Đại phẫu đường sắt và cuộc cách mạng 'thay máu'

LÊ HỮU VIỆT
07:10 28/12/2019

Sau 20 năm tái cơ cấu, chia tách các đơn vị thành các công ty độc lập, cổ phần hóa để tạo thị trường cạnh tranh, VNR đã xin Thủ tướng sắp xếp lại. Trọng tâm của đề xuất là sáp nhập Cty Vận tải Hành khách Đường sắt Sài Gòn và Hà Nội vào làm 1, sau 2 thập kỷ chia tách.

duong_sat_3_zoho

Đường sắt phải thay mới hàng nghìn toa tàu, đầu máy trong 5 năm tới do hết niên hạn sử dụng Ảnh: Phạm Thanh

Chỉ trong 5 năm tới, gần một nửa số toa tàu, và hàng chục đầu máy của đường sắt Việt Nam sẽ phải thay mới. Cùng với cơ cấu, sắp xếp bộ máy, các doanh nghiệp thành viên, đây sẽ là cuộc “đại phẫu” lớn nhất ngành đường sắt có tuổi đời hơn 130 năm của Việt Nam.

Hợp tác thuê và nhận lại đoàn tàu

Với Luật Đường sắt có hiệu lực từ năm 2018, đầu máy, toa tàu đều có niên hạn sử dụng. Theo đó, tới năm 2025, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) sẽ phải thanh lý gần 50% số đầu máy và toa xe hiện có do quá niên hạn.

Trao đổi với Tiền Phong, Chủ tịch HĐTV VNR Vũ Anh Minh cho biết, sau nhiều năm ít đầu tư mới, nay phải làm theo quy định, giảm chi phí khai thác, tăng chất lượng để cạnh tranh với các loại hình phương tiện khác. VNR đã phối hợp với một đối tác Trung Quốc để đầu tư, chuyển giao công nghệ đóng mới đầu máy và toa tàu, giúp “thay máu” phương tiện đường sắt.

Hiện VNR đã ký hợp đồng và đóng thí điểm. Dự kiến, 2 toa thí điểm sẽ được đưa vào vận hành thử trong dịp Tết Nguyên đán năm nay. Sau đó, từ 1/4/2020, đoàn tàu mới theo hợp đồng này với 13 toa sẽ chạy thử trong thời gian 6 tháng (gồm 6 toa ghế ngồi, 5 toa giường nằm, 1 toa dịch vụ và 1 toa phát điện). Kết thúc thời gian chạy thử, VNR sẽ đánh giá, đàm phán để ký hợp đồng thuê lại đoàn tàu đó và tính toán số lượng các đoàn tàu mới tiếp theo.

“Toàn bộ chi phí đóng mới, chuyển giao thiết kế, công nghệ, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng lớn sẽ do đối tác chi trả. Chúng tôi sẽ thuê lại đoàn tàu để khai thác. Sau thời gian thuê từ 10-12 năm, đối tác sẽ chuyển giao toàn bộ đoàn tàu cho VNR sở hữu, sử dụng. Đây là cách thức đầu tư kết hợp giữa bán - thuê lại của hàng không và cho thuê tài chính của hàng hải”, ông Minh nói. Dự kiến, trong thời gian 3-5 năm tới, đường sắt sẽ có khoảng 50 đoàn tàu mới theo hợp đồng này.

Theo VNR, cách thức hợp tác trên giúp giảm chi phí cho đường sắt so với tự sắm mới. Nếu tự đầu tư, riêng chi phí vốn đã mất thêm 10% mỗi năm để trả lãi, chưa kể khó khăn về huy động vốn trong nước, tiết kiệm chi phí sửa chữa, bảo dưỡng vì suốt thời gian thuê nhà đầu tư phải trả chi phí này. Hơn nữa, đối tác sẽ phải đầu tư làm phương tiện tốt, để không phải mất nhiều tiền cho sửa chữa. Ông Minh tính toán, để mua mới 1 đoàn tàu hết 340 tỷ đồng (300 tỷ đồng mua và 40 tỷ đồng bảo dưỡng suốt vòng đời). Trong khi theo phương thức thuê như trên, đường sắt chỉ mất khoảng 300 tỷ đồng thuê trong 10-12 năm, sau đó vẫn được sở hữu đoàn tàu, lại không phải đi huy động vốn.

Điều quan trọng, theo lãnh đạo VNR, trong hợp đồng với đối tác đã yêu cầu họ phải chuyển giao thiết kế, công nghệ và thuê nhà máy xe lửa Gia Lâm (Hà Nội), Dĩ An (Bình Dương) thực hiện đóng mới. Nhờ đó, 2 nhà máy này có thể tiếp nhận được thiết kế, công nghệ để tiến tới tự chủ, tự đóng mới được đầu máy, toa xe.

Điểm nhấn của công nghệ đoàn tàu mới là cự ly hãm (phanh) được rút ngắn từ 800m hiện nay xuống khoảng 450m, giúp hạn chế va chạm trong bối cảnh đường sắt có nhiều điểm giao cắt. Ngoài ra, ghế có thể xoay 180 độ; kiểm soát nhiệt độ theo từng toa; nhà vệ sinh sử dụng công nghệ hút chân không như của tàu bay, nên giảm mùi, không thải ra dọc đường...

Buộc phải thay đổi

Hiện đường sắt Việt Nam được xếp vào diện “cổ” nhất thế giới, khi vẫn chỉ đường đơn, khổ ray 1.000mm, trong khi các nước đã chuyển sang đường đôi, khổ ray tiêu chuẩn 1.435mm. Với tuyến đường sắt hiện hữu, thị phần vận tải của ngành này giảm dần đều từng năm. Năm 1995, đường sắt chiếm khoảng 20% thị phần vận tải, tới hết năm 2018 con số này giảm còn chưa tới 1%. Ngoài ra, đường sắt còn đối mặt với nguy cơ bị cho ra rìa các đô thị, để lấy đất tại các nhà ga cho mục đích khác. Hiện đã có đề xuất di dời nhà ga Đà Nẵng, Nha Trang, Hà Nội...

Dù lợi thế của đường sắt là vận chuyển hàng hóa, nhưng với đường sắt Việt Nam đoạn Đà Nẵng - TPHCM tải trọng tối đa chỉ 3,6 tấn/mét đường ray. Đầu máy có thể kéo 25 toa, nhưng vì hạn chế hạ tầng nên mỗi đoàn tàu chỉ được tối đa 19 toa. Với 7.000 tỷ đồng Quốc hội bố trí năm 2018 để nâng cao năng lực vận tải tuyến Bắc - Nam, đường sắt kỳ vọng khi hoàn thành có thể tăng năng lực vận tải hàng hóa lên 1,5-1,6 lần hiện nay. Kết hợp với đó là đầu tư đoạn đường sắt kết nối với cảng Hải Phòng và cụm cảng Cái Mép- Thị Vải.

GS.TS Đặng Đình Đào, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển (ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội) đánh giá, đường sắt tụt hậu do nhận thức về vai trò, lợi thế của đường sắt chưa đầy đủ. Nhận thức ở đây bao gồm cơ quan quản lý nhà nước, quản lý ngành, các địa phương và cả doanh nghiệp. Từ đó dẫn tới đường sắt “bị bỏ quên”, không được đầu tư, nâng cấp trong suốt thời gian dài từ thời kỳ đổi mới tới nay.

Đặc biệt, đường sắt được bao cấp, độc quyền quá lâu nên tự đóng mình, không phải chịu sức ép cạnh tranh, sức ép hiệu quả kinh doanh. Thay vì đầu tư kết nối với các đầu mối vận tải khác, đường sắt còn bỏ đoạn kết nối với cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn, dẫn tới không thể khai thác hiệu quả tuyến đường sắt Bắc - Nam. “Vốn đầu tư đã ít, cách làm ăn ngược với triết lý logistics, làm cho đường sắt Việt Nam đi từ hiện đại đến lạc hậu”, ông Đào nhấn mạnh.

VNR hiện quản lý 282 đầu máy tàu, nhưng chỉ có 267 đầu máy đang khai thác (dừng khai thác 15 đầu máy), với 14 chủng loại khác nhau xuất xứ: Đức, Ý, Ấn Độ, Tiệp Khắc, Rumania, Trung Quốc... Trong đó, 45 đầu máy từ 40 tuổi trở lên cần thay thế, và tiến tới thống nhất về 2-3 chủng loại để giảm nhân lực. VNR đang đầu tư 32 đầu máy mới, với số vốn hơn 2.100 tỷ đồng. Về toa tàu, giai đoạn tới năm 2025, đường sắt phải thay mới khoảng 1.400/4.000 toa hàng, thay mới 600/1.000 toa khách do hết niên hạn sử dụng.

(Theo Tiền Phong)

  • Cùng chuyên mục
Bí thư Hà Nội: Phát triển kinh tế từ thực tiễn, tạo động lực mới

Bí thư Hà Nội: Phát triển kinh tế từ thực tiễn, tạo động lực mới

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài yêu cầu thành phố phát triển kinh tế từ thực tiễn, lợi thế, tiềm năng của từng địa phương để đi đúng hướng, bền vững, tạo động lực mới, thành quả mới.

Sự kiện - 15/07/2025 16:03

Marubeni muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Marubeni muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam

"Tập đoàn Marubeni (Nhật Bản) coi Việt Nam là thị trường rất quan trọng về chiến lược và đang có kế hoạch mở rộng hoạt động đầu tư chất lượng cao tại đây", ông Masayuki Omoto, Tổng giám đốc Tập đoàn Marubeni cho biết.

Sự kiện - 15/07/2025 09:59

Hà Nội có tân Phó Trưởng ban Tổ chức Thành ủy

Hà Nội có tân Phó Trưởng ban Tổ chức Thành ủy

Ông Lê Trung Kiên, nguyên Bí thư huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Đông Anh được phân công, bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội.

Sự kiện - 15/07/2025 08:53

Cấm xe máy xăng từ Vành đai 1: Phép thử với Hà Nội

Cấm xe máy xăng từ Vành đai 1: Phép thử với Hà Nội

Việc cấm xe máy chạy xăng tại Vành đai 1 từ 1/7/2026 là phép thử lớn với Hà Nội trong hành trình chuyển đổi xanh. Tuy nhiên, để chính sách khả thi, thành phố cần đi kèm các chính sách đồng bộ.

Sự kiện - 15/07/2025 07:48

Hà Nội khai mạc giải bóng rổ GMB League 2025

Hà Nội khai mạc giải bóng rổ GMB League 2025

Sáng 14/7, "Giải Bóng rổ Học sinh - Sinh viên: Cúp Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam & MVP Academy" 2025 đã khai mạc tại Cung Thiếu nhi Hà Nội.

Sự kiện - 14/07/2025 20:01

Động lực và 'điểm nghẽn' cần khắc phục để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 2 con số

Động lực và 'điểm nghẽn' cần khắc phục để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 2 con số

Tiếp tục duy trì động lực tăng trưởng hay bổ sung thêm động lực tăng trưởng? Có cần tăng trưởng GDP 2 con số để đạt mục tiêu trở thành nước phát triển và thu nhập cao vào năm 2045? Đâu là "điểm nghẽn" cần tháo gỡ…? Nhadautu.vn đã ghi nhận ý kiến của các chuyên gian về vấn đề đang được quan tâm bàn thảo hiện nay.

Sự kiện - 14/07/2025 15:22

Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ 1.727 tỷ phải hoàn thành năm 2026

Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ 1.727 tỷ phải hoàn thành năm 2026

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải hoàn thành dự án Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ trong năm 2026. Ngoài ra, các địa phương khu vực ĐBSCL phải củng cố, tăng cường đoàn kết, thống nhất hơn nữa, tăng tốc, bứt phá, thần tốc hơn nữa để vượt qua chính mình, hoàn thành mục tiêu 2025.

Sự kiện - 13/07/2025 16:30

Hà Nội cấm xe máy xăng vào vành đai 1 từ 7/2026: Nhanh chóng hỗ trợ người dân đổi xe

Hà Nội cấm xe máy xăng vào vành đai 1 từ 7/2026: Nhanh chóng hỗ trợ người dân đổi xe

Theo chỉ thị mới của Thủ tướng, Hà Nội sẽ cấm xe máy chạy xăng trong khu vực vành đai 1 từ ngày 1/7/2026. Trước lộ trình này, chuyên gia cho rằng thành phố cần sớm có chính sách hỗ trợ người dân sớm chuyển đổi phương tiện.

Sự kiện - 13/07/2025 09:01

Nới lỏng điều kiện cho nhà đầu tư, doanh nhân nước ngoài nhập tịch Việt Nam

Nới lỏng điều kiện cho nhà đầu tư, doanh nhân nước ngoài nhập tịch Việt Nam

Doanh nhân, nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có hoạt động kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam khi được xác nhận có đóng góp tích cực, lâu dài cho sự phát triển của Việt Nam sẽ được nhập quốc tịch Việt Nam.

Sự kiện - 12/07/2025 17:17

[Cafe Cuối tuần] Việc quan trọng hơn cả kiềm chế giá đất

[Cafe Cuối tuần] Việc quan trọng hơn cả kiềm chế giá đất

Có hiện tượng phổ biến hiện nay là giới đầu tư bất động sản đi "mua gom" đất nông nghiệp để chuyển sang đất thổ cư và "bán" kiếm lời. Trường hợp này, nếu "nới lỏng" việc thu tiền sử dụng đất sẽ dẫn đến trục lợi chính sách. Ngược lại, trường hợp người dân có nhu cầu thật thì cần được hưởng chính sách hài hòa hơn để bảo đảm ổn định đời sống.

Sự kiện - 12/07/2025 09:14

Việt Nam đang cải cách và sẽ cải cách hơn nữa

Việt Nam đang cải cách và sẽ cải cách hơn nữa

Chiều 11/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tiếp, làm việc với đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Sự kiện - 12/07/2025 07:24

Hà Nội sẽ có 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành dịp Quốc khánh

Hà Nội sẽ có 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành dịp Quốc khánh

Hà Nội sẽ lắp đặt hệ thống màn hình LED, loa truyền thanh đáp ứng nhu cầu theo dõi trực tiếp lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành của nhân dân, du khách nhân kỹ niệm dịp Quốc khánh 2/9.

Sự kiện - 11/07/2025 23:48

Tạp chí Nhà đầu tư tiếp tục nâng cao chất lượng thông tin, đồng hành cùng doanh nghiệp

Tạp chí Nhà đầu tư tiếp tục nâng cao chất lượng thông tin, đồng hành cùng doanh nghiệp

Tạp chí sẽ tập trung cải tiến nội dung ấn phẩm in theo hướng thiết thực hơn với doanh nghiệp, nhà đầu tư; tiếp tục nâng cao chất lượng thông tin, nhất là về FDI.

Sự kiện - 11/07/2025 19:20

Gỡ nút thắt, đón cơ hội từ thị trường EFTA

Gỡ nút thắt, đón cơ hội từ thị trường EFTA

Hội nghị đối thoại công - tư tại Đà Nẵng sẽ thông tin về tiềm năng, thách thức của thị trường EFTA (bao gồm Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein) cho cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu.

Sự kiện - 11/07/2025 07:00

Thủ tướng: Quyền sử dụng đất là yếu tố đầu vào quan trọng cho đầu tư phát triển

Thủ tướng: Quyền sử dụng đất là yếu tố đầu vào quan trọng cho đầu tư phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, đất đai là nguồn lực quan trọng phát triển đất nước. Quyền sử dụng đất là yếu tố đầu vào quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

Sự kiện - 10/07/2025 15:12

Thủ tướng: Khởi công giải phóng mặt bằng 2 dự án đường sắt dịp 19/8

Thủ tướng: Khởi công giải phóng mặt bằng 2 dự án đường sắt dịp 19/8

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đồng loạt tổ chức khởi công các dự án giải phóng mặt bằng cho đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng vào 19/8/2025.

Sự kiện - 10/07/2025 13:46