Cuộc chiến chống lạm phát ngày càng khó khăn
Các ngân hàng trung ương toàn cầu đang bước vào một giai đoạn mới trong cuộc chiến chống lạm phát khi các nhà kinh tế cảnh báo rằng suy thoái kinh tế sẽ là cái giá phải trả để đạt được mức lạm phát mục tiêu chung là 2%.

Financial Times cho biết, tỷ lệ lạm phát toàn phần ở hầu hết các nền kinh tế trên thế giới đã giảm mạnh kể từ mùa thu năm ngoái. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát lõi (đã loại trừ các sản phẩm có giá biến động cao như năng lượng và lương thực, thực phẩm) vẫn ở mức cao hoặc gần với mức cao nhất trong nhiều thập kỷ. Đây cũng được coi là thước đo sức ép giá cả tốt hơn so với tỷ lệ lạm phát toàn phần.
Việc lạm phát vẫn ở mức cao hơn nhiều so với mức mục tiêu 2% đã khiến giới hoạch định chính sách các ngân hàng trung ương lo lắng.
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) mới đây đã tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25%, đồng thời nâng dự báo lạm phát trong những năm tới. ECB cho biết thêm, gần như chắc chắn sẽ làm điều tương tự trong cuộc họp chính sách tháng 7.
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) dù tạm thời dừng tăng lãi suất trong tháng 6, nhưng đã nhận định lạm phát còn lâu mới thực sự bị kiềm chế và cảnh báo về những đợt tăng tiếp theo.
Phát biểu trong phiên điều trần trước Hạ viện Mỹ hồi tuần trước, Chủ tịch Fed Jerome Powell nhấn mạnh sự cần thiết của việc tăng lãi suất khi cho biết việc đưa lạm phát về mức mục tiêu 2% vẫn là một quá trình dài.
Những động thái tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương đã làm gia tăng lo ngại về triển vọng kinh tế. Các cuộc khảo sát kinh doanh mới nhất đã chỉ ra sự suy giảm mạnh hơn dự kiến ở khu vực Eurozone, Anh và Úc, trong khi tăng trưởng kinh tế Mỹ cũng giảm nhẹ.
Tại khu vực Eurozone, kết quả khảo sát cho thấy hoạt động kinh tế đã chậm lại trong tháng 6 và là mức thấp nhất trong năm tháng qua, chủ yếu do hoạt động sản xuất công nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề. Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) tổng hợp của khu vực đã giảm từ mức 52,8 trong tháng 5 xuống 50,3 trong tháng 6.
"Thực tế cho thấy rằng, cú hích từ việc nền kinh tế mở cửa trở lại đối với hoạt động dịch vụ đang dần hết động lực, trong khi môi trường kinh tế vẫn đang chậm lại, một quý tăng trưởng âm khác là điều hoàn toàn có thể xảy ra", Chuyên gia kinh tế Bert Colijn tại ING nhận định.
Tình hình tương tự cũng diễn ra tại các nền kinh tế lớn khác. Tại Vương quốc Anh, chỉ số PMI tổng hợp giảm từ mức 54 trong tháng 5 xuống 52,8 trong tháng 6, trong khi chỉ số PMI của Úc cũng giảm từ 51,6 xuống 50,5. Ngành sản xuất tiếp tục cho thấy sự thu hẹp hoạt động, trong khi ngành dịch vụ tăng trưởng chậm lại với kết quả thấp hơn dự kiến.
Hoạt động kinh doanh cũng hạ nhiệt tại Mỹ, khi chỉ số PMI tổng hợp theo khảo sát của S&P Global giảm từ 54,3 trong tháng 5 xuống 53 trong tháng 6. Các công ty trong lĩnh vực dịch vụ của Mỹ chỉ ghi nhận mức tăng trưởng khiêm tốn, trong khi hoạt động sản xuất tiếp tục giảm do số lượng đơn đặt hàng thấp.
Một thách thức lớn khác đối với nỗ lực kiềm chế lạm phát là thị trường lao động vẫn còn thắt chặt quá mức ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương. Cựu chủ tịch Fed Ben Bernanke và cựu chuyên gia kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Olivier Blanchard đã đưa ra nhận định rằng, tiền lương cần phải tăng với tốc độ tương tự như tốc độ tăng năng suất để có thể tạo ra bất kỳ tác động có ý nghĩa nào đối với lạm phát.
Những yếu tố này đã làm dấy lên lo ngại rằng các ngân hàng trung ương sẽ phải tiếp tục vật lộn để có thể đưa lạm phát về mức mục tiêu 2% mà không làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Trong một khảo sát mới nhất của Bloomberg cho thấy, các chuyên gia kinh tế dự báo Mỹ vẫn có thể tránh được suy thoái trong năm nay, với GDP đi ngang trong quý III và sụt giảm nhẹ trong quý IV. Thế nhưng, trong trường hợp này, lạm phát được dự báo sẽ tăng nhanh hơn.
Điều này đồng nghĩa với việc các ngân hàng trung ương sẽ phải hành động quyết liệt hơn nữa nếu muốn thực hiện mục tiêu chống lạm phát của mình.
"Cách duy nhất để giảm lạm phát xuống mức mục tiêu 2% là hạn chế hết mức nhu cầu tiêu thụ và làm nền kinh tế chậm lại một cách đáng kể hơn nữa", ông Torsten Slok, chuyên gia kinh tế trưởng tại Apollo Global Management nói.
Bà Carl Riccadonna, chuyên gia Kinh tế trưởng về Mỹ tại BNP Paribas cho biết, những động thái như vậy sẽ đẩy nền kinh tế đối mặt với rủi ro lớn.
Bà nhận định: "Chặng đường tiếp theo của việc cải thiện các số liệu lạm phát sẽ khó khăn hơn. Nó sẽ gây ra nhiều sự đau đớn hơn, và nỗi đau đó thậm chí có thể dẫn đến suy thoái kinh tế vào nửa cuối năm".
(Theo Đầu tư Chứng khoán)
- Cùng chuyên mục
Doanh nghiệp thủy điện: Giá cổ phiếu 'chạy' cùng lợi nhuận
Với kết quả lợi nhuận quý I/2025 tăng trưởng tốt, hầu hết cổ phiếu công ty thủy điện đều có diễn biến tích cực trong 1 tháng trở lại đây.
Tài chính - 16/05/2025 14:58
Nghị quyết 68: Cú huých với doanh nghiệp tư nhân giữa bất ổn toàn cầu
Ông Nguyễn Quang Hưng, CFA, Chuyên gia kinh tế cấp cao Dragon Capital đánh giá các cải cách từ Nghị quyết 68 được kỳ vọng đưa khu vực tư nhân trở thành động lực tăng trưởng dài hạn, ổn định hơn trong bối cảnh bất định toàn cầu gia tăng.
Tài chính - 16/05/2025 10:34
Novaland đã lên lộ trình chi tiết thanh toán từng nhóm nợ trong 3 năm tới
Novaland cho biết hiện chưa đủ khả năng tài chính để thanh toán các khoản nợ, đa phần các khoản vay, nợ trái phiếu sẽ được xử lý từ cuối năm 2026 – 2027.
Tài chính - 16/05/2025 07:37
Soi kết quả kinh doanh của Ngân hàng Việt-Nga mà Tổng thống Putin mới nhắc tên
VRB cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng, tài trợ vốn và thanh toán cho các hoạt động trao đổi thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Nga.
Tài chính - 16/05/2025 06:45
Phó Thủ tướng giao các Bộ đánh giá tác động cơ chế chính sách do Vinspeed đề xuất
Các bộ và cơ quan ý kiến ban đầu cơ bản ủng hộ đề xuất của Vinspeed về đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, song việc đề xuất chuyển hình thức đầu tư và áp dụng một số cơ chế chính sách đặc thù cần báo cáo các cấp có thẩm quyền và thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Tài chính - 15/05/2025 17:54
Chủ tịch Becamex: Tái cấu trúc mạnh để thành doanh nghiệp tỷ USD
Lãnh đạo Becamex cho biết công ty đang đứng trước "khúc quanh", tái cấu trúc mạnh mẽ, thu hút thêm vốn đầu tư tư nhân, giảm sở hữu nhà nước và định hướng vươn tầm thành công ty tỷ USD.
Tài chính - 15/05/2025 15:23
Cổ phiếu nhóm Bamboo Capital bứt mạnh từ đáy
Nhóm cổ phiếu Bamboo Capital gồm BCG, BCR, TCD và BGE đều tăng mạnh từ vùng đáy. Tập đoàn vừa bổ nhiệm CEO mới, kỳ vọng phát hành BCTC kiểm toán 2024 vào tháng 9.
Tài chính - 15/05/2025 13:17
Giá điện bán lẻ tăng tác động đến các nhóm ngành nào?
Các nhóm xi măng, hóa chất, thép được cho là sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực từ việc giá điện tăng.
Tài chính - 15/05/2025 07:23
Vận hạn của Tập đoàn KIDO
Thực tế lợi nhuận Tập đoàn KIDO vài năm qua nằm ngoài tính toán của lãnh đạo. Thương vụ đầu tư bất động sản và thoái vốn KIDO Foods cũng không xuôi chèo mát mái.
Tài chính - 15/05/2025 06:45
'Sóng' cổ phiếu của doanh nghiệp chia cổ tức cao
Cổ phiếu trả cổ tức bằng tiền mặt luôn thu hút giới đầu tư chứng khoán, đặc biệt là các nhà đầu tư mới gia nhập thị trường.
Tài chính - 14/05/2025 10:33
Lợi nhuận nhóm khu công nghiệp bứt tốc quý đầu năm
Loạt doanh nghiệp khu công nghiệp báo lãi tăng cao trong quý đầu năm như Kinh Bắc, Becamex, Long Hậu, Sonadezi. Dòng vốn FDI thực hiện tháng 4 vẫn tăng dù lo ngại thuế quan.
Tài chính - 14/05/2025 07:05
Nhóm cổ phiếu nào hưởng lợi từ Nghị quyết 68?
Theo chuyên gia VNDirect, nhiều nhóm ngành như năng lượng, vật liệu xây dựng, hạ tầng và công nghệ, ngân hàng, bất động sản… sẽ được hưởng lợi từ các chính sách ưu tiên hoặc tháo gỡ khó khăn của Chính phủ.
Tài chính - 13/05/2025 15:31
Thị trường đón nhiều tin vui nên mua cổ phiếu nào?
Chứng khoán liên tiếp đón tin vui về thuế quan, KRX vận hành, số lượng tài khoản mở mới tăng cao. Nhóm dẫn sóng không thể thiếu cổ phiếu ngân hàng.
Tài chính - 13/05/2025 11:13
Cổ phiếu VPL tăng hết biên độ, vốn hóa đạt gần 6 tỷ USD
Ngay trong ngày giao dịch đầu tiên, mã VPL của CTCP Vinpearl đã tăng hết biên độ (20%) đạt 85.500 đồng/CP. Tính theo mức này, vốn hóa VPL đạt hơn 153.327 tỷ đồng, tương đương khoảng 5,9 tỷ USD.
Tài chính - 13/05/2025 09:43
Thương chiến Mỹ - Trung hạ nhiệt tác động thế nào đến VN-Index?
Cuộc chiến thuế quan Mỹ - Trung với kết cục có hậu, dù chỉ tạm thời đã đem lại nhiều thông tin cực cho giới đầu tư tải chính. Các chuyên gia dự báo lạc về VN-Index.
Tài chính - 13/05/2025 06:45
Hiệu ứng tích cực từ đàm phán Mỹ - Trung, VN-Index tăng gần 15 điểm
Cổ phiếu TCB là điểm nhấn lớn nhất trên thị trường khi tăng 6,5% đạt 29.400 đồng/CP, đây cũng là mức giá đỉnh của cổ phiếu này.
Tài chính - 12/05/2025 16:15
- Đọc nhiều
-
1
Cựu Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái hưởng lợi 900 triệu, nộp khắc phục 8 tỷ đồng trong vụ Thuận An
-
2
Tập đoàn Thuận An được cựu Trợ lý Chủ tịch Quốc hội móc nối, tác động để thắng thầu ra sao?
-
3
Cách Tập đoàn Thuận An dùng 'quân xanh, quân đỏ' để thắng thầu
-
4
Vụ Tập đoàn Thuận An: Nguyễn Duy Hưng hưởng lợi bất chính hơn 98 tỷ đồng
-
5
Hacom Holdings muốn làm 6.000 căn nhà ở xã hội tại Nghệ An
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago