Chuyển đổi số nông nghiệp, 'miếng bánh' hấp dẫn nhà đầu tư

Nhàđầutư
Việc hàng loạt công ty nông nghiệp thúc đẩy chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ, giúp nông dân tiết kiệm chi phí và thu hút được dòng vốn đầu tư lớn cho thấy dư địa phát triển của lĩnh vực này.
LIÊN THƯỢNG
03, Tháng 03, 2023 | 05:08

Nhàđầutư
Việc hàng loạt công ty nông nghiệp thúc đẩy chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ, giúp nông dân tiết kiệm chi phí và thu hút được dòng vốn đầu tư lớn cho thấy dư địa phát triển của lĩnh vực này.

nong-nghiep-viet-nam-2512023(1)

Giới chuyên gia nhận định, ngành nông nghiệp Việt Nam còn nhiều manh mún. Ảnh: TTXVN

Thị trường còn manh mún

Đó là nhận định của nhiều chuyên gia khi nói về tiềm năng phát triển bền vững của nông nghiệp Việt Nam. 

Ông Trương Sỹ Bá, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Long nhận định, nền nông nghiệp nước ta phụ thuộc nhiều vào thời tiết, mang tính mùa vụ, tập quán canh tác manh mún và hạn chế tích tụ ruộng đất là những rào cản lớn để thực hành cánh đồng lớn. Chính vì thế, nông sản trong nước khó xuất khẩu vì sản xuất nhỏ lẻ, sản phẩm không đảm bảo các yếu tố về chất lượng theo tiêu chuẩn của các quốc gia nhập khẩu, đa số vẫn còn xuất thô, chưa qua chế biến sâu khiến cho giá trị nông sản xuất khẩu không cao…

Đó là những lý do chính khiến cho nông sản Việt Nam chưa được định vị cao tại thị trường quốc tế và thị trường xuất khẩu vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

"Việc đầu tư bài bản vào nông nghiệp cũng không thể tạo nên những hiệu quả mang tính đột biến trong thời gian ngắn hạn mà phải là câu chuyện của đường dài. Chẳng hạn, làm lúa gạo phải làm từ gốc, đầu tư vào toàn chuỗi từ liên kết cánh đồng đến bao tiêu thu hoạch, xử lý sau chế biến, sau đó mới là thị trường đầu ra", ông Bá nhấn mạnh và cho biết, để thay đổi từ làm nông nghiệp sang làm kinh tế nông nghiệp, con đường duy nhất là phải liên kết nhà nước – doanh nghiệp – hợp tác xã và nông dân để hình thành nên chuỗi liên kết sản xuất lớn, định hướng sản xuất theo nhu cầu của thị trường, tăng hàm lượng sản phẩm chế biến sâu để nâng cao giá trị nông sản.

"Trong chiến lược dài hạn, nông nghiệp là trụ đỡ của nền kinh tế Việt Nam. Vì thế nên để doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư và triển khai bài bản theo con đường như trên thì rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước trên nhiều phương diện như: các thể chế liên quan đến tích tụ ruộng đất, lãi suất ưu đãi trong đầu tư nông nghiệp, chuyển đổi số, chính sách thuế…", ông Bá nhấn mạnh và cho biết, một trong những kết quả ứng dụng công nghệ phát triển bền vững thành công của Tân Long chính là sản phẩm "heo ăn chay" mang thương hiệu BaF, với mô hình Feed-Farm-Food bền vững.

Đồng quan điểm, ông Phạm Tuấn Anh, Giám đốc Phát triển bền vững của GreenFeed Việt Nam cho biết, để xây dựng nền nông nghiệp theo định hướng hiện đại, bền vững, cần xác định thực hành nông nghiệp nên gắn liền với khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội.

"Bên cạnh những cơ hội, ngành nông nghiệp nước ta vẫn đang phải đối mặt với nhiều thử thách, khó khăn mang tính đặc thù như chi phí đầu vào, vận hành cao trong khi chất lượng sản phẩm đầu ra chưa đồng nhất. Trong bối cảnh đó, ứng dụng công nghệ được xem là chìa khóa mở ra tương lai mới của ngành nông nghiệp - hiệu quả, tối ưu trên toàn chuỗi sản xuất và phát triển bền vững", ông Phạm Tuấn Anh khẳng định và cho biết, giải pháp của GreenFeed là mở rộng chuỗi thực phẩm lành Feed - Farm - Food (ngành Thức ăn chăn nuôi - ngành Chăn nuôi - ngành Thực phẩm), chuẩn hóa chất lượng từ khâu đầu vào đến đầu ra, kết hợp với chuyển đổi số.

"Phát triển bền vững là một hành trình dài đòi hỏi sự nỗ lực và chung tay của Chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng. GreenFeed vẫn đang nỗ lực mỗi ngày để tạo ra thành quả tốt, giá trị lành và từng bước lan tỏa giá trị đó đến cộng đồng", ông Phạm Tuấn Anh nhấn mạnh.

Chuyển đổi số để phát triển bền vững

Tháng 9/2022, GreenFeed Việt Nam ra mắt DigiFarm, ứng dụng di động cho mảng chăn nuôi, thế mạnh của GreenFeed Việt Nam với thương hiệu GKitchen.

Empty

DigiFarm là ứng dụng di động giúp giảm chi phí vận hành trang trại chăn nuôi. Ảnh: GreenFeed

"DigiFarm hướng đến 3 mục tiêu chính: nâng cao hiệu quả chăn nuôi; tối ưu nguồn nhân lực và giảm chi phí vận hành trang trại chăn nuôi, từ đó tăng tính cạnh tranh cho đầu ra thương phẩm. Ứng dụng cũng sở hữu khả năng lưu trữ, cập nhật dữ liệu liên tục theo thời gian và lưu lại dưới dạng biểu đồ trực quan, dễ hiểu, cho phép nhà chăn nuôi truy cập bất cứ lúc nào hoặc cài đặt chức năng gửi báo cáo", ông Phạm Tuấn Anh phân tích.

Bên cạnh phát cảnh báo ngay trên ứng dụng, DigiFarm cũng có hệ thống gửi cảnh báo thông qua hộp thư điện tử và tin nhắn SMS 24/7. Nhờ vậy, nhà chăn nuôi có thể quản lý trang trại hiệu quả hơn; dễ dàng đề ra phương án dự phòng, cải thiện hay xử lý khi cần thiết.

Sở hữu tính năng phân quyền thông minh cho từng nhóm đối tượng khác nhau gồm nhóm Quản lý trại (trưởng trại và kỹ thuật trại), nhóm Quản lý chung (điều hành khu vực, phát triển hệ thống trang trại…) và nhóm Phụ trách vận hành (IT). Như vậy, một nhân viên có thể cùng lúc quản lý nhiều trại khác nhau sau khi đã được giao nhiệm vụ và phân quyền trên ứng dụng cụ thể. Từ đó tối ưu nguồn nhân lực, giảm chi phí vận hành.

Tương tự DigiFarm là Koina's Farmer Platform, ứng dụng nông nghiệp vừa nhận được 1 triệu USD (khoảng 24 tỷ đồng) đầu tư từ VinaCapital. 

koina

Koina là ứng dụng công nghệ kết nối người nối người nông dân với các tổ chức tài chính. Ảnh: Koina

Ứng dụng này được xây dựng từ năm 2021 mục đích hỗ trợ nông dân vay vốn, cung cấp giá cả minh bạch và hợp lý, hướng dẫn nông dân các quy trình thực hành nông nghiệp tốt nhất từ trồng trọt, thu hoạch đến cung cấp trái cây, rau quả tươi từ các trang trại đến các nhà bán lẻ với chất lượng cao nhất và giá cả cạnh tranh...

Tầm nhìn của Koina là xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp lớn và hiệu quả bằng cách đồng hành cùng nông dân, đồng thời làm cầu nối trực tiếp cho nông dân với các tổ chức tài chính, nhà cung cấp và nhà bán lẻ.

"Chúng ta không thể có một môi trường xanh và tốt nếu chúng ta không giúp người nông dân có cuộc sống ổn định. Hơn nữa, cần liên kết doanh nghiệp trên toàn chuỗi giá trị, từ đầu vào đến đầu ra, cùng chung tay thúc đẩy các thông lệ tốt nhất để đảm bảo phát triển bền vững. Koina đang từng bước chuẩn hóa và ứng dụng công nghệ hỗ trợ các bên liên quan trong kinh doanh hiệu quả hơn", ông Thi Nguyễn, nhà sáng lập Koina trả lời Nhadautu.vn.

Sau 1 năm phát triển, Koina cũng đã gặt hái được nhiều kết quả khi phân phối gần 10.000 tấn nông sản, thu hút hơn 2500 nông dân trên Koina's Farmer Platform, bước đầu hỗ trợ nông dân tiếp cận kỹ thuật canh tác mới và có thể tiếp cận với nông nghiệp đầu vào ở mức giá hiệu quả hơn.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ