Cổ phiếu mới kéo dài 'sóng' ngân hàng
“Sóng” cổ phiếu ngân hàng vẫn chưa dứt trên thị trường chứng khoán và đang được tiếp thêm nguồn mới.

Thêm hàng, thêm cơ hội
Trong khi lên nhận quyết định niêm yết cổ phiếu Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) với mã chứng khoán BAB tuần trước, bà Thái Hương, Tổng giám đốc Ngân hàng đã dừng chân để dựng lại một chậu hoa bị đổ. Đây là hành động nhỏ và bình thường, nhưng phần nào thể hiện sự chuẩn mực của BAC A BANK.
“Thời gian đăng ký giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCoM từ năm 2017 đến nay, Ngân hàng TMCP Bắc Á với ý thức trách nhiệm cao nhất luôn thực hiện đầy đủ và kịp thời các quy định về công bố thông tin”, người đứng đầu Ngân hàng nói.
Cũng chính bởi câu chuyện chuẩn mực, sau hơn 3 năm, cổ phiếu của BAC A BANK đã dừng giao dịch tại thị trường UPCoM và chuyển sang niêm yết trên HNX với số lượng cổ phiếu 708,5 triệu cổ phiếu, là động thái tái cam kết việc tuân thủ công bố thông tin.
SSI Research ước tính, lợi nhuận trước thuế trung bình của nhóm cổ phiếu ngân hàng trong năm 2021 sẽ tăng 21%.
Chia sẻ về quyết định chuyển sàn, bà Thái Hương nhấn mạnh: “Sự kiện quan trọng đánh dấu một bước phát triển mới của Ngân hàng TMCP Bắc Á trong quản trị doanh nghiệp, kiện toàn năng lực hoạt động để tiếp tục hoàn thành mục tiêu tăng trưởng an toàn, hiệu quả và bền vững”.
Được biết, Luật Chứng khoán 2019 có hiệu lực từ 1/1/2021 quy định, sau 2 năm kể từ ngày giao dịch đầu tiên trên hệ thống UPCoM, công ty đại chúng mới được nộp hồ sơ đăng ký niêm yết chính thức. Nhiều ý kiến cho rằng, đây cũng là lý do khiến các ngân hàng chạy đua chuyển giao dịch từ UPCoM lên niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) hoặc HNX.
Trong một sự kiện có liên quan trước đó, ngày 28/1/2021, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đã niêm yết trên HOSE. Ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị OCB chia sẻ: “Niêm yết cổ phiếu OCB trên HOSE là sự kiện rất quan trọng đối với Ngân hàng và nằm trong lộ trình phát triển đã được hoạch định của chúng tôi, với mục tiêu huy động vốn để đảm bảo năng lực tài chính cho quá trình phát triển nhanh trong giai đoạn tăng trưởng mới, tăng cường tính minh bạch và thanh khoản của cổ phiếu, mang lại lợi ích tối đa cho cổ đông cũng như khẳng định nội lực và giá trị sẵn có của Ngân hàng”.
Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên trên HNX của BAB là 16.000 đồng/cổ phiếu, biên độ dao động +/-30%. Ngay trong ngày chào sàn, cổ phiếu BAB đã nổi sóng, tăng kịch biên độ lên 20.800 đồng/cổ phiếu.
Còn mã OCB có giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên trên HOSE là 22.900 đồng/cổ phiếu, biên độ dao động +/-20%. Chào sàn đúng thời điểm thị trường chứng khoán bị bán tháo do tác động tiêu cực trước thông tin dịch bệnh Covid-19 có nguy cơ bùng phát trở lại tại Hải Dương và Quảng Ninh khiến cổ phiếu OCB giảm xấp xỉ 20% so với giá tham chiếu, đóng cửa tại 18.400 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, sau hơn 1,5 tháng, trong đó có nửa tháng nghỉ Tết, đến thời điểm hiện tại, cổ phiếu OCB đã tăng trở lại, gần chạm mức giá tham chiếu trong phiên chào sàn.
Mức tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trong năm 2021 được một số tổ chức và chuyên gia dự đoán khoảng 26%, cao nhất trong 3 - 4 năm qua, gần bằng năm 2017. Chỉ số P/E bình quân hiện đạt khoảng 18 lần và VN-Index đang ở vùng đỉnh, nhưng nhiều chuyên gia phân tích nhìn nhận, thị trường chứng khoán vẫn hấp dẫn để tham gia đầu tư. Trong đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng được nhìn nhận sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trường.
Triển vọng tăng trưởng
Trong chu kỳ tăng mạnh của thị trường chứng khoán 3 tháng trở lại đây, ngân hàng đã dẫn sóng. Kết quả kinh doanh tốt là nguyên nhân nội tại khiến cổ phiếu ngân hàng tăng, nhưng với đặc thù "huyết mạch kinh tế", cổ phiếu ngân hàng đang phản ánh kỳ vọng phục hồi của nền kinh tế thời gian tới.
SSI Research ước tính, lợi nhuận trước thuế trung bình của nhóm cổ phiếu ngân hàng trong năm 2021 sẽ tăng 21% so với năm 2020. Các ngân hàng thương mại quốc doanh có thể đạt mức tăng trưởng cao hơn là 30% so với nhóm ngân hàng cổ phần tăng 17,2%, do lợi nhuận trước thuế trong năm 2020 của nhóm ngân hàng quốc doanh còn thấp.
Tại sự kiện chào sàn, bà Thái Hương cũng chia sẻ sự lạc quan với triển vọng kinh doanh của BAC A BANK nói riêng và ngành ngân hàng nói chung. "Ban lãnh đạo Ngân hàng sẽ phấn đấu thực hiện được cam kết với cổ đông", bà Hương nói.
Chủ tịch Hội đồng quản trị OCB Trịnh Văn Tuấn kỳ vọng, Ngân hàng sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng bền vững trong nhóm dẫn đầu; nâng cao chất lượng tài sản thông qua hệ thống quản trị rủi ro theo chuẩn quốc tế; tối ưu hóa công nghệ và nền tảng ngân hàng số để dẫn dắt tăng trưởng và hiệu quả. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận, tổng tài sản và vốn điều lệ trong giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến tăng từ 20 - 25%/năm.
Tổ chức tài chính quốc tế JP Morgan đã phát hành một bản phân tích cho biết, các ngân hàng Việt Nam là lĩnh vực ưa thích của họ trong khu vực và duy trì quan điểm các ngân hàng sẽ tăng trưởng cao, đóng góp vào sự phục hồi tăng trưởng kinh tế mà theo dự báo của tổ chức tài chính này có thể đạt tới 8,3% trong năm 2021.
Thực tế, ngành ngân hàng đang ở vị thế tốt trong việc chống đỡ rủi ro và có thể tận dụng sự phục hồi nền kinh tế trong năm 2021 để mở rộng quy mô, làm bàn đạp cho tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận. Theo một báo cáo vừa được Công ty Chứng khoán BSC công bố, quy mô của các ngân hàng sẽ được mở rộng trong năm 2021 nhờ tăng trưởng tín dụng dự báo ở mức 14%.
Ông Nguyễn Huy Cường, Giám đốc Dịch vụ tư vấn tài chính, ngân hàng, Công ty cổ phần tư vấn EY Việt Nam nhận xét, đại dịch Covid-19 tác động lên tuyến đầu tiên là các doanh nghiệp và làn sóng thứ hai mới là hệ thống ngân hàng nên có độ trễ. Do vậy, báo cáo tài chính năm 2020 của các ngân hàng chưa gặp vấn đề lớn, thậm chí tốt hơn trước do nợ xấu chưa phản ánh. Trong khi đó, chi phí huy động thấp mà lãi suất cho vay chưa điều chỉnh nhiều nên ngân hàng chưa gặp vấn đề về kinh doanh.
“Nếu dịch bệnh kéo dài, ngân hàng mới gặp khó khăn, nhưng có những ngành phát triển hay doanh nghiệp có lối đi riêng và thành công nên vẫn tạo ra cơ hội cho ngân hàng đẩy mạnh cho vay và phát triển”, Cường nói.
Theo lộ trình, năm 2021, nhiều ngân hàng phải niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán sẽ giúp việc công bố thông tin minh bạch và kịp thời hơn, gia tăng thanh khoản cho cổ phiếu.
“Động thái này sẽ giúp tăng quy mô toàn bộ thị trường cho ngành ngân hàng, nhân tố giúp ngành ngân hàng có thể thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế”, báo cáo của BSC nhận định.
(Theo Tin nhanh chứng khoán)
- Cùng chuyên mục
Chờ đợi quý II của DIC Corp
Chủ tịch HĐQT DIC Corp kỳ vọng điểm rơi lợi nhuận sẽ vào quý II/2025 và công ty có thể hoàn thành luôn kế hoạch cả năm sau 6 tháng.
Tài chính - 17/05/2025 15:57
Bất động sản An Gia: Chia cổ tức thời điểm này sẽ gây thiệt hại cho cổ đông
An Gia quyết định không chia cổ tức cho năm 2024 và 2025. Toàn bộ lợi nhuận lũy kế chưa phân phối 2024 là 1.291,8 tỷ đồng để lại dùng cho hoạt động đầu tư và phát triển dự án của công ty.
Tài chính - 17/05/2025 07:40
Doanh nghiệp thủy điện: Giá cổ phiếu 'chạy' cùng lợi nhuận
Với kết quả lợi nhuận quý I/2025 tăng trưởng tốt, hầu hết cổ phiếu công ty thủy điện đều có diễn biến tích cực trong 1 tháng trở lại đây.
Tài chính - 16/05/2025 14:58
Nghị quyết 68: Cú huých với doanh nghiệp tư nhân giữa bất ổn toàn cầu
Ông Nguyễn Quang Hưng, CFA, Chuyên gia kinh tế cấp cao Dragon Capital đánh giá các cải cách từ Nghị quyết 68 được kỳ vọng đưa khu vực tư nhân trở thành động lực tăng trưởng dài hạn, ổn định hơn trong bối cảnh bất định toàn cầu gia tăng.
Tài chính - 16/05/2025 10:34
Novaland đã lên lộ trình chi tiết thanh toán từng nhóm nợ trong 3 năm tới
Novaland cho biết hiện chưa đủ khả năng tài chính để thanh toán các khoản nợ, đa phần các khoản vay, nợ trái phiếu sẽ được xử lý từ cuối năm 2026 – 2027.
Tài chính - 16/05/2025 07:37
Soi kết quả kinh doanh của Ngân hàng Việt-Nga mà Tổng thống Putin mới nhắc tên
VRB cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng, tài trợ vốn và thanh toán cho các hoạt động trao đổi thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Nga.
Tài chính - 16/05/2025 06:45
Phó Thủ tướng giao các Bộ đánh giá tác động cơ chế chính sách do Vinspeed đề xuất
Các bộ và cơ quan ý kiến ban đầu cơ bản ủng hộ đề xuất của Vinspeed về đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, song việc đề xuất chuyển hình thức đầu tư và áp dụng một số cơ chế chính sách đặc thù cần báo cáo các cấp có thẩm quyền và thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Tài chính - 15/05/2025 17:54
Chủ tịch Becamex: Tái cấu trúc mạnh để thành doanh nghiệp tỷ USD
Lãnh đạo Becamex cho biết công ty đang đứng trước "khúc quanh", tái cấu trúc mạnh mẽ, thu hút thêm vốn đầu tư tư nhân, giảm sở hữu nhà nước và định hướng vươn tầm thành công ty tỷ USD.
Tài chính - 15/05/2025 15:23
Cổ phiếu nhóm Bamboo Capital bứt mạnh từ đáy
Nhóm cổ phiếu Bamboo Capital gồm BCG, BCR, TCD và BGE đều tăng mạnh từ vùng đáy. Tập đoàn vừa bổ nhiệm CEO mới, kỳ vọng phát hành BCTC kiểm toán 2024 vào tháng 9.
Tài chính - 15/05/2025 13:17
Giá điện bán lẻ tăng tác động đến các nhóm ngành nào?
Các nhóm xi măng, hóa chất, thép được cho là sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực từ việc giá điện tăng.
Tài chính - 15/05/2025 07:23
Vận hạn của Tập đoàn KIDO
Thực tế lợi nhuận Tập đoàn KIDO vài năm qua nằm ngoài tính toán của lãnh đạo. Thương vụ đầu tư bất động sản và thoái vốn KIDO Foods cũng không xuôi chèo mát mái.
Tài chính - 15/05/2025 06:45
'Sóng' cổ phiếu của doanh nghiệp chia cổ tức cao
Cổ phiếu trả cổ tức bằng tiền mặt luôn thu hút giới đầu tư chứng khoán, đặc biệt là các nhà đầu tư mới gia nhập thị trường.
Tài chính - 14/05/2025 10:33
Lợi nhuận nhóm khu công nghiệp bứt tốc quý đầu năm
Loạt doanh nghiệp khu công nghiệp báo lãi tăng cao trong quý đầu năm như Kinh Bắc, Becamex, Long Hậu, Sonadezi. Dòng vốn FDI thực hiện tháng 4 vẫn tăng dù lo ngại thuế quan.
Tài chính - 14/05/2025 07:05
Nhóm cổ phiếu nào hưởng lợi từ Nghị quyết 68?
Theo chuyên gia VNDirect, nhiều nhóm ngành như năng lượng, vật liệu xây dựng, hạ tầng và công nghệ, ngân hàng, bất động sản… sẽ được hưởng lợi từ các chính sách ưu tiên hoặc tháo gỡ khó khăn của Chính phủ.
Tài chính - 13/05/2025 15:31
Thị trường đón nhiều tin vui nên mua cổ phiếu nào?
Chứng khoán liên tiếp đón tin vui về thuế quan, KRX vận hành, số lượng tài khoản mở mới tăng cao. Nhóm dẫn sóng không thể thiếu cổ phiếu ngân hàng.
Tài chính - 13/05/2025 11:13
Cổ phiếu VPL tăng hết biên độ, vốn hóa đạt gần 6 tỷ USD
Ngay trong ngày giao dịch đầu tiên, mã VPL của CTCP Vinpearl đã tăng hết biên độ (20%) đạt 85.500 đồng/CP. Tính theo mức này, vốn hóa VPL đạt hơn 153.327 tỷ đồng, tương đương khoảng 5,9 tỷ USD.
Tài chính - 13/05/2025 09:43
- Đọc nhiều
-
1
Cách Tập đoàn Thuận An dùng 'quân xanh, quân đỏ' để thắng thầu
-
2
Tập đoàn Thuận An được cựu Trợ lý Chủ tịch Quốc hội móc nối, tác động để thắng thầu ra sao?
-
3
Cựu Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái hưởng lợi 900 triệu, nộp khắc phục 8 tỷ đồng trong vụ Thuận An
-
4
Giá điện bán lẻ tăng tác động đến các nhóm ngành nào?
-
5
Các doanh nghiệp hàng đầu Thái Lan kinh doanh tại Việt Nam ra sao?
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 2 month ago