Cơ chế đặc thù cho TP.HCM cần khả thi, có trọng tâm và tránh dàn trải

Nhàđầutư
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh cho rằng, chính sách mới cho TP.HCM cần mang tính đột phá, vượt trội theo đúng tinh thần Nghị quyết 24, 31 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 81 của Quốc hội. Nhưng chính sách cần khả thi, có trọng tâm, không dàn trải; tránh lợi dụng chính sách gây thất thoát, lãng phí.
VŨ PHẠM
26, Tháng 05, 2023 | 11:47

Nhàđầutư
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh cho rằng, chính sách mới cho TP.HCM cần mang tính đột phá, vượt trội theo đúng tinh thần Nghị quyết 24, 31 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 81 của Quốc hội. Nhưng chính sách cần khả thi, có trọng tâm, không dàn trải; tránh lợi dụng chính sách gây thất thoát, lãng phí.

Sáng 26/5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng trình bày tờ trình về dự thảo nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM.

Bộ trưởng cho biết, nghị quyết hướng đến xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội nhằm tạo cơ sở pháp lý để phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo đột phá, giải quyết các điểm nghẽn về phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM, góp phần xây dựng và phát triển TP.HCM như mục tiêu đã đặt ra tại các nghị quyết của Bộ Chính trị và Quốc hội nêu trên.

Nghị quyết quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển TP.HCM thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Việc xây dựng cơ chế, chính sách không phải chỉ riêng cho TP.HCM mà còn tạo điều kiện phát huy vai trò là đầu tàu, dẫn dắt phát triển kinh tế của cả nước. Nghị quyết cũng bổ sung các cơ chế chính sách phù hợp đang được thí điểm tại một số địa phương và một số cơ chế chính sách có trong dự thảo Luật Đất đai, Nhà ở (sửa đổi) dự kiến trình Quốc hội thời gian tới. Chính phủ đề xuất nghị quyết có hiệu lực trong 5 năm.

Empty

Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: Quốc hội

Đề xuất nhiều chính sách mới

Trong 27 cơ chế, chính sách mới, đột phá, có tác động lan tỏa, Chính phủ đề xuất, trường hợp TP.HCM dự kiến có nguồn thu ngân sách địa phương để bố trí tăng chi đầu tư phát triển trong kế hoạch đầu tư công trung hạn thì TP.HCM được thực hiện trước việc phân bổ nguồn thu này cho các dự án mới, bổ sung vào kế hoạch đầu tư công trung hạn, làm cơ sở bố trí vốn hằng năm và báo cáo Quốc hội vào năm cuối kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn.

TP.HCM được sử dụng vốn đầu tư công của ngân sách TP.HCM ủy thác cho Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam thực hiện cho vay hỗ trợ giảm nghèo, giải quyết việc làm.

Bên cạnh đó, TP.HCM được áp dụng thí điểm mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông (TOD). Sử dụng ngân sách địa phương để triển khai dự án đầu tư công độc lập, thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các dự án đầu tư vùng phụ cận...; được áp dụng hợp đồng BOT đối với dự án công trình đường bộ hiện hữu với các điều kiện thực hiện bảo đảm lợi ích của người dân; thực hiện dự án đầu tư theo hợp đồng BT thanh toán bằng tiền từ ngân sách TP.HCM.

TP.HCM được sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện dự án, công trình giao thông đường bộ có tính chất vùng, liên vùng; hỗ trợ các địa phương khác trong nước và một số địa phương tại nước khác…

Về tổ chức bộ máy, dự thảo nghị quyết quy định số lượng cấp phó của UBND TP.HCM, phường, xã, thị trấn, tăng cường tính chủ động và bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế của TP.HCM.

TP.HCM được quyết định cơ cấu số lượng cán bộ, công chức tại các phường, xã, thị trấn; quyết định số lượng, chức danh, chế độ chính sách của người hoạt động không chuyên trách tại các phường, xã, thị trấn, bảo đảm tinh gọn tổ chức bộ máy.

Ban quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM được phê duyệt, điều chỉnh nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 trong phạm vi khu công nghiệp, khu chế xuất; thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền của UBND TP.HCM…

Empty

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh. Ảnh: Quốc hội

Chính sách mới cần mang tính đột phá, vượt trội

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách (TCNS) Lê Quang Mạnh đồng tình về sự cần thiết ban hành nghị quyết.

Qua tổng kết Nghị quyết số 54 cho thấy, phạm vi, quy mô, tính chất của các chính sách hiện hành còn chừng mực, chưa tạo sức nặng đột phá; nhiều vướng mắc về thể chế đang cản trở phát triển. Trong khi, TP.HCM là trung tâm kinh tế, thương mại, tài chính lớn nhất cả nước, có vai trò quan trọng trong điều tiết về ngân sách trung ương, hiện đang đóng góp khoảng 27%.

Chủ nhiệm cho rằng, hồ sơ dự thảo nghị quyết cơ bản đủ điều kiện trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5. Tuy nhiên, để có căn cứ vững chắc cho việc quyết định, đề nghị báo cáo đánh giá tác động cần cụ thể cả về mặt tích cực và cả những thách thức, những tác động không thuận khi triển khai. Cần chi tiết hơn về kết quả đầu ra; nhất là các chính sách tác động đến thu chi ngân sách nhà nước; đến nguồn lực thực hiện…

Việc ban hành nghị quyết cần lưu ý, các quy định cần tháo gỡ kịp thời vướng mắc về thể chế đang cản trở phát triển, phát huy tiềm năng, khắc phục sức ỳ trong thực hiện các định hướng thời gian qua. Tuy nhiên, tuyệt đối không lợi dụng xây dựng pháp luật để hợp thức hóa sai phạm. Chính sách mới cần mang tính đột phá, vượt trội theo đúng tinh thần Nghị quyết 24, 31 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 81 của Quốc hội, nhưng cần khả thi, có trọng tâm, không dàn trải; tránh lợi dụng chính sách gây thất thoát, lãng phí.

Để tiếp tục hoàn thiện, Ủy ban TCNS cho rằng, Chính phủ cần làm rõ với phạm vi chính sách như trong dự thảo đã đủ để tháo gỡ vướng mắc về thể chế đang cản trở tiến trình phát triển hay chưa. Xét về số lượng chính sách là tương đối rộng, do vậy, cần có sự lựa chọn, có trọng tâm, tránh dàn trải để mỗi chính sách đều có cơ hội đi vào cuộc sống. Cần chú trọng hơn nữa những chính sách thực sự đột phá, tạo bước chuyển mới trong khai thác tiềm năng theo đúng Nghị quyết 31; tránh nhiều về số lượng nhưng hạn chế về sức nặng.

Các chính sách thu ngân sách như thuế, phí… còn khá mỏng, trong khi TP.HCM có đặc thù, lợi thế rất lớn trong khai thác nguồn thu.

Vì vậy, Ủy ban TCNS đề nghị nghiên cứu, có chính sách thu khả thi, góp phần cân đối nguồn lực cho những chính sách chi ngân sách; rà soát lại các chính sách có tác động trực tiếp đến ngân sách Trung ương như các đề xuất miễn, giảm thuế để phù hợp với bối cảnh hiện nay, nhất là khi chuẩn bị áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu...

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ