Đại biểu Quốc hội: Có dự án hơn 3 nhiệm kỳ Quốc hội chưa xong

Nhàđầutư
Đại biểu Quốc hội cho biết, dự án đường Trường Sơn Đông của Bộ Quốc phòng là dự án rất quan trọng liên quan đến quốc phòng, anh ninh, đi vào vùng lõi của Tây Nguyên. Tuy nhiên, hơn 3 nhiệm kỳ Quốc hội đến nay vẫn chưa xong do vướng chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.
VŨ PHẠM
30, Tháng 05, 2023 | 13:05

Nhàđầutư
Đại biểu Quốc hội cho biết, dự án đường Trường Sơn Đông của Bộ Quốc phòng là dự án rất quan trọng liên quan đến quốc phòng, anh ninh, đi vào vùng lõi của Tây Nguyên. Tuy nhiên, hơn 3 nhiệm kỳ Quốc hội đến nay vẫn chưa xong do vướng chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.

Sáng 30/5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội thảo luận về quyết định chủ trương đầu tư dự án đường giao thông từ QL27C đến ĐT.656 tỉnh Khánh Hòa - kết nối với Lâm Đồng và Ninh Thuận; việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.

Đa số ý kiến của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đề nhất trí cao, tán thành với việc đầu tư 2 dự án này.

Tuy nhiên, về dự án đường giao thông từ QL27C đến ĐT.656 tỉnh Khánh Hòa - kết nối với Lâm Đồng và Ninh Thuận, các ĐBQH băn khoăn việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng. Bởi, dự án sẽ chiếm dụng 75,58 ha đất rừng (tổng số đất chiếm dụng gần 129 ha) trong khi hiện nay thủ tục chuyển đổi còn gặp vướng mắc.

trinh-xuan-an

Đại biểu Trịnh Xuân An, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai. Ảnh: Quốc hội.

Đại biểu Trịnh Xuân An, đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai cho biết, dự án phải đưa ra Quốc hội thảo luận là liên quan trực tiếp đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng. Song, việc trồng rừng thay thế ra sao? Bởi không chỉ dự án này mà có nhiều dự án khác cũng vướng thủ tục chuyển đổi, ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng, hiệu quả công trình.

Đại biểu dẫn chứng, có một dự án tương đồng với dự án nêu trên là dự án của Bộ Quốc phòng, dự án đường Trường Sơn Đông. Đây là dự án rất quan trọng liên quan đến quốc phòng, anh ninh, đi vào vùng lõi của Tây Nguyên.

"Chúng ta đã triển khai hơn 3 nhiệm kỳ, gần 20 năm, chưa có dự án nào triển khai trong thời gian lâu như vậy. Và dự án này đang trong tình trạng giống như dự án chúng ta đang thảo thuận ở hội trường bởi liên quan đến chuyển đổi mục đích rừng", đại biểu bày tỏ

Nói thêm về dự án đường Trường Sơn Đông, đại biểu cho biết, một phần diện tích rừng liên quan đến Lâm Đồng, một phần liên quan đến Đắk Lắk, các địa phương, nhân dân dành cảm tình rất lớn cho dự án này nhưng đến nay vẫn vướng thủ tục. Nếu chúng ta cứ loay hoay mãi liệu rằng dự án này đến 4 nhiệm kỳ có xong được không?

Tran-van-tien

Đại biểu Trần Văn Tiến, đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: Quốc hội.

Đồng quan điểm, đại biểu Trần Văn Tiến, đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc cho rằng những dự án liên quan đến đất rừng cần xin ý Quốc hội về chuyển đổi mục đích, sau đó giao cho Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

Còn đại biểu Nguyễn Lâm Thành, đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên lưu ý, tuyến đường đi sát vào khu bảo tồn quốc gia, nên cần đặt biệt chú ý đến công tác bảo tồn, phải có phương án thi công cụ thể, có phương án phục hồi, trồng rừng thay thế. Đồng thời ần mở rộng diện tích khu bảo tồn ở phạm vi xung quanh để bù lại diện tích rừng thay vì trồng lại lẻ tẻ ở nhiều xã, hay ở đất rừng sản xuất.

Giải trình, làm rõ một số ý kiến của ĐBQH về dự án nêu trên, Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, dự án đã được lên kế hoạch từ lâu, cơ bản nhận được sự đồng thuận của các ĐBQH, mang nhiều ý nghĩa về phát triển kinh tế xã hội cũng như ý nghĩa nhân văn sâu sắc, góp phần nâng cao đời sống vùng dân cư tuyến đường đi qua.

Về hướng tuyến, cơ quan soạn thảo đã có nghiên cứu kỹ lưỡng để phù hợp cảnh quan môi trường, đảm bảo ảnh hưởng, tác động ít nhất đến môi trường sinh thái, đảm bảo chức năng phòng hộ đầu nguồn của rừng trong khu vực, có phương án trồng rừng thay thế hợp lý đúng quy định. Đối với việc giải phóng mặt bằng, cơ quan hữu quan đã có rà soát kỹ lưỡng, đảm bảo công khai, minh bạch, ổn định được đời sống người dân, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.

Về cơ chế đặc thù áp dụng cho dự án, cơ quan soạn thảo, thẩm tra sẽ tiếp thu ý kiến các đại biểu, rà soát lại kỹ càng, đảm bảo quản lý chặt chẽ, tiết giảm quy trình thủ tục.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ