Đà Nẵng sẽ tạo ra thị trường có trị giá 4,5 ngàn tỷ USD, nhờ kinh tế tuần hoàn

Nhàđầutư
Không chỉ giúp cho nền kinh tế của TP. Đà Nẵng phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn còn mở ra cơ hội tạo ra thị trường trị giá ít nhất 4,5 ngàn tỷ USD cho doanh nghiệp.
PHƯỚC NGUYÊN
27, Tháng 12, 2020 | 07:24

Nhàđầutư
Không chỉ giúp cho nền kinh tế của TP. Đà Nẵng phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn còn mở ra cơ hội tạo ra thị trường trị giá ít nhất 4,5 ngàn tỷ USD cho doanh nghiệp.

Theo ông Hồ Văn Tuấn, Phó Giám đốc VCCI TP. Đà Nẵng, thông thường, kinh tế tuyến tính truyền thống sẽ sử dụng nguyên liệu tự nhiên để sản xuất các vật dụng sinh hoạt. Tuy nhiên, các vật dụng này sau hết hạn sử dụng, hay bị hư hỏng sẽ được thải ra ngoài. Việc làm như vậy sẽ làm gia tăng khối lượng rác thải ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường.

“Hiện nay, kinh tế truyền tính đang chiếm ưu thế trong các hoạt động kinh doanh, như vậy lượng chất thải này tác động đến môi trường là hề không nhỏ", ông Tuấn cho biết.

Việc phát triển du lịch tại TP. Đà Nẵng hiện nay đang khiến cho lượng rác thải tăng đáng kể, trong đó, năm 2019 mỗi ngày địa phương có khoảng 1.000 tấn rác thải rắn. Như vậy, chất thải ngày càng gia tăng đang là vấn đề nhức nhối, tạo áp lực lớn đến sự phát triển bền vững kinh tế địa phương.

Trước tình trạng đó, theo Phó Giám đốc VCCI TP. Đà Nẵng, kinh tế tuần hoàn được xem là cách tốt nhất, giúp doanh nghiệp phát triển kinh tế và hạn chế các yếu tố xấu ảnh hưởng đến môi trường của thành phố.

124286200_712388502992246_6768552472708516519_n

Đà Nẵng sẽ tạo ra thị trường có trị giá 4,5 ngàn tỷ USD, nhờ kinh tế tuần hoàn.

"TP. Đà Nẵng cần áp dụng tư duy tuần hoàn trong hoạt động thiết kế, sản xuất và tái chế hàng hóa. Khi đó, kinh tế tuần hoàn sẽ mở ra cơ hội thị trường trị giá ít nhất 4,5 ngàn tỷ USD cho doanh nghiệp. Cùng với đó, việc áp dụng tư duy tuần hoàn còn giúp cho doanh nghiệp tạo ra hàng trăm triệu việc làm mới, làm giảm các rủi ro đến từ việc khan hiếm nguyên liệu và biến động giá tài nguyên", Phó Giám đốc VCCI TP. Đà Nẵng cho hay. 

Ngoài ra, các đơn vị được tạo điều kiện đón đầu nhiều chính sách mới, để định hướng hoạt động của doanh nghiệp theo chiến lược tăng trưởng xanh, bền vững.

Sở Công Thương TP. Đà Nẵng cho biết, kinh tế tuần hoàn là “cánh cửa” đưa việt Nam phát triển bền vững và cũng được xem là một ưu tiên trong giai đoạn tiếp theo của phát triển đất nước.

Theo đó, kinh tế tuần hoàn là một hệ thống, trong đó các tài nguyên được tận dụng lại hoặc tái sử dụng, các dòng phế liệu được biến thành đầu vào để tiếp tục sản xuất. Hoạt động này đã được thúc đẩy bởi quá trình đô thị hóa nhanh chóng, biến đổi khí hậu, tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn.

Cùng với đó, kinh tế tuần hoàn sẽ gắn với phát triển bền vững, có ý nghĩa quan trọng đối với quản lý môi trường, giúp các doanh nghiệp phát triển bền vững, đ có ý nghĩa quan trọng đối với quản lý môi trường. 

Theo Sở Công Thương TP. Đà Nẵng, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, tác động đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội, việc nghiên cứu đẩy mạnh đổi mới công nghệ, chuyển từ thế giới số sẽ là cơ hội lớn để thực hiện phát triển kinh tế tuần hoàn, mang lại hiệu quả tăng trưởng cao so với cách thức tăng trưởng trước đây. Đây là động lực để địa phương thúc đẩy phát triển nền kinh tế tuần hoàn.

Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, ông Hồ Kỳ Minh cho hay, trước thách thức tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt, ô nhiễm môi trường càng trầm trọng, nhiều quốc gia và khu vực kinh tế trên thế giới đã thay đổi chiếc lược phát triển, hướng đến một nền kinh tế bền vững - nền kinh tế tuần hoàn. Việc chuyển đổi từ mô hình kinh tế tuyến tính sáng mô hình kinh tế tuần hoàn là cần thiết, để hướng đến một nền kinh tế phát triển bền vững.

“Mô hình kinh tế tuần hoàn được hiểu là hệ thống kinh tế tái tạo và khôi phục, thông qua việc thay đổi hàng hóa, dịch vụ từ khâu thiết kế, sản xuất và tiêu dùng. Từ đó, kéo dài tuổi thọ của nguyên vật liệu, năng lượng trong chuỗi giá trị vòng đời của sản phẩm, giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường”, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng nói.

Ngoài ra, kinh tế tuần hoàn biến rác thải của ngành này thành nguồn tài nguyên của ngành khác, góp phần làm giảm phát thải khí nhà kính, biến đổi khí hậu. 

Mô hình kinh tế tuần hoàn đưa chất thải về lại sản xuất, để tái tạo và đưa sử dựng. Do đó, việc làm này góp phần làm giảm tiêu thụ nguyên liệu, thu hồi chất thải cho đầu vào sản xuất, giảm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp.

“Việt Nam tuy đạt được những thành quả về việc phát triển bền vững, nhưng phải đối mặt với lượng chất thải phát sinh ngày càng lớn, khi các nguồn nguyên liệu thô, nguyên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt. Bên cạnh đó, công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam còn lạc hậu, lỗi thời”, ông Hồ Kỳ Minh nhận định.

Theo ông Hồ Kỳ Minh, việc lựa chọn nền kinh tế tuần hoàn là một tất yếu để thực hiện mục tiêu sản xuất và tiêu dùng bền vững, tránh lệ thuộc vào nền kinh tế bên ngoài, nhất là nguyên vật liệu sản xuất.  

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24760.00 24780.00 25100.00
EUR 26510.00 26616.00 27788.00
GBP 30879.00 31065.00 32019.00
HKD 3122.00 3135.00 3237.00
CHF 27134.00 27243.00 28089.00
JPY 161.27 161.92 169.44
AUD 16132.00 16197.00 16688.00
SGD 18162.00 18235.00 18775.00
THB 661.00 664.00 692.00
CAD 18070.00 18143.00 18678.00
NZD   14796.00 15288.00
KRW   17.71 19.31
DKK   3559.00 3691.00
SEK   2301.00 2391.00
NOK   2281.00 2372.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ