Đại biểu Quốc hội: Quá muộn để sản xuất vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam

Nhàđầutư
Thay vì nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam, đại biểu Quốc hội cho rằng cần tìm mua loại vaccine tốt hơn với giá cả hợp lý, đủ để tiêm phòng cho người dân.
VŨ PHẠM
29, Tháng 05, 2023 | 13:18

Nhàđầutư
Thay vì nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam, đại biểu Quốc hội cho rằng cần tìm mua loại vaccine tốt hơn với giá cả hợp lý, đủ để tiêm phòng cho người dân.

Sáng 29/5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng.

Qua giám sát cho thấy, công tác quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán các nguồn lực phục vụ cho công tác phòng, chống dịch cơ bản thực hiện đúng chủ trương, chính sách đã ban hành.

nguyen-thuy-anh

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh. Ảnh: Quốc hội

Tuy nhiên, Đoàn Giám sát cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, như: Việc quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán kinh phí phòng, chống dịch từ ngân sách nhà nước trong và sau giai đoạn cao điểm phòng, chống dịch còn chậm trễ, phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc nhưng chưa được giải quyết kịp thời, dứt điểm; đã có những sai phạm nghiêm trọng trong huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phòng, chống dịch...

Trong phiên sáng, phần lớn các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) bày tỏ đồng tình với Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội. Song, các ĐBQH cũng nêu ra những tồn tại, bất cập cần được bổ sung, khắc phục kịp thời trong thời gian tới.

Đề nghị ngừng nghiên cứu, sản xuất vaccine COVID-19

Đại biểu Nguyễn Anh Trí, Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội cho biết, công tác phòng, chống đại dịch COVID -19, Việt Nam là một trong những quốc gia đã khống chế thành công nhất đại dịch. Trong đó, chiến lược ngoại giao vaccine rất tốt, rất nhanh và rất thành công, đã có đủ, kịp thời và có ngay để tiêm phòng cho nhân dân.

nguyen-anh-tri

Đại biểu Nguyễn Anh Trí, đoàn ĐBQH TP. Hà Nội. Ảnh: Quốc hội

Tuy nhiên, đại biểu đề nghị ngừng nghiên cứu sản xuất vaccine phòng COVID-19 Việt Nam, vì đã quá muộn. Thay vì nghiên cứu sản xuất loại vaccine này cần tìm mua loại vaccine tốt, với giá cả hợp lý và đủ để tiêm phòng.

Ghi nhận báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội, đại biểu cũng đề nghị các cơ quan chức năng thanh quyết toán kinh phí phòng, chống dịch cho các lực lượng, các địa phương, các đơn vị; làm tốt hơn nữa công tác biểu dương, khen thưởng cho các đơn vị, cá nhân tham gia phòng chống dịch.

Theo vị ĐQBH đoàn TP. Hà Nội, trong công tác phòng, chống dịch đã có những sai phạm nghiêm trọng, thậm chí có những sai phạm xảy ra trong những lĩnh vực rất ít có sai phạm như nghiên cứu khoa học, nghiệm thu, chuyển giao công nghệ. Đại biểu đồng tình với quan điểm, tham ô, tham nhũng trong hoạt động phòng, chống cần xử lý thật nghiêm khắc nhưng cũng cần xem xét thật có lý, có tình thật công bằng với những ai nhưng không phải vụ lợi mà vì để kịp thời chống dịch nhằm lợi ích của cộng đồng theo đúng tinh thần chỉ đạo của Đảng, Quốc hội.

Một số vaccine trong chương trình tiêm chủng đã hết

Tham gia ý kiến, Đại biểu Lò Thị Luyến, Đoàn ĐBQH tỉnh Điện Biên cho biết, theo báo cáo của các địa phương, một số vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng đã hết.

Tính đến tháng 7/2023, các địa phương sẽ không còn vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Như vậy, nguy cơ bùng phát một số dịch bệnh đã kiểm soát và khống chế được đang hiện hữu; kết quả to lớn của chương trình tiêm chủng mở rộng hơn 40 năm qua là có thể bị phá vỡ. Nguyên nhân thiếu vaccine có nhiều nhưng cơ bản nhất vẫn là vướng mắc trong khâu mua sắm.

Theo đại biểu, qua theo dõi Bộ Y tế đã tham trình Chính phủ, theo đó, Bộ Y tế sẽ tổ chức đặt hàng đối với vaccine sản xuất trong nước. Khi Bộ Y tế thống nhất giá, các địa phương ký hợp đồng và thanh toán trực tiếp cho nhà cung cấp. Đối với vaccine phải nhập khẩu, Bộ Y tế sẽ đấu thầu tập trung, ký hợp đồng khung với nhà cung ứng trên cơ sở hợp đồng khung thì các địa phương sẽ căn cứ hợp đồng đó để ký hợp đồng cung ứng và trực tiếp thanh toán với nhà cung cấp. Nhưng đây chỉ là giải pháp tình thế để giải quyết vấn đề thiếu vaccine trong năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024.

Để đảm bảo tính ổn định, lâu dài và hiệu quả, đại biểu đề nghị Chính phủ tiếp tục cân đối ngân sách Trung ương và giao cho Bộ Y tế mua, cung ứng vaccine cho địa phương như trước.

quoc-hoi

Quốc hội dành cả ngày để thảo luận về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng. Ảnh: Quốc hội

Y tế cơ sở, y tế dự phòng còn yếu

Đại biểu Dương Văn Phước, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Nam cho rằng, y tế cơ sở, y tế dự phòng dù đã được quan tâm nhưng chưa đủ năng lực để đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân, chưa đáp ứng được yêu cầu phòng chống dịch. Công tác điều hành phối hợp trong công tác phòng chống đại dịch còn bị động, lúng túng. Cơ sở vật chất và nguồn lực trong nhiều năm chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, chưa có chính sách phù hợp đối với cán bộ y tế cấ cơ sở.

Đồng thời, chế độ chính sách cho đối tượng tham gia phòng chống dịch chưa tương xứng, chưa bao quát hết các đối tượng. Việc hỗ trợ người lao động nhất là lao động tự do chịu sự ảnh hưởng của đại dịch chưa kịp thời. Vẫn còn nhiều đối tượng chưa được thụ hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

"Tình hình thiếu thuốc, trang thiết bị vật tư y tế hóa chất xảy ra phổ biến ở các bệnh viện và hầu hết ở các địa phương đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm…", đại biểu nhấn mạnh và đề nghị Quốc hội cần xem xét sớm ban hành Luật Tình trạng khẩn cấp; khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới chính sách, pháp luật, khắc phục bất cập, hoàn thiện hệ thống pháp luật y tế, phòng chống dịch.

Làm rõ hơn, Đại biểu Nguyễn Thành Nam, Đoàn ĐBQH tỉnh Phú Thọ cho biết, tỷ lệ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại y tế cơ sở là khoảng 75% thì tỷ trọng chi khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại tuyến y tế cơ sở đạt 34,5% năm 2022, trong đó tại y tế xã chỉ đạt 1,7%. Điều này cho thấy y tế cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Về y tế dự phòng, đại biểu nêu một số khó khăn, tồn tại, hạn chế, trong đó giai đoạn 2018-2012, tỷ lệ chi cho y tế dự phòng trong tổng chi ngân sách Nhà nước dành cho y tế tuy tăng dần qua các năm nhưng vẫn chưa đạt 30% so với quy định tại Nghị quyết 18 của Quốc hội và Nghị quyết 20 của Ban chấp hành Trung ương đảng, nên không thể đảm bảo thực hiện hiệu quả hoạt động y tế dự phòng nói chung nhất là chương trình trình tiêm chủng mở rộng.

Đại biểu đề nghị tăng cường bảo đảm cho y tế dự phòng đủ 30% ngân sách của ngành y tế theo tinh thần Nghị quyết 20 của Ban Chấp hành Trung ương. Trong đó, đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu ngân sách trung ương hỗ trợ cho các địa phương nhất là các địa phương còn khó khăn về thu ngân sách cho y tế dự phòng nói chung và chương trình tiêm chủng mở rộng nói riêng.

Trước mắt, cần phân bổ ngay gần 5.000 tỷ đồng và có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để giải ngân 14.000 tỷ đồng của chương trình phục hồi đầu tư cho y tế cơ sở, y tế dự phòng để đáp ứng nhiệm vụ đặt ra, đảm bảo tinh thần y tế dự phòng là then chốt, y tế cơ sở là nền tảng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ