Dự kiến thành lập trung tâm cơ giới hóa nông nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long

Nhàđầutư
Tại buổi làm việc giữa Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Trần Thanh Nam với Ban giám hiệu Đại học Cần Thơ có đề cấp đến việc hợp tác xây dựng "Trung tâm cơ giới hóa nông nghiệp" nhằm thúc đẩy quá trình cơ giới hoá đồng bộ cho sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long.
AN HÒA
31, Tháng 01, 2023 | 05:26

Nhàđầutư
Tại buổi làm việc giữa Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Trần Thanh Nam với Ban giám hiệu Đại học Cần Thơ có đề cấp đến việc hợp tác xây dựng "Trung tâm cơ giới hóa nông nghiệp" nhằm thúc đẩy quá trình cơ giới hoá đồng bộ cho sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long.

co gioi hoa dong bo

ĐBSCL là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm nhưng tỷ lệ ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất còn rất thấp. Ảnh HX

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) Trần Thanh Nam, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp của cả nước, 90% sản lượng gạo, 70% sản lượng thủy sản, trái cây xuất khẩu của Việt Nam đều có xuất xứ từ vùng này. Tuy nhiên, với nhiều hạn chế trong phát triển hạ tầng giao thông kết nối, ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất còn thấp và nhiều hạn chế khác mà chi phí giá thành sản phẩm còn ở mức cao, khó cạnh tranh khi nước ta đã hội nhập sâu, rộng với kinh tế thế giới.

"Việc thành lập Trung tâm cơ giới hóa nông nghiệp tại ĐBSCL nhằm thúc đẩy cơ giới hóa đồng bộ, trong đó có nghiên cứu chế tạo, đào tạo, tập huấn sử dụng và khuyến khích nguồn vốn xã hội hóa phát triển các dịch vụ cơ giới hóa", Thứ trưởng Trần Thanh Nam nói.

Vẫn theo ông Nam, việc nâng cao tỷ lệ cơ giới hóa là giải pháp quan trọng trong nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao giá trị thu nhập cho chuỗi sản xuất.

Do vậy, ý định thành lập Trung tâm cơ giới hóa nông nghiệp vùng ĐBSCL được sự đồng tình thống nhất cao của các địa phương trong khuôn khổ sự kiện AGRITECHNICA ASIA LIVE 2022 diễn ra tại ĐBSCL 24 -26/8/2022, Thứ trưởng Nam nhấn mạnh.

Theo Cục trưởng Cục kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn Lê Đức Thịnh, trong giai đoạn từ năm 2011 – 2021 số lượng máy kéo các loại tăng 60%, máy cấy tăng 10 lần; máy bơm nước tăng 60%; máy gặt đập liên hợp  tăng  80%; máy sấy nông sản  tăng 30%; máy chế biến  thức ăn gia súc tăng 91%; máy chế biến thức ăn thủy sản tăng 2,2 lần và máy phun thuốc bảo vệ thực vật tăng 3,5 lần.

Điều này cho thấy thị trường cơ khí phục vụ nông nghiệp tại Việt Nam đang rất hấp dẫn. Chỉ riêng vùng nuôi tôm ĐBSCL, mỗi năm cần khoảng 70.000 máy nổ các loại có động cơ 6 - 10 mã lực trong khi năng lực sản xuất trong nước chỉ mới đạt khoảng 1/3 nhu cầu.

"Mỗi năm Việt Nam sản xuất hơn 40 triệu tấn thóc, hàng triệu tấn thủy sản, trái cây và các loại rau quả khác nên nhu cầu máy móc phục vụ cho nông nghiệp từ khâu gieo trồng, thu hoạch đến bảo quản, chế biến là rất lớn, Đây chính là dự địa cho cho ngành này phát triển mạnh trong thời gian tới", ông Thịnh cho biết.

Tuy nhiên, hiện nay việc nghiên cứu sản xuất và phát triển các dịch vụ cung cấp máy nông nghiệp, cũng như tập huấn kỹ thuật vận hành bảo quản còn rất hạn chế nên việc ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất đạt hiệu quả chưa cao, ông Thịnh nhận định.

GS.TS Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Đại học Cần Thơ cho biết, Phân hiệu Đại học Cần Thơ tại tỉnh Hậu Giang (tại xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp) có diện tích trên 100ha. Phân hiệu nằm ở trung tâm vùng sản xuất nông nghiệp, một vị trí rất thích hợp để xây dựng Trung tâm cơ giới hóa nông nghiệp.

Nếu được Bộ NN&PTNT chấp thuận, Đại học Cần Thơ sẽ dành khoảng 5ha tại đây để thành lập Trung tâm cơ giới hóa nông nghiệp phục vụ cho vùng, GS Toàn nói thêm.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ