CIEM dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 cao nhất 6,2%

Nhàđầutư
Trong báo cáo mới đây, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cập nhật hai kịch bản tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2021 với con số lạc quan hơn là 6,2% nếu Chính phủ có thể kiểm soát dịch COVID-19 vào tháng 8/2021 và nhưng sẽ chỉ đạt 5,9% nếu dịch được kiểm soát vào tháng 10/2021.
ĐÌNH VŨ
15, Tháng 07, 2021 | 16:40

Nhàđầutư
Trong báo cáo mới đây, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cập nhật hai kịch bản tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2021 với con số lạc quan hơn là 6,2% nếu Chính phủ có thể kiểm soát dịch COVID-19 vào tháng 8/2021 và nhưng sẽ chỉ đạt 5,9% nếu dịch được kiểm soát vào tháng 10/2021.

nguyen-anh-duong

Ông Nguyễn Ánh Dương, Trưởng ban Ban nghiên cứu tổng hợp CIEM. Ảnh Internet.

Ngày 15/7, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức Hội thảo “Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2021: Cải cách để phục hồi tăng trưởng bền vững” nhằm công bố báo cáo cùng tên và đưa ra những khuyến nghị chính sách cho Chính phủ.

Trình bày tóm tắt báo cáo, ông Nguyễn Ánh Dương, Trưởng ban Ban nghiên cứu tổng hợp CIEM cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2021, kinh tế toàn cầu phục hồi rõ nét hơn, dù chưa đồng đều giữa các nhóm nền kinh tế. Các nền kinh tế phát triển phục hồi khá mạnh mẽ, trong khi các quốc gia đang phát triển phục hồi chậm. 

Bước vào đầu năm 2021, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục phục hồi mạnh mẽ. Tuy nhiên, những đợt dịch với những diễn biến khá phức tạp, nhất là đợi dịch thứ tư từ cuối tháng 4 đến hết quý 2 đã gây ra những khó khăn, thách thức lớn đối với nền kinh tế. Rút kinh nghiệm từ ba đợt dịch trước, Chính phủ đã tiếp cận điều hành trong đợt dịch thứ tư đã có sự linh hoạt cần thiết để vừa phòng chống dịch COVID-19, vừa tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Chính phủ tiếp tục kiên định với các mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Các biện pháp hỗ trợ tiếp tục được thực hiện, điều chỉnh nhằm giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp và người lao động, qua đó góp phần vào ổn định xã hội.

"Đồng thời, nhiều giải pháp, nhiệm vụ hướng tới thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế số để tạo sức bật cho nền kinh tế trong dài hạn và thúc đẩy thực hiện hiệu quả các FTA mới tiếp tục là ưu tiên trong các tháng đầu năm 2021", ông Dương nói.

Tốc độ tăng GDP 6 tháng đạt 5,64%. Trong đó quý 1 tăng 4,65% và quý 2 tăng 6,61%. Việc hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng cả năm 2021 ở mức 6,5% là thách thức rất lớn.

Ông Dương cho biết, cộng đồng doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch COVID-19. Các doanh nghiệp ít nhiều cũng chủ động cân nhắc điều chỉnh hướng sản xuất – kinh doanh. Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, có hơn 67 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 8,1% về số doanh nghiệp và tăng 34,3%về vốn đăng ký. Triển vọng và xu hướng kinh doanh được các doanh nghiệp phân ngành chế biến chế tạo nhìn nhận lạc quan hơn.

Tình hình lao động – việc làm cũng chịu những ảnh hưởng đáng kể. Tỷ lệ thất nghiệp chung của lao động trong độ tuổi trong cả nước 6 tháng đầu năm là 2,52%. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho thấy người lao động trong khu vực phi chính thức trở nên bấp bênh hơn do các cú sốc, nhất là trong đại dịch COVID-19. 

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân tăng 1,47%; lạm phát cơ bản bình quân tăng 0,87%. "Chênh lệch không nhiều giữa lạm phát cơ bản và lạm phát chung cho thấy nỗ lực kiểm soát giá cả, qua đó giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp và người dân", ông Dương nói.

Mặt bằng lãi suất huy động duy trì ở mức thấp, dù có dấu hiệu tăng vào cuối quý 2/2021. Lãi suất cho vay có giảm, trong 6 tháng đầu năm nhưng được cho là chưa tương xứng với kỳ vọng của cộng đồng doanh nghiệp.

Dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đến 21/6/2021 ước tăng 2,71% so với cuối quý 1/2021 và tăng 5,74% so với cuối năm 2020. Tổng phương tiện thanh toán (M2) tăng khoảng 1,48% so với cuối quý 1/2021, và 3,48% so với cuối năm 2020.

Báo cáo cập nhật kết quả dự báo cho nền kinh tế Việt Nam trong năm 2021 theo hai kịch bản. Trong Kịch bản 1, dịch bệnh ở Việt Nam dự báo được kiểm soát vào tháng 10/2021, tạo điều kiện cho việc nối lại hoạt động sản xuất – kinh tế ở mức bình thường, tăng trưởng GDP có thể đạt 5,9%. Kịch bản 2 giữ nguyên hầu hết các giả thiết như trong Kịch bản 1, chỉ khác ở chỗ dịch bệnh được khống chế sớm trong tháng 8/2021, và giả thiết tốc độ tăng GDP của thế giới, M2, tín dụng và giải ngân đầu tư từ nguồn NSNN ở mức cao hơn, GDP có thể tăng trưởng 6,2%.

Triển vọng kinh tế Việt Nam trong 6 tháng cuối năm 2021 được cho là phụ thuộc vào các yếu tố như khả năng kiểm soát dịch; tiến độ giải ngân đầu tư công; bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; hỗ trợ kinh tế số và chuyển đổi số; khả năng tận dụng cơ hội từ các FTA mới; và bảo đảm cơ hội cho lao động nữ.

Đưa ra những khuyến nghị chính sách cho thời gian tới để hướng tới tăng trưởng bền vững, ông Dương chia sẻ: Chính phủ cần tiếp tục theo dõi diễn biến dịch COVID-19 và có biện pháp phòng chống phù hợp. Bảo đảm sự song hành giữa chính sách kinh tế vĩ mô và cải cách vi mô.

"Cải cách phải được thực hiện ngay và liên tục, thay vì chờ đợi đến khi hết dịch. Chính sách kinh tế vĩ mô nới lỏng có chừng mực, để hỗ trợ DN và giữ dư địa để giúp nền kinh tế “bật lên” sau dịch", ông Dương nói.

Cùng với đó là thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập, nghiên cứu định hướng ký kết các điều ước quốc tế, trọng tâm là các FTA; Nâng cao năng lực thực hiện hiệu quả các FTA, không chỉ là quy tắc xuất xứ, mà còn là những vấn đề mới (TMĐT, phát triển bền vững,...); Chủ động đóng góp vào xây dựng luật chơi chung (UN, WTO, APEC, v.v.).

Ngoài ra, Chính phủ cần thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển khoa học công nghệ hướng tới kinh tế số; trang bị kỹ năng mới để cải thiện năng suất; Hoàn thiện hạ tầng pháp lý và kỹ thuật cho KTS; Tìm hiểu các thông lệ mới về KTS; Đào tạo lại và nâng cao kỹ năng cho lao động; Hỗ trợ DNNVV đổi mới sáng tạo/chuyển đổi số; Chính phủ số và chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25154.00 25454.00
EUR 26614.00 26721.00 27913.00
GBP 31079.00 31267.00 32238.00
HKD 3175.00 3188.00 3293.00
CHF 27119.00 27228.00 28070.00
JPY 158.64 159.28 166.53
AUD 16228.00 16293.00 16792.00
SGD 18282.00 18355.00 18898.00
THB 667.00 670.00 698.00
CAD 18119.00 18192.00 18728.00
NZD   14762.00 15261.00
KRW   17.57 19.19
DKK   3574.00 3706.00
SEK   2277.00 2364.00
NOK   2253.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ