng RON95 là 800 đồng. Nói cách khác, nếu không trích Quỹ, giá hai mặt hàng xăng này sẽ hạ thêm lần lượt 200 đồng và 800 đồng mỗi lít. Tuy nhiên, xung quanh câu hỏi nên bỏ hay giữ quỹ bình ổn giá xăng dầu, vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều.
Theo ý kiến của nhiều doanh nghiệp đang chịu tác động lớn từ biến động giá xăng dầu thì bản chất của quỹ bình ổn là đang lấy tiền của chính người mua xăng dầu để bình ổn giá cho người mua xăng dầu. Cùng với đó, việc duy trì quỹ này là động thái can thiệp quá sâu vào hoạt động của doanh nghiệp và thị trường.
Hay có ý kiến hoài nghi rằng, liệu cơ quan chức năng có kiểm soát chặt chẽ quỹ bình ổn xăng dầu, vì việc sử dụng quỹ này trong thực tế chưa được công khai, minh bạch.
Ngược chiều với ý kiến của các doanh nghiệp, đại diện cơ quan quản lý cho rằng, sự tồn tại của quỹ là cần thiết. Ông Nguyễn Anh Tuấn, cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính khẳng định trong bối cảnh Nhà nước vẫn điều hành giá xăng dầu, tức là quy định giá cơ sở đối với mặt hàng này thì nên giữ quỹ bình ổn giá xăng dầu.
"Còn giá cơ sở xăng dầu, quỹ bình ổn giá vẫn còn tồn tại, đây là công cụ điều tiết giá xăng dầu mỗi khi thị trường có biến động", ông Tuấn nói.
Bộ Tài chính cũng cho rằng, cần quỹ bình ổn xăng dầu để tránh cú sốc cho thị trường để cân đối giữa điều hành vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Quỹ này chỉ có thể bỏ nếu bỏ cả thời hạn điều chỉnh giá (15 ngày) như hiện nay, để giá xăng dầu biến động hàng ngày.
Ông Ngô Trí Long cũng cho rằng khi Nhà nước điều hành giá xăng dầu, vẫn phải giữ lại quỹ bình ổn giá xăng dầu. Bởi khi giá thế giới có biến động, nếu không có quỹ này, giá xăng dầu trong nước sẽ tăng cao, gây áp lực rất lớn lên lạm phát.
- Cùng chuyên mục
Có nên ‘lăn chốt’ nhận quyền mua trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu?
Không chỉ CII mà có thêm TTC AgriS muốn chào bán trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu cho cổ đông. Mức lợi suất lý thuyết TTC AgriS đưa ra đến gần 30% sau 1 năm.
Tài chính - 26/03/2025 13:20
SHS muốn nâng vốn điều lệ vượt 17.000 tỷ đồng
SHS cho biết đây là bước đi chiến lược giúp công ty nâng cao năng lực tài chính, mở rộng quy mô hoạt động và củng cố vị thế trên thị trường chứng khoán.
Tài chính - 26/03/2025 10:53
Sếp VCBF: Dòng tiền vào quỹ giúp thị trường chứng khoán ổn định hơn
Ông Nguyễn Duy Anh, Giám đốc Quản lý Danh mục đầu tư, Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank (VCBF) cho biết dòng tiền đi vào các quỹ thường là đầu tư dài hạn nên sẽ góp phần giúp thị trường chứng khoán ổn định hơn và không có những pha biến động quá mạnh.
Tài chính - 26/03/2025 08:13
Áp lực thu xếp vốn đè nặng lên CII
Chủ trương phát triển hạ tầng mang đến cơ hội đầu tư rất lớn cho CII. Song, áp lực thu xếp vốn không nhỏ khi quy mô dự án lên đến hàng tỷ USD.
Tài chính - 25/03/2025 14:42
Gelex Electric báo lãi quý I gấp 3 cùng kỳ, muốn phát triển mạnh thị trường quốc tế
Ban lãnh đạo Gelex Electric hé lộ kế hoạch phát triển thị trường quốc tế đầy tham vọng.
Tài chính - 25/03/2025 12:58
Dòng tiền đang 'chảy' vào nhóm ngành nào?
Ông Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích, CTCP Chứng khoán BIDV (BSC) cho biết trong 3 tháng qua, dòng tiền trên thị trường chứng khoán đã có xu hướng vào mạnh một số nhóm ngành như nhóm khoáng sản, vật liệu xây dựng, ngân hàng, tài chính.
Tài chính - 25/03/2025 10:11
HSBC thu xếp giao dịch bảo lãnh khoản vay không ràng buộc 40 triệu USD cho Hạ tầng GELEX
Đây là lần thứ hai HSBC thu xếp giao dịch bảo lãnh khoản vay không ràng buộc của SACE cho một doanh nghiệp Việt Nam.
Tài chính - 25/03/2025 09:58
Quý I/2025, GELEX Electric lãi khủng, tăng 215% so với cùng kỳ
CTCP Điện lực GELEX - GELEX Electric (Mã: GEE) tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh trong quý 1/2025 với động lực chính đến từ hoạt động kinh doanh lõi, trong đó, CTCP Dây cáp điện Việt Nam CADIVI có vai trò chủ lực.
Tài chính - 25/03/2025 09:55
Thấy gì từ kế hoạch lợi nhuận của các công ty chứng khoán?
Đánh giá thị trường chứng khoán có diễn biến tích cực trong năm 2025, nhiều công ty chứng khoán đã đặt kế hoạch lợi nhuận hàng ngàn tỷ đồng. Nếu thực hiện thành công, nhiều đơn vị sẽ có mức lãi cao nhất trong lịch sử hoạt động.
Tài chính - 25/03/2025 06:52
Tín dụng tăng 1,24% sau 2,5 tháng đầu năm
Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà cho biết, đến 12/3, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt 1,24%. Mức tăng trưởng này còn cách khá xa so với mục tiêu 16%, thậm chí 20% của năm 2025.
Tài chính - 24/03/2025 17:14
Phát Đạt lên tiếng về cổ phiếu bị thao túng giá
Phát Đạt cho biết ban lãnh đạo công ty không có liên quan gì tới các hoạt động thao túng giá cổ phiếu PDR. Hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra theo kế hoạch.
Tài chính - 24/03/2025 13:38
Giá vàng trụ vững mức 3.000 USD/ounce
Giá vàng thế giới trụ vững ở mức 3.000 USD/ounce. Giá vàng trong nước đứng ở mức 94,4 - 97,4 triệu đồng/lượng (mua - bán).
Tài chính - 24/03/2025 10:17
'Quan sát vùng hỗ trợ VN-Index tại 1.300-1.320 điểm'
Nhịp điều chỉnh ngắn hạn của VN-Index được xem là cơ hội tích lũy cổ phiếu với giá vốn tốt, đặc biệt ở các nhóm ngành nhiều triển vọng như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản nhà ở, điện và đầu tư công.
Tài chính - 24/03/2025 06:45
TTC AgriS chuẩn bị phát hành gần 500 tỷ trái phiếu chuyển đổi
TTC AgriS phát hành gần 500 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 1 năm lãi 9,5%/năm, có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông. Mục tiêu phát hành là để thanh toán nợ vay.
Tài chính - 23/03/2025 17:11
FPT lãi gần 1.900 tỷ đồng sau 2 tháng
Với lợi nhuận trước thuế đạt 1.885 tỷ đồng sau 2 tháng đầu năm, Công ty cổ phần FPT đã thực hiện được 14% kế hoạch đề ra.
Tài chính - 22/03/2025 09:55
Loạt cổ phiếu ‘vượt đỉnh’ trong tuần VN-Index điều chỉnh
Dù VN-Index điều chỉnh nhẹ trong tuần giao dịch 17/3-21/3, song nhiều cái tên đáng chú ý vẫn tăng điểm tốt và ‘vượt đỉnh’ 50 phiên gần nhất như: VND, VIC, VHM…
Tài chính - 22/03/2025 06:45
- Đọc nhiều
-
1
Thủ tướng dự khánh thành đập dâng 'hình chiếc lá' 738 tỷ ở Bình Định
-
2
Loạt cổ phiếu ‘vượt đỉnh’ trong tuần VN-Index điều chỉnh
-
3
Đón ‘sóng’ nâng hạng, loạt công ty chứng khoán đặt mục tiêu tăng vốn trong năm 2025
-
4
FPT lãi gần 1.900 tỷ đồng sau 2 tháng
-
5
'Bơm' tiền vào nền kinh tế, bất động sản liệu có 'nhảy múa'?
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 4 day ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago