Chuyển động ngân hàng Việt: 'Tây ra, Á vào'

N.THOAN
10:05 18/05/2021

Trái ngược với xu hướng rút dần của các ngân hàng Âu - Mỹ, các ngân hàng Đông Á và Đông Nam Á đang gia tăng mạnh mẽ sự hiện diện ở Việt Nam, qua cả kênh trực tiếp và gián tiếp.

184636078_777391059585659_443776200341405961_n

Cuối tháng 4 vừa qua, thông tin gây chấn động giới tài chính là việc tập đoàn SMBC của Nhật Bản mua 49% cổ phần Công ty tài chính tiêu dùng FE Credit của VPBank với giá 1,37 tỷ USD, tương đương mức định giá gần 2,8 tỷ USD, vượt xa mức vốn hoá của nhiều ngân hàng cỡ khá trong nước.

Thương vụ tỷ đô này được kỳ vọng sẽ là một dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển thị trường tài chính Việt Nam, khi các tổ chức tín dụng, nhất là các đơn vị lớn và hiệu quả nhất được nhà đầu tư nước ngoài săn đón và sẵn sàng trả giá cao so với mặt bằng hiện nay.

Đây là diễn biến tích cực, trong bối cảnh Việt Nam chủ trương khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài. Trong lĩnh vực ngân hàng, sự có mặt của các đối tác ngoại, với tiềm lực và kinh nghiệm toàn cầu, càng đóng vai trò ý nghĩa hơn để cải thiện và nâng cao tính cạnh tranh của các ngân hàng Việt.

SMBC là một trong 3 ngân hàng lớn nhất Nhật Bản, 2 cái tên còn lại, MUFG và Mizuho đã "chắc chân", là cổ đông chiến lược, nắm giữ lần lượt 19,73% Vietinbank và 15% Vietcombank.

Năm 2019, KEB Hana Bank của Hàn Quốc cũng đã trở thành nhà đầu tư chiến lược, sở hữu 15% cổ phần BIDV. Ở một thương vụ quy mô khiêm tốn, Aozora của Nhật Bản năm ngoái đã mua 11% cổ phần phát hành thêm của OCB để trở thành cổ đông chiến lược, trước khi nhà băng này niêm yết trên sàn HoSE đầu năm nay.

Một loạt thương vụ kể trên cho thấy một xu hướng rõ nét: thị trường tài chính Việt Nam đang rất hấp dẫn các nhà đầu tư châu Á.

Không chỉ đầu tư gián tiếp thông qua mua cổ phần chiến lược. Nhiều ngân hàng châu Á cũng đã tìm kiếm cơ hội đầu tư ở Việt Nam thông qua việc mở chi nhánh hay thành lập ngân hàng 100% vốn.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/12/2020 có 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam với tổng vốn điều lệ vào khoảng hơn 41.200 tỷ đồng.

Trong đó có 4 ngân hàng được thành lập mới từ năm 2016-2017 là Public Bank Việt Nam (Ngân hàng TNHH MTV Public Viet Nam), Ngân hàng hàng TNHH MTV CIMB Việt Nam, Ngân hàng TNHH MTV Woori Việt Nam và Ngân hàng TNHH MTV UOB Việt Nam. Các ngân hàng còn lại là ANZ Việt Nam, Hong Leong Việt Nam, HSBC Việt Nam, Shinhan Việt Nam, Standard Chartered Việt Nam đều được cấp phép từ năm 2008.

Các năm gần đây, khối ngân hàng nước ngoài châu Á có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Như Shinhan Bank của Hàn Quốc, tới cuối năm 2019 có vốn chủ sở hữu 16.546 tỷ đồng, đứng đầu trong 9 ngân hàng 100% vốn ngoại, tăng 63% so với năm 2016, trong khi tổng tài sản tăng với tốc độ còn nhanh hơn, 88% lên mức 103.431 tỷ đồng, chỉ xếp sau HSBC Việt Nam.

Các ngân hàng khác cũng có tốc độ tăng trưởng ấn tượng, giai đoạn 2016-2019, tổng tài sản của Public Bank Việt Nam (Malaysia) tăng 105%, UOB Việt Nam (Singapore) tăng 53%, Hong Leong Bank (Malaysia) tăng 39%, CIMB Việt Nam (Malaysia) tăng 33%, Woori Việt Nam (Hàn Quốc) tăng 92%.

Ở chiều ngược lại, các ngân hàng phương Tây đang có xu hướng rút dần khỏi Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn 2016-2018.

Đầu tiên là thương vụ VIB nhận chuyển nhượng toàn bộ hoạt động của Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) – Chi nhánh TP.HCM. Việc chuyển giao được hoàn tất trong quý 3/2017. Cuối tháng 4/2017, ANZ Việt Nam cũng bán toàn bộ mảng dịch vụ bán lẻ tại thị trường Việt Nam cho một đối tác Hàn Quốc là Shinhan Bank.

Đến tháng 6/2017, Techcombank cũng có thông báo về thoả thuận thoái toàn bộ 20% vốn của HSBC sau 12 năm gắn bó. Đầu năm 2018, Techcombank tiếp tục bán công ty tài chính tiêu dùng cho Lotte của Hàn Quốc. Cũng năm 2017, BNP Paribas đã thoái toàn bộ 74,7 triệu cổ phiếu, tương ứng 18,68% vốn của Tập đoàn này lại OCB sau 10 năm đầu tư.

Đầu năm 2018, Cổ đông lớn của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) là Standard Chartered APR Limited và Standard Chartered Bank (Hong Kong) Limited đã bán tổng cộng 154 triệu cổ phiếu ACB và hoàn tất thoái vốn khỏi ngân hàng này sau một thập kỷ đồng hành. Tháng 3/2019, Tập đoàn Société Générale - một trong những tập đoàn tài chính lớn nhất châu Âu đến từ Pháp cũng rút khỏi SeABank.

Gần đây nhất, Ctigroup cũng công bố rút khỏi mảng bán lẻ ở Việt Nam.

Có nhiều nguyên nhân giải thích cho xu hướng dịch chuyển đầu tư này, chẳng hạn nằm trong chiến lược tái cấu trúc, thoái vốn khỏi các khoản đầu tư thiếu hiệu quả các các tập đoàn đa quốc gia sau khủng khoảng tài chính thế giới; hay dòng tiền đang chảy về các chính quốc, nơi có lãi suất rẻ hơn và nhiều cơ hội đầu tư an toàn hơn.

Diễn biến các ngân hàng phương Tây dần rút khá tương đồng với việc quỹ ngoại liên tục bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt suốt 2 năm qua. Ở chiều ngược lại, các quỹ Đông Á vẫn bày tỏ sự quan tâm đặc biệt với thị trường Việt Nam. Quỹ Fubon của Đài Loan đã và đang giải ngân khoản vốn lên tới 8.000 tỷ đồng vào các mã bluechip ở Việt Nam, góp phần giúp chỉ số VNIndex tăng trưởng thời gian qua. Cùng với đó, các quỹ đầu tư lâu năm, đã gắn bó với thị trường Việt Nam từ thời điểm sơ khai như VinaCapital hay Dragon Capital vẫn tiếp tục gia tăng giá trị đầu tư.

Theo Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, so với Mỹ - châu Âu, các nhà đầu tư châu Á có lợi thế hơn ở Việt Nam khi ít nhiều có sự đồng điệu về văn hoá, tín ngưỡng, dẫn tới mức độ am hiểu và thích nghi thị trường cao hơn.

Vị chuyên gia này nhận định với dân số lên đến 100 triệu người và tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc top đầu thế giới, thị trường ngân hàng Việt Nam vẫn sẽ hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư ngoại.

“Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn nhìn thấy tiềm năng lớn của mảng ngân hàng số và ngân hàng bán lẻ của Việt Nam. Các nhà đầu tư sẽ có xu hướng mua cổ phần tại những ngân hàng nhỏ hoặc công ty tài chính có nền tảng công nghệ yếu, mua cổ phần và đầu tư công nghệ để phát triển các dịch vụ ngân hàng số, ngân hàng bán lẻ, đặc biệt là thanh toán điện tử, cho vay tiêu dùng, tài chính vi mô, bảo hiểm… Các đối tác quan tâm đến ngân hàng Việt chủ yếu đến từ Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Trung Quốc”, ông Nghĩa đánh giá.

  • Cùng chuyên mục
Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?

Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?

Dưới giai đoạn điều hành của CEO Đào Nam Hải (2022-2024), kết quả kinh doanh của Petrolimex có những chuyển biến đáng chú ý.

Tài chính - 07/05/2025 11:39

Chứng khoán kỳ vọng sẽ bùng nổ cùng KRX

Chứng khoán kỳ vọng sẽ bùng nổ cùng KRX

Trong hai ngày vận hành hệ thống KRX, thị trường chứng khoán chưa ghi nhận diễn biến bùng nổ, thanh khoản cũng kém sôi động. Song về dài hạn, việc đưa hệ thống KRX vào vận hành sẽ mở ra các sản phẩm mới, giúp thị trường chứng khoán vận hành tích cực hơn và có thể được nâng hạng trong thời gian gần.

Tài chính - 07/05/2025 09:02

Nhiều giải pháp để chứng khoán Việt Nam sớm nâng hạng

Nhiều giải pháp để chứng khoán Việt Nam sớm nâng hạng

Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Quốc Phương cho biết Bộ Tài chính sẽ tập trung triển khai các giải pháp lớn để gia tăng niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài với TTCK Việt Nam và tăng cường sự ủng hộ của NĐTNN đối với việc nâng hạng.

Tài chính - 07/05/2025 08:58

Loạt công ty niêm yết bị UBCKNN xử phạt

Loạt công ty niêm yết bị UBCKNN xử phạt

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành loạt quyết định xử phạt đối với doanh nghiệp, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.

Tài chính - 07/05/2025 08:51

Cổ phiếu giảm mạnh, điều gì đang diễn ra ở Bảo hiểm PJICO?

Cổ phiếu giảm mạnh, điều gì đang diễn ra ở Bảo hiểm PJICO?

Cổ phiếu PGI giảm gần 6% trong bối cảnh nhóm bảo hiểm phiên 6/5 diễn biến tích cực khi toàn ngành tăng 1,77%, với nhiều mã tăng tốt như BVH, PVI…

Tài chính - 07/05/2025 07:55

Giá vàng tăng cùng chiều, USD đi ngược thế giới

Giá vàng tăng cùng chiều, USD đi ngược thế giới

Tháng 4/2025, giá vàng thế giới tăng hơn 7% nhưng giá vàng trong nước tăng tới 10%. Trong khi đó, giá USD trong nước tăng gần 1% dù trên thị trường quốc tế giảm hơn 3%

Tài chính - 07/05/2025 07:00

Bất động sản An Gia không chia cổ tức 2 năm liên tiếp

Bất động sản An Gia không chia cổ tức 2 năm liên tiếp

Bất động sản An Gia không có kế hoạch chia cổ tức trong 2024 và 2025. Doanh nghiệp dự kiến lãi 340 tỷ đồng năm nay nhờ kinh doanh dự án The Gió Riverside.

Tài chính - 07/05/2025 07:00

Nhiều kỳ vọng từ các ‘bom tấn’ niêm yết, thoái vốn Nhà nước

Nhiều kỳ vọng từ các ‘bom tấn’ niêm yết, thoái vốn Nhà nước

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán rơi vào vùng trống thông tin sau mùa BCTC quý I/2025 và ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, các thông tin mới đây từ việc niêm yết lên HoSE của Vinpearl hay SCIC thoái vốn… được kỳ vọng sẽ là chất xúc tác tốt với VN-Index.

Tài chính - 06/05/2025 15:41

Chuyên gia BSC: Hệ thống KRX giúp TTCK Việt Nam sớm được nâng hạng

Chuyên gia BSC: Hệ thống KRX giúp TTCK Việt Nam sớm được nâng hạng

TS. Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích CTCP Chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng hệ thống KRX chính thức vận hành được kỳ vọng sẽ tạo tiền đề giải quyết các nút thắt, tiến tới được nâng hạng và gia tăng thanh khoản cho thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tài chính - 06/05/2025 11:11

Cao điểm nợ trái phiếu đáo hạn sắp tới

Cao điểm nợ trái phiếu đáo hạn sắp tới

Quý I lượng trái phiếu đáo hạn không lớn nhưng sẽ tăng dần trong các quý còn lại của năm, đặc biệt là quý III và IV. Trong đó, bất động sản chiếm phân nửa với hơn 100.000 tỷ đồng.

Tài chính - 05/05/2025 16:33

Cần sự 'khác biệt' để định vị thương hiệu ngân hàng Việt

Cần sự 'khác biệt' để định vị thương hiệu ngân hàng Việt

GS. John A. Quelch, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Kinh doanh Harvard cho biết, đa số thương hiệu ngân hàng Việt đều khá giống nhau. Cần có sự khác biệt để định vị thương hiệu ngân hàng tốt hơn.

Tài chính - 05/05/2025 16:10

'Miễn nhiễm' thông tin thuế quan, cổ phiếu TTC AgriS vượt đỉnh 3 năm

'Miễn nhiễm' thông tin thuế quan, cổ phiếu TTC AgriS vượt đỉnh 3 năm

Cổ phiếu TTC AgriS đã tăng hơn gấp rưỡi tính từ đầu năm và lên vùng giá cao nhất trong 3 năm qua. Doanh nghiệp đang triển khai phương án huy động gần 500 tỷ đồng từ cổ đông.

Tài chính - 05/05/2025 06:45

Hệ thống KRX đã sẵn sàng để go-live

Hệ thống KRX đã sẵn sàng để go-live

Chiều muộn ngày 4/5, hàng loạt công ty chứng khoán thông báo chuyển đổi hệ thống thành công, sẵn sàng cho hệ thống giao dịch mới bắt đầu từ hôm nay, 5/5.

Tài chính - 05/05/2025 05:45

Chủ tịch SSI: Hệ thống KRX go-live là bước ngoặt then chốt để nâng hạng thị trường

Chủ tịch SSI: Hệ thống KRX go-live là bước ngoặt then chốt để nâng hạng thị trường

Hệ thống KRX sẽ go-live từ ngày 5/5 sau hơn 10 năm chờ đợi. HoSE và các công ty chứng khoán đã làm việc xuyên lễ để chuẩn bị cho sự kiện quan trọng này của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tài chính - 04/05/2025 12:45

Phu nhân Chủ tịch City Auto muốn chi trăm tỷ mua 6 triệu cổ phiếu

Phu nhân Chủ tịch City Auto muốn chi trăm tỷ mua 6 triệu cổ phiếu

Nếu giao dịch thành công, bà Ngô Thị Hạnh sẽ tăng tỷ lệ sở hữu tại City Auto từ 0,15% vốn (tương ứng 150.000 cổ phiếu) lên thành 6,4% (tương ứng hơn 6,1 triệu cổ phiếu), qua đó chính thức trở thành cổ đông lớn công ty.

Tài chính - 04/05/2025 07:47

‘Nhóm’ Vingroup thắng lớn quý đầu năm

‘Nhóm’ Vingroup thắng lớn quý đầu năm

VEFAC (công ty con do Vingroup nắm 83,32% vốn) và Vingroup lần lượt đứng thứ nhất và thứ ba trong xếp hạng các doanh nghiệp niêm yết báo lãi ròng lớn nhất quý I/2025.

Tài chính - 03/05/2025 17:25